Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 gồm 14 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề kiểm tra Sinh học 10 theo chương trình mới được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 14 đề thi kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10, đề thi học kì 1 Toán 10.
1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức
1.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
PHÒNG GD&ĐT……………. TRƯỜNG THPT………….. |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây:
I. Quần xã. II. Quần thể. III. Cơ thể. IV. Hệ sinh thái. V. Tế bào.
Trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống tính từ cao đến thấp theo thứ tự là:
A. IV I II III V.
B. IV II I III V.
C. IV I III II V.
D. V III II I IV.
Câu 2: Thiếu một lượng nguyên tố khoáng Fe2+ trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu.
B. Bướu cổ.
C. Giảm thị lực.
D. Còi xương.
Câu 3: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố vi lượng?
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
B. Zn, Mo, B, Cu, Fe.
C. P, S, Ca, Mg, C, H, O, N.
D. C, H, O, Zn, Ca, P.
Câu 4: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
(1) Protein (2) Tinh bột (3) DNA
(4) Phospholipid. (5) Cholesterol.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Đơn phân cấu tạo nên mARN là gì?
A. A, T, G, C.
B. A, U, G, C.
C. A, T, C, U.
D. U, T, G, C.
Câu 6: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đa?
A. Fructose, galactose, glucose.
B. Tinh bột, cellulose, chitin.
C. Galactose, lactose, tinh bột.
D. Glucose, saccharose, cellulose.
Câu 7: Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là:
A. Lạp thể.
B. Trung thể.
C. Ti thể.
D. Ribôxôm.
Câu 8: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ thành phần nào sau đây?
A. Xenlulozo.
B. Pôlisaccarit.
C. Kitin.
D. Peptidoglican.
Câu 9: Bào quan nào sau đây được xem như là nơi phân loại, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào?
A. Lưới nội chất.
B. Lisosome.
C. Không bào.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 10: Bào quan nào sau đây có lớp màng kép bao bọc?
A. Lục lạp.
B. Lưới nội chất.
C. Không bào.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 11: Bào quan nào sau đây có chức năng giải độc cho cơ thể?
A. Không bào.
B. Peroxysome.
C. Ty thể.
D. Lưới nội chất hạt.
Câu 12: Bào quan nào sau đây có cấu tạo là một hệ thống gồm các ống và các túi dẹt chứa dịch nối thông với nhau?
A. Lưới nội chất.
B. Bộ máy Gôngi.
C. Ribôxôm.
D. Màng sinh chất.
Câu 13: Bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu huỷ các tế bào già hoặc bị tốn thương ?
A. Mạng lưới nội chất.
B. Bộ máy Gôngi.
C. Lizôxôm.
D. Ribôxôm.
Câu 14: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực là?
A. Vùng nhân.
B. Ribôxôm.
C. Màng sinh chất.
D. Nhân tế bào.
Câu 15: Môi trường ưu trương là nôi trường có
A. nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
C. nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào.
D. thế nước cao hơn thế nước trong tế bào.
Câu 16: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là
A. Thẩm thấu.
B. Nhập bào
C. Khuếch tán đơn giản.
D. Ẩm bào.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của các loại lipid?
A. Cholesteron làm tăng tính linh động của màng sinh chất.
B. Dầu, mỡ là chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
C. Phospholipid là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
D. Carotenoid là một loại lipit rất có lợi cho thị giác.
Câu 18: Phân tử protein hemoglobin – thành phần cấu tạo của hồng cầu là dạng tiêu biểu của cấu trúc bậc mấy của protein?
A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4
Câu 19: Thành tế bào thực vật không có chức năng nào sau đây?
A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào.
B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào.
C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào.
D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất.
Câu 20: Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về cấu trúc và vai trò của màng sinh chất?
I. Màng sinh chất là màng “khảm – động” được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.
II. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định đi qua.
III. Protein trên màng có nhiều chức năng như: vận chuyển, xúc tác, thụ thể tiếp nhận thông tin và truyền tin trong tế bào, …
IV. Màng sinh chất không có vai trò quy định hình dạng của tế bào.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ty thể.
Câu 2: Phân biệt được hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
Điểm phân biệt |
Vận chuyển thụ động |
Vận chuyển chủ động |
Hướng vận chuyển các chất |
||
Chiều gradien nồng độ |
||
Con đường vận chuyển |
||
Nhu cầu năng lượng |
Câu 3:Tại sao sừng hươu, tơ nhện, móng tay, thịt … cùng được cấu tạo từ protein nhưng lại có đặc tính khác nhau?
Câu 4:Phân biệt cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật bằng cách ghi “có” hoặc “không” vào cột để thể hiện sự “có mặt” hoặc “vắng mặt” của bào quan đó ở hai nhóm tế bào trên.
Bào quan |
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
Lục lạp |
||
Ty thể |
||
Lysosome |
||
Không bào trung tâm lớn |
||
Thành tế bào |
Câu 5: Bạn An được bạn tặng một khóm hồng rất đẹp, bạn chăm sóc cho hoa rất chu đáo, ngày nào An cũng tưới nước có pha phân NPK cho hoa với mong muốn khóm hồng nhanh ra hoa, khoe sắc. Nhưng khóm hồng của bạn không những không ra hoa mà dần héo rủ. An đang hoang mang không biết tại sao, bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích giúp bạn nhé!
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
B |
C |
B |
B |
D |
D |
D |
A |
B |
A |
C |
D |
A |
A |
A |
D |
B |
B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ty thể.
Lời giải
* Cấu tạo:
– Ngoài: Là 2 lớp màng (màng kép)
+ Màng ngoài nhẵn.
+ Màng trong: Gấp nếp tạo các mào, trên có đính enzym tham gia tổng hợp ATP à Tăng diện tích và hiệu quả hô hấp.
– Giữa 2 màng là khoang ngoài: chứa H+ à có vai trò tổng hợp ATP.
– Khoang trong: chứa chất nền gồm nhiều enzim tham gia hô hấp; DNA và ribosome à ti thể tự nhân đôi và tổng hợp protein.
* Chức năng: Nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào à giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào; đồng thời cũng tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa.
Câu 2:
Điểm phân biệt |
Vận chuyển thụ động |
Vận chuyển chủ động |
Hướng vận chuyển |
Nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp |
Nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao |
Chiều gradien nồng độ |
Cùng chiều |
Ngược chiều |
Con đường vận chuyển |
– Qua kênh protein – Qua lớp phospholipid |
Qua kênh protein |
Nhu cầu năng lượng |
Không cần năng lượng ATP |
Cần năng lượng ATP |
Câu 3:
– Các loại protein này được cấu tạo từ các amino axid, nhưng do số lượng; thành phần; trật tự sắp xếp của các amino axid khác nhau nên có vô số protein khác nhau à sừng hươu, tơ nhện, móng tay, thịt … cùng được cấu tạo từ protein nhưng lại có đặc tính khác nhau.
Câu 4:
Bào quan |
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
Lục lạp |
Có |
Không |
Ty thể |
Có |
Có |
Lysosome |
Không |
Có |
Không bào trung tâm lớn |
Có |
Không |
Thành tế bào |
Có |
Không |
Câu 5:
– Hàng ngày bón nhiều phân NBK, môi trường đất trở thành môi trường ưu trương à Rễ cây không hút được nước.
– Quá trình thoát hơi nước thường xuyên diễn ra (ở lá).
– Cây thiếu nước, nên héo và chết.
2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Cánh diều
2.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A. Tế bào, cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể, tế bào
C. Quần thể, quần xã, tế bào, cơ thể, hệ sinh thái
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
Câu 2: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D. Nguyên tắc bổ sung
Câu 3: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P
B. C, H, O, N
C. O, P, C, N
D. H, O, N, P
Câu 4: Các nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể là
A. nguyên tố vi lượng
B. nguyên tố đa lượng.
C. nguyên tố hóa học.
D. nguyên tố khoáng.
Câu 5: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N
B. C, H, N, P
C. C, H, O
D. C, H, O, P
Câu 6 : Mỗi nucleotide của DNA có cấu tạo gồm:
A. Gốc phosphate, đường deoxyribose và một nitrogenous base.
B. Gốc phosphate và đường pentose.
C. Đường pentose và nitrogenous base.
D. Gốc phosphate, đường ribose và nitrogenous base.
Câu 7: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Tham gia vào quá trình nhân bào
B. Duy trì hình dạng của tế bào
C. Giúp vi khuẩn di chuyển
D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 8: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
B. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 9: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua
A. các lỗ trên màng
B. kênh protein xuyên màng
C. kênh protein đặc biệt
D. lớp kép phospholipid
Câu 10: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Là một hệ thống kín
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Liên tục tiến hóa
D. Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 11: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A. quần xã sinh vật
B. cá thể sinh vật
C. quần thể sinh vật
D. cá thể và quần thể
Câu 12: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 13: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?
A. Bệnh gút
B. Bệnh mỡ máu
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đau dạ dày
Câu 14: Vì sao tế bào bạch cầu có thể “ ăn” được vi khuẩn?
A. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều ribosome
B. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều lysosome
C. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều oxygen
D. Trong tế bào bạch cầu chứa nhiều sắt
Câu 15: Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển
(1) Thẩm thấu (2) Khuếch tán (3) Vận chuyển tích cực
Phương án trả lời đúng là
A. (2), (3)
B. (1), (3)
C. (1), (2)
D. (1),(2) và (3)
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: So sánh sự khác nhau về đặc điểm giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 2: Vì sao ăn quá nhiều đường dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Câu 3:
a/ Nêu cấu tạo của một nucleotide trong RNA?
b/ Một phân tử DNA có 2400 nucleotide trong đó hiệu số giữa T với loại nucleotide khác bằng 20%. Xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng các loại nucleotide trong phân tử DNA đó.
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
A |
B |
A |
C |
A |
B |
A |
D |
A |
C |
D |
A |
B |
B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1:So sánh sự khác nhau về đặc điểm giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Lời giải
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
– Có ở vi khuẩn – Kích thước nhỏ (1 – 5µm). Cấu tạo đơn giản – Chưa có nhân điển hình, chưa có màng nhân – Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc – Không có khung xương định hình tế bào. |
– Có ở nấm, thực vật, động vật – Kích thước lớn (10 – 50µm). Cấu tạo phức tạp – Có nhân hoàn chỉnh: có màng nhân, trong nhân có chất nhiễm sắc và hạch nhân – Tế bào chất có các hệ thống phân chia tế bào thành các xoang riêng biệt, có nhiều bào quan có màng bao bọc – Có khung xương định hình tế bào. |
Câu 2:Vì sao ăn quá nhiều đường dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Lời giải
Khi bạn ăn nhiều đường sẽ dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong gan. Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy, các tế bào beta trong tuyến tụy của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng sản xuất đủ insulin.
Câu 3:
a/ Nêu cấu tạo của một nucleotide trong RNA?
b/ Một phân tử DNA có 2400 nucleotide trong đó hiệu số giữa T với loại nucleotide khác bằng 20%. Xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng các loại nucleotide trong phân tử DNA đó.
Lời giải
a/ Mỗi nucleotide trong RNA được cấu tạo từ 3 thành phần: một nitrogenous base (base) (gồm 4 loại: A, U, G, C), đường ribose và nhóm phosphate.
b/ Tỉ lệ % ở các nucleotide là:
Ta có: A = T; G = C
T + C = 50% và T – C = 20% => T = A = 35 %, G = C = 15%
Số lượng của các loại nucleotide là:
A = T = (35. 2400)/100 = 840 nucleotide
G = C = (15. 2400)/100 = 360 nucleotide
3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 10
PHÒNG GD&ĐT……………. TRƯỜNG THPT………….. |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 |
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Bào quan nào sau đây không có ở tế bào động vật?
A. Bộ máy Gôngi.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Ribôxôm.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.
(5) Chứa không bào trung tâm lớn.
Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:
A. (2), (3), (4) .
B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (3), (4), (5).
D. (1), (3), (4).
Câu 3. Chất nào sau đây được cấu tạo từ 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phosphate?
A. Glucose.
B. Protein.
C. Photpholipid.
D. DNA.
Câu 4. Tế bào nhân sơ có đặc điểm nào sau đây?
A. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan.
B. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan.
C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, có rất ít bào quan.
D. Kích thước nhỏ, có nhân hoàn chỉnh, có nhiều bào quan.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải nội dung của học thuyết tế bào hiện đại?
A. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
B. Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.
C. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.
D. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào.
Câu 6. Cho các nhận định sau:
(1) Cellulose tham gia cấu tạo màng tế bào.
(2) Glycogen là chất dự trữ của cơ thể động vật và nấm.
(3) Glucose là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
(4) Chitin cấu tạo bộ xương ngoài của côn trùng.
(5) Tinh bột là chất dự trữ trong cây.
Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng với vai trò của carbohydrate trong tế bào và cơ thể?
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 7. Cấp độ tổ chức sống nào sau đây nhỏ nhất so với các cấp tổ chức sống còn lại?
A. Hệ sinh thái.
B. Quần xã.
C. Tế bào.
D. Quần thể.
Câu 8. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng là cơ chế?
A. Khuếch tán tăng cường.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Khuếch tán đơn giản
D. Vận chuyển chủ động.
Câu 9. Phương pháp nào sau đây không thuộc phương pháp nghiên cứu sinh học?
A. Phương pháp quan sát
B. Phương pháp tin sinh học
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học
D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
Câu 10. Hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau là đặc điểm cấu trúc của bào quan nào?
A. Ti thể.
B. Lưới nội chất.
C. Ribôxôm.
D. Nhân tế bào.
Câu 11. Hiện tượng thẩm thấu là:
A. Sự khuếch tán của các ion qua màng
B. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
C. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 12. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Tính phân cực.
B. Nhiệt dung riêng cao.
C. Lực gắn kết.
D. Nhiệt bay hơi cao.
Câu 13. Loại nucleotide nào sau đây không tham gia cấu tạo nên phân tử RNA?
A. T.
B. G
C. A
D. U.
Câu 14. Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N.
B. C, H, N, P.
C. C, H, O.
D. C, H, O, P.
Câu 15. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 70%
B. 98%
C. 50%
D. 30%
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu trình tự các kĩ năng trong tiến hành nghiên cứu khoa học.
Câu 2:
Một đoạn của phân tử DNA có số lượng nucleotide loại T = 600 và có G = 30% tổng số Nu của DNA
a.Tính chiều dài của DNA.
b. Tính số liên kết hydro có trong đoạn phân tử DNA này.
Câu 3:
a. Phân biệt hình thức vận chuyển khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường (Thành phần màng (tế bào) tham gia khuếch tán,đặc điểm chất khuếch tán,các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán)
b. Tại sao khi chẻ cuống rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại
3.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
C |
C |
D |
D |
C |
D |
B |
B |
B |
A |
A |
C |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu trình tự các kĩ năng trong tiến hành nghiên cứu khoa học.
Lời giải
1.quan sát thu thập dữ liệu
2.Đặt câu hỏi
3.Hình thành giả thuyết
4.Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
5.phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu
6.Rút ra kết luận
-Nêu đủ 6 bước nhưng không đúng trật tự
Câu 2:
a. Chiều dài của DNA =5100A0
b. Số liên kết hydro có trong đoạn phân tử DNA =3900 liên kết
Câu 3
a.Phân biệt hình thức vận chuyển khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường(Con đường,các chất vận chuyển,tốc độ vận chuyển)
Đặc điểm |
Khuếch tán đơn giản |
Khuếch tán tăng cường |
Thành phần |
Qua lớp kép phospholipid. |
Qua protein kênh hoặc protein mang. |
Đặc điểm chất khuếch tán |
-Không tiêu tốn ATP. -Không phân cực,các phân tử nhỏ kị nước. |
– Không tiêu tốn ATP. -Cho chất ưa nước ,phân cực ,amino acid…đi qua. -Đặc hiệu cho từng chất khuếch tán. -Có sự bão hòa kênh. |
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán |
-Độ linh động của màng. -Chênh lệch nồng độ. |
-Chênh lệch điện hóa(vừa nồng độ chất tan,vừa điện thế). -Phụ thuộc vào số lượng kênh protein, có thể điều chỉnh đóng mở(cổng )kênh bởi tín hiệu. |
b.Tại sao khi chẻ cuống rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại
Khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại vì :
– Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.
– Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên trong có thành mỏng hơn nên các tế bào bên trong hút nước nhiều hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài và cuộn tròn lại.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra học kì 1 Sinh 10 năm 2023 – 2024
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 14 Đề thi Sinh lớp 10 học kì 1 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.