Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 6 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 6 đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 tiếng Anh 8 Kết nối tri thức.
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – Đề 1
1.1 Đề thi cuối kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG THCS……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Dòng nào sau đây được xem là chủ đề của bài thơ Thương vợ?
A. Thương vợ là bài thơ thành công trong cách vận dụng và sáng tạo ca dao và thành ngữ. Đây là bài thơ trữ tình hay nhất của thơ văn trung đại viết về người vợ.
B. Thương vợ là bài thơ tỏ niềm cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến không có niềm hạnh phúc gia đình “một duyên hai nợ”.
C. Thương vợ là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.
D. Thương vợ bộc lộ nỗi đau thầm kín của nhà thơ vì vỡ mộng công danh, đành để vợ con vất vả, nghèo khổ.
Câu 3. Tú Xương gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ “Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”?
A. Tình yêu chung thủy của ông đối với người vợ của mình.
B. Sự biết ơn của ông Tú đối với công lao của bà Tú.
C. Sự trân trọng của ông đối với tình yêu chung thủy của bà Tú.
D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú.
Câu 4. Nghĩa của từ “hờ hững” trong câu “Có chồng hờ hững cũng như không” là:
A. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.
B. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.
C. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm.
D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.
Câu 5 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 6 (0,5 điểm) Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 7 (0,5 điểm) Câu “Nuôi đủ năm con với một chồng” diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế nào?
Câu 8 (1,0 điểm) Từ hình tượng bà Tú trong văn bản Thương vợ em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học là bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em đã đọc hoặc đã học.
1. 2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
A. Thất ngôn bát cú đường luật |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Thương vợ là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
D. Sự trân trọng của ông đối với tấm lòng và đức độ của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến. |
0,5 điểm |
Câu 5 |
Nghệ thuật của 2 câu thơ Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. – Sử dụng lối nói dân gian một cách sáng tạo. – Sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình biểu cảm. – Sử dụng biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối. → Tác dụng: Thể hiện sự hoá thân của đối tượng trữ tình thành “thân cò”, làm nổi bật cái vất vả đảm đang của bà Tú và ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn ái ngại, cảm thông. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
– Từ ngữ có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú: thân cò (lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian). – Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Nuôi năm đứa con đã vô cùng vất vả, lại thêm người chồng với đầy đủ nhu cầu ăn, mặc, và cả những thú phong lưu kẻ sĩ của ông, ngần ấy làm oằn đôi vai của bà Tú. |
0,5 điểm |
Câu 8 |
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh bà Tú: – Người phụ nữ Việt Nam luôn cần cù, chăm chỉ lao động trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, có khó khăn đến đâu. – Dù cuộc sống, công việc của họ có gặp phải nhiều khó khăn nhưng ở họ vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, sự cần mẫn, chăm chỉ vốn có của mình. – Họ là những người không được lựa chọn cuộc đời, số phận cho mình, họ chỉ được cách chấp nhận số phận của mình được người khác sắp đặt và cố gắng hòa nhập với cuộc sống ấy. – Người phụ nữ Việt Nam dù có gặp phải người chồng hờ hững hay tệ bạc cũng vẫn luôn giữ cho mình nhân phẩm cao đẹp vốn có để chấp nhận và cùng chung sống. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài – Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ. 2. Thân bài – Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ. – Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…). 3. Kết bài Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. |
3,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
2 |
1 |
2 |
1 |
0 |
2 |
0 |
0 |
50 |
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
2* |
50 |
Tổng |
20 |
10 |
20 |
10 |
0 |
20 |
0 |
20 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
20% |
20% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
Nhận biết: – Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. – Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh. Thông hiểu: – Hiểu được cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. – Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ từ tượng hình, từ tượng thanh. Vận dụng: – Biết trân quý, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài nghị luận văn học. – Xác định được bố cục bài văn, văn bản cần nghị luận. Thông hiểu: – Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản. – Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Vận dụng: – Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. – Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: – Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. – Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
1TL* |
|||
Tổng số câu |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
2TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
30% |
30% |
20% |
20% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – Đề 2
2.1 Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 8
Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 – 8
“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.
Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn – Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Tản văn
D. Truyện ngắn
Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì ?
A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt
B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém
C. Giá trị của vịt và thiên nga
D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày
Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song song
D. Phối hợp
Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “ độc nhất vô nhị” là:
A. tâm địa độc ác là duy nhất
B. sự khác biệt là độc nhất
C. sự riêng biệt độc đáo là duy nhất
D. duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai
Câu 5. Trong các nhóm từ sau , đâu là nhóm từ Hán Việt?
A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua
B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh
C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp
D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt
Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì?
A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả
B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga
C.Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một
D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon
Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. Đảo ngữ
C. Điệp ngữ
D. So sánh
Câu 8. Câu văn “ Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn?
A. Lí lẽ
B. Dẫn chứng
C. Vừa là lí lẽ vừa là dẫn chứng
D. Luận điểm
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 9. Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản ?
Câu 10. Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em?
Phần II: Viết (4 điểm).
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng mà em thích nhất.
——————- HẾT——————-
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
B |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
C |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
– Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi: Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó |
1,0 |
|
10 |
HS nêu được Em nhận ra giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn? |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích tác phẩm VH – Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. – Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận văn học. – Trình bày, phân tích rõ các khía cạnh của vấn đề |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: |
0,25 |
||
c. – Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. – Trình bày được quan điểm, ý kiến (tán thành) của người viết về giá trị đặc sắc của TPVH. |
0,5 |
||
1. Mở bài Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có). 2. Thân bài Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày thân bài theo một hệ thống ý tương đương. – Phương án 1: · Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng) · Ý 2: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng) · Ý… – Phương án 2: · Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (đối tượng trào phúng, lí do khiến đối tượng bị phê phán…) · Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng…) 3. Kết bài Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: – Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30 |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: – Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. – Nhận biết được các biện pháp tu từ. – Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó Thông hiểu: – Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. – Hiểu được thông điệp văn bản muốn gửi gắm Vận dụng: – Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với bản thân |
3 TN |
5 TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài văn nghị luận văn học – phân tích một tác phẩm văn học. – Xác định được vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung/nghệ thuật của tác phẩm văn học – Sắp xếp đúng bố cục của bài văn nghị luận. Thông hiểu: – Hiểu, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đặc biệt chú ý các yếu tố tiếng cười trào phúng trong thơ Vận dụng: – Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học thuộc thể loại thơ trào phúng Vận dụng cao: – Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận. – Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. |
1TL* |
|||
Tổng |
3 TN |
5 TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề thi cuối kì 1 Văn 8 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.