Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 5 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 CTST, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Tin học, Công nghệ. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC……
Lớp: 3/2

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I NĂM 2023 – 2024
Môn thi: Tiếng Việt 3

I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài tập đọc:

Bạn nhỏ trong nhà

Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nhà tôi có một chú chó nhỏ. Buổi sáng hôm đó, tôi nghe tiếng cào khẽ vào cửa phòng. Mở cửa ra, tôi nhìn thấy một chú chó con. Nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Nó rúc vào chân tôi, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.

Tôi đặt tên nó là Cúp. Tôi chưa dạy Cúp những chuyện tài giỏi như làm xiếc. Nhưng so với những chú chó bình thường khác, Cúp không thua kém gì. Cúp biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho tôi chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt. Cúp còn rất thích nghe tôi đọc truyện. Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi. Lúc tôi đọc xong, gấp sách lại, đã thấy cun cậu ngủ khò từ lúc nào.

Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau. Mỗi khi tôi đi học về, Cúp chạy vọt ra, chồm hai chân trước lên mừng rỡ. Tôi cúi xuống vỗ về Cúp. Nó âu yếm dụi cái mõm ươn ướt, mềm mềm vào chân tôi.

Theo Trần Đức Tiến

Em hãy khoanh trước ý trả lời đúng và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:

Câu 1: Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông như thế nào?

a) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
b) Lông trắng, khoang vàng, đôi mắt tròn và loáng ướt.
c) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt đen long lanh.
d) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn và đen láy.

Câu 2: Chú chó trông bài được bạn nhỏ đặt tên là gì?

a) Cún
b) Cúp
c) Cúc
d) Búp

Câu 3: Bạn nhỏ gặp chú cún vào buổi nào và ở đâu?

a) Buổi sáng ở trong phòng.
b) Buổi trưa ở trong phòng.
c) Buổi chiều trên đường đi học về.
d) Buổi sáng trên đường đi học.

Câu 4: Chú chó có sở thích gì?

a) Thích nghe nhạc
b) Thích chơi bóng
c) Thích nghe đọc sách
d) Thích nghe đọc truyện

Câu 5: Chú chó trong bài biết làm những gì?

Câu 6: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó.

Câu 7: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Câu 8: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm

a) Ông thường đưa đón tôi đi học mỗi khi bố mẹ bận.
b) Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm!
c) Mỗi ngày trôi qua, ông đang già đi còn nó mạnh mẽ hơn
d) Mẹ em là bác sĩ.

Câu 9: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa

a) to – lớn
b) nhỏ – bé xíu
c) đẹp – xấu
d) to – khổng lồ

Câu 10: Tìm 2 từ chỉ hoạt động ở trường. Đặt 1 câu với 1 trong các từ vừa tìm được

II. Phần kiểm tra viết: (10đ)

* Viết chính tả: (4đ)

– Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau đây trong vòng 15 phút.

Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa nhộn nhịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở để hút nhụy làm mật.

* Tập làm văn: (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảnh của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. sgk/89

Gợi ý: – Tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn về: Hình dáng, tính tình, lời nói, việc làm,…

Tham khảo thêm:   Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

– Kỉ niệm đẹp giữa em với thầy cô hoặc bạn bè.

– Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn bè.

III. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng, (Mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Thời gian kiểm tra:

* Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt : 35 phút

* Đọc thành tiếng: Tùy theo tình hình từng lớp mà phân bố thời gian hợp lý để GV kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Câu 1: a ( 0,5 điểm)

Câu 2: b (0,5 điểm)

Câu 3: a ( 0,5 điểm)

Câu 4: d (0,5 điểm)

Câu 5: d (0,5 điểm)

(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 – 0,5 điểm).

(Gợi ý: Chú chó trong bài biết chui vào gầm giường lấy trái banh, lấy cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt .)

Câu 6: (0,5 điểm)

(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 – 0,5 điểm).

(Gợi ý: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó Cúp là: đây là tình cảm đáng quý giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp, chúng ta nên học tập bạn ấy..)

Câu 7: (0,5 điểm) ( Đặt đúng 1 chỗ ghi 0.25 điểm)

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Câu 8: c (0,5 điểm)

Câu 9: c (0,5 điểm)

Câu 10: (0.5 điểm) Tìm đúng 2 từ ghi 0,25 điểm, đặt đúng câu ghi 0,25 điểm

– Gợi ý: chạy, đọc, hát, vẽ, múa, viết…..

II. Phần kiểm tra viết: (10đ)

Chính tả nghe – viết (4 điểm)

Cách đánh giá điểm:

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, chữ viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.

– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

Tập làm văn: 6 điểm

Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết giáo viên có thể cho các mức điểm theo gợi ý sau:

– Điểm 4.5 – 5: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh có thể làm trên 5 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (1 đến 2 lỗi).

– Điểm 3.5 – 4: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 1 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (3 đến 4 lỗi).

– Điểm 2 – 3: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 2 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (5 đến 6 lỗi).

– Điểm 1,5 – 2: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 3 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (7 lỗi trở lên).

– Điểm 0.5 – 1: Bài chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức, tuỳ theo mức độ sai sót GV trừ điểm cho phù hợp.

III. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu,số điểm và câu số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
TN TL TN TL TN TL
Đọc hiểu văn bản Số câu 4 2 6
Câu số 1,2,3,4 5,6
Kiến thức Tiếng Việt Số câu 3 1 4
Câu số 7,8,9 10
Tổng Số câu 4 3 3 10
Câu số

1.4. Ma trận câu hỏi

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu,số điểm và câu số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
TN TL TN TL TN TL
Đọc hiểu văn bản Số câu 4 2 6
Câu số 1,2,3,4 5,6
Số điểm 2 2 4
Kiến thức Tiếng Việt Số câu 3 1 4
Câu số 7,8,9 10
Số điểm 1.5 0.5 2
Tổng Số câu 4 3 3 10
Câu số
Số điểm 2 1.5 2.5 6

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
Thời gian:………phút
Ngày kiểm tra: …/…/2023

Họ và tên: ………………….…………

Lớp … Trường TH …………..

I. ĐỌC THẦM:

Khỉ con biết vâng lời

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm,mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.

Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:

– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!

Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.

Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:

– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!

(Vân Nhi)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng câu 1, 2, 3, 4, 7 và trả lời các câu hỏi sau:

Tham khảo thêm:   Thông tư 62/2019/TT-BTC Quy định mới về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Câu 1. Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (M1) (0.5 đ)

A. Đi hái trái cây.
B. Đi học cùng Thỏ con.
C. Đi săn bắt.

Câu 2. Khỉ con cùng ai chạy đuổi theo Chuồn Chuồn? (M1) (0.5 đ)

A. Thỏ mẹ.
B. Thỏ con.
C. Khỉ mẹ.

Câu 3. Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (M2) (0.5 đ)

1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.
2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.
3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà.

A. 3 – 1 – 2
B. 1 – 3 – 2
C. 2 – 1 – 3

Câu 4. Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (M2) (0.5 đ)

A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.

Câu 5. Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (M3) (1.0 đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (M3) (1.0 đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Câu: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! Là mẫu câu: (M1) (0.5 đ)

a. Câu cảm?
b. Câu kể?
c. Câu hỏi?

Câu 8. Tìm 2 cặp từ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau. (M3) (0.5 đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh nói về sự vật: (M3) (1.0 đ)

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

CHÍNH TẢ (Nghe – viết)

Khỉ con biết vâng lời

Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào.

TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nêu tình cảm cảm xúc của em về một người thân.

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3

Câu 1 2 3 4 7
Đáp án A B B C A
Điểm 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ

Câu 5.(1.0 đ)

Khỉ con được mẹ khen vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.

Câu 6.(1.0 đ)

Chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn.

Câu 8.(0.5 đ)

Tìm 2 cặp từ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau.

Tùy vào HS tìm từ có nghĩa trái ngược nhau . (Mỗi cặp từ đúng 0,25 đ)

Câu 9.(1.0 đ)

Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh nói về sự vật.

Tùy vào câu HS đặt. (Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 đ)

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3

Tên các nội dung

Chủ đề, mạch kiến thức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

I. Đọc thành tiếng kết hợp nghe nói

Chọn mỗi bài đọc khoảng 60-65 chữ và 1 câu hỏi ngoài SKG

Số điểm

1.5

1

1.0

0.5

4

II. Đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: – Đọc 1 bài văn ngoài chương trình sách giáo khoa

Đọc hiểu văn bản

Chọn 1 văn bản ngoài SGK. Đọc thầm bài hiểu và trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung bài.

Số câu

2

2

2

4

2

Câu số

1,2

3,4

5,6

1,2,3,4

5,6

Số điểm

1.0

1.0

2.0

2.0

2.0

Kiến thức Tiếng Việt

– Nhận biết các kiểu câu :câu kể, câu hỏi,,câu cảm, câu khiến

Số câu

1

1

Câu số

7

7

Số điểm

0.5

0.5

– Từ chỉ đặc điểm, hoạt động , từ trái nghĩa

Số câu

1

1

Câu số

8

8

Số điểm

0.5

0.5

– Đặt câu có hình ảnh so sánh theo chủ đề

Số câu

1

1

Câu số

9

9

Số điểm

1.0

1.0

Tổng

Số câu

3

1

3

1

2

7

3

Số điểm

3.0

1.0

2.0

0.5

3.5

5.5

4.5

III. Chính tả

Nghe viết 1 đoạn văn khoảng 60 -65 chữ ngoài SGK.

Số điểm

2.0

2.0

4.0

IV. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn từ 4– 5 câu. ( Giới thiệu về bản thân, Cảm xúc của em về một người thân, tả về một đồ vật, một người em yêu mến ở trường )

Số điểm

2.0

2.0

2.0

6.0

Tổng

Số câu

Số điểm

4.0

4.0

2.0

10.0

40%

30%

30%

100%

3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 theo Thông tư 27 – Đề 3

3.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

  • GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
  • Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,…Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Tham khảo thêm:   Địa lí 7 Bài 4: Liên minh châu Âu Soạn Địa 7 trang 109 sách Chân trời sáng tạo

Câu 1:Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.
B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.
C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2:Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.
B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.
C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông
b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông
c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông

1) Đoạn 1
2) Đoạn 2
3) Đoạn 3

Câu 4:Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.
B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.
C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5:Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Câu 6:Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Câu 7:Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Vì sao?

Câu 8:Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

– Sự vật được so sánh:…………………………………………………………………..

– Từ ngữ dùng để so sánh:……………………………………………………………..

Câu 9:Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời sau mưa

Ngủ trốn mưa mấy hôm
Bữa nay dậy sớm thế?
Tròn như chiếc mâm cơm
Chui lên từ ngấn bể.

Mặt trời phơi giúp mẹ
Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn
Mặt trời hồng giúp con
Sạch sẽ đường tới lớp.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.

Gợi ý:

  • Giới thiệu về món đồ chơi.
  • Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)
  • Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.

3.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: (0,5 điểm)

A.Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

Câu 3: (0,5 điểm)

a – 3; b – 1; c – 2

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: (1 điểm)

Kiến trúc nhà rông: nhà trống rỗng, không vướng víu cây cột nào, có nhiều bếp lửa đượm khói, có nơi dành để chiêng trống và nông cụ.

Câu 6: (1 điểm)

Bài đọc giúp em biết thêm thông tin về kiến trúc nhà rông, những sinh hoạt cộng đồng và tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.

Câu 7: (0,5 điểm)

B. Ở đâu

Câu 8: (0,5 điểm)

  • Sự vật được so sánh: nhà rông
  • Từ ngữ dùng để so sánh: cái tổ chim êm ấm.

Câu 9: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng: nơi thờ cúng, nơi tụ họp trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

– Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

  • Trình bày dưới dạng đoạn văn từ 5 câu trở lên, tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh, câu văn viết đủ ý, có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
  • Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

….

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *