Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 9 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 9 Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh diều, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

UBND QUẬN……

TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu: 6,0 điểm (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm; câu 9: 0,5 điểm, câu 10: 1,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.

Quê hương

(Nguyễn Đình Huân)

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Câu 1: Bài thơ Quê hương (Nguyễn Đình Huân) được làm theo thể thơ nào?

A. Tự do
B. Sáu chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát

Câu 2: Bốn câu đầu của bài thơ gieo vần ở những tiếng nào?

A. ve – ơi – vơi – tuổi – thơ
B. ve – hè – ơi – vơi – trời
C. là – à – ơi – vơi – thơ
D. là – à – con – trời – thơ

Câu 3: Cách ngắt nhịp nào đúng với các câu thơ sau:

A. Quê hương/ là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng /chiều chiều chân đê
Quê hương/ là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ/ mang về bánh đa

B. Quê hương là/ tiếng sáo diều
Là cánh cò/ trắng chiều chiều/ chân đê
Quê hương là /phiên chợ quê
Chợ trưa mong/ mẹ mang về /bánh đa

C. Quê hương/ là tiếng/ sáo diều
Là cánh /cò trắng/ chiều chiều/ chân đê
Quê hương/ là phiên /chợ quê
Chợ trưa/ mong mẹ /mang về /bánh đa

D. Quê hương là tiếng /sáo diều
Là /cánh cò trắng chiều chiều /chân đê
Quê hương là phiên /chợ quê
Chợ trưa /mong mẹ/ mang về bánh đa

Câu 4: Ai là người thể hiện cảm xúc trong bài thơ?

A. Người mẹ
B. Người con
C. Cậu bé
D. Người ơi

Câu 5: Câu thơ: “Quê hương ngày ấy như mơ/ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Không sử dụng biện pháp tu từ

Câu 6: Điệp từ “quê hương” trong bài thơ có những tác dụng gì?

(1) Gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ
(2) Gợi vẻ đẹp giản dị, sâu lắng của cảnh thiên nhiên và con người quê hương.
(3) Gắn với hình ảnh người mẹ vất vả, tảo tần vì con.
(4) Mong muốn xây dựng quê hương khang trang, tươi đẹp

A. (1) – (2) – (4)
B. (2) – (3) – (4)
C. (1) – (2) – (3)
D. (1) – (3) – (4)

Câu 7: Gợi không gian mênh mông của cánh đồng, gợi dáng vẻ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của người mẹ trong chiều quê là tác dụng của từ láy nào?

A. chiều chiều
B. ngân nga
C. liêu xiêu
D. mênh mang

Câu 8: Hình ảnh nào của quê hương không xuất hiện trong bài thơ?

A. Dòng sông
B. Hoa cau
C. Cánh đồng
D. Phiên chợ

Câu 9: Tác giả viết “Quê hương là một góc trời tuổi thơ”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

Câu 10: Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Đình Huân muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

Hãy trình bày bức thông điệp đó bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu.

II. Viết: (4,0 điểm)

Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp trong một lần về thăm quê.

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

D

0,5

2

B

0,5

3

A

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

* Hs có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần lý giải được:

Quê hương là nơi in dấu những bước đi đầu tiên của mỗi con người; là phần quan trọng nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn con người, giúp con người vượt lên những khó khăn…

0,5

10

* HS trình bày thông điệp bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu)

– Quê hương có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

– Yêu quê hương, tự hào và biết ơn quê hương…

– Xác định hành động của bản thân…

1,5

II

LÀM VĂN

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể về kỷ niệm đẹp

0,25

c. Kể lại kỷ niệm

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

– Giới thiệu kỷ niệm

– Các sự kiện chính trong kỷ niệm: mở đầu – diễn biến – kết thúc.

– Những điều rút ra từ kỷ niệm.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,25

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện (truyền thuyết/cổ tích)

3

0

5

1

0

1

0

60

Thơ lục bát

2

Viết

Kể lại một truyện truyền thuyết đã đọc (ngoài SGK)

Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

– Thơ lục bát

Nhận biết:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

– Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Nhận ra từ láy; các biện pháp tu từ

Thông hiểu:

– Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

– Phân tích được ý nghĩa hình ảnh thơ.

Vận dụng:

– Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

– Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp

3 TN

2TN 1TL

1 TL

2

Viết

– Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

Nhận biết:

Xác định đúng kiểu bài kể chuyện

Thông hiểu:

– Bài viết có bố cục 3 phần

– Bài viết kể về những sự việc HS được trải nghiệm, chân thực

Vận dụng:

– Bài viết có nhân vật, ngôi kể, trình tự kể rõ ràng.

– Kết hợp kể với miêu tả hợp lí

Vận dụng cao:

Lựa chọn được những sự việc tiêu biểu, đáng nhớ và có ý nghĩa và giàu cảm xúc

1TL*

Tổng

3 TN

2TN 1TL

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Tham khảo thêm:   Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A-TNDN

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Trường THCS…………..

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2023 – 2024
Ngữ Văn 6, Cánh Diều
Thời gian: 90 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.

(Bức tranh quê – Thu Hà)

Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do.
B. Thơ bốn chữ.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ lục bát.

Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. Bờ đê.
B. Cánh cò.
C. Đàn bò.
D. Dòng sông.

Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Chòng chành.
B. Ngân nga.
C. Mượt mà.
D. Thanh đạm.

Câu 4. Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình yêu đôi lứa.

Câu 5. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn thơ trên?

A. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển.
B. Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ.
C. Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
D. Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả.

Câu 6. Em hãy cho biết hình ảnh quê hương gắn liền với các sự vật (dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều) được nhìn dưới con mắt của ai?

A. Chú bộ đội.
B. Người con đi xa nhà, xa quê.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.

Câu 7. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì?

A. Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi.
B. Chỉ âm thanh vui vẻ.
C. Chỉ âm thanh trong trẻo.
D. Chỉ âm thanh buồn.

Câu 8. Đoạn thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả?

A. Yêu quê hương rất sâu đậm.
B. Nhớ quê hương.
C. Yêu mến, tự hào về quê hương.
D. Vui khi được về thăm quê.

Hãy trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”

Câu 10. Từ đoạn thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương?

PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm).

Kì nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng bổ ích để chúng ta được vui chơi, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động tập thể giúp đỡ mọi người.

Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm làm được việc tốt của em trong thời gian vừa qua.

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHẦN ĐỌC – HIỂU

Câu Nội dung Điểm
1 D 0,5
2 A 0,5
3 D 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 B 0,5
7 A 0,5
8 C 0,5

9

Câu văn: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”

– Sử dụng biện pháp so sánh

– Tác dụng: Ca ngợi cảnh quê hương tươi đẹp đồng thời thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

1,0

10

Đoạn thơ gợi ra những tình cảm:

– Tự hào trước vẻ đẹp của quê hương.

– Yêu quê hương

– Cần có trách nhiệm học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp

1,0

PHẦN VIẾT

Tiêu chí đánh giá Mức độ
Mức 5 (Xuất sắc) (3.6-4đ) Mức 4 (Giỏi)(3-3.5đ) Mức 3 (Khá)(2.5-2.9đ) Mức 2 (Trung bình) (2-2.4đ) Mức 1 (Yếu)(Dưới 2đ)

Chọn được trải nghiệm để kể

Lựa chọn được trải nghiệm sâu sắc

Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa

Lựa chọn được trải nghiệm để kể

Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng

Chưa có trải nghiệm để kể

Nội dung của trải nghiệm

Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục.

Nội dung trải nghiệm phong phú; các sự kiện chi tiết, rõ ràng.

Nội dung trải nghiệm tương đối đầy đủ; sự kiện, chi tiết khá rõ ràng.

Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt.

Chưa rõ nội dung trải viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể.

Tính liên kết của các sự việc

Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục.

Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic.

Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ.

Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt.

Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng.

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động.

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp.

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng.

Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng.

Chưa thể hiện được cảm xúc trước trải nghiệm được kể.

Thống nhất về ngôi kể

Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện.

Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Diễn đạt

Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ

Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng.

Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.

Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt

Trình bày

Trình bày rõ bố cục của bài văn; sạch đẹp, không gạch xoá

Trình bày rõ bố cục của bài văn; rõ ràng, không gạch xoá.

Trình bày bố cục của bài văn; chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá.

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khoa học, có một vài chỗ gạch xoá.

Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá

Sáng tạo

Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết không có ý tưởng và cách cách diễn đạt sáng tạo.

Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo.

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 6

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng %Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL Th. gian TNKQ TL Th. gian TNKQ TL Th. gian TNKQ TL Th. gian TN TL Th. gian
1 Đọc hiểu Thơ lục bát 3 0 5 0 0 2 0 8 2 60
2 Viết Văn tự sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 40
Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 8 3 100%
Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%
Tham khảo thêm:   60 câu hỏi điểm liệt thi sát hạch lái xe (Có đáp án) Toàn bộ câu hỏi điểm liệt khi thi bằng lái xe

2.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6

TT Chương/Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ lục bát

Nhận biết:

– Nhận biết thể thơ.

– Nhận diện yếu tố miêu tả trong bài thơ.

– Nhận diện từ láy.

Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề của văn bản.

– Chỉ ra nét độc đáo của hình ảnh trong thơ.

– Chỉ ra tác dụng của yếu tố miêu tả trong thơ.

– Nêu được cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong câu thơ.

Vận dụng:

– Đánh giá được giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ.

– Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết: Nhận diện yêu cầu của đề, xác định đúng kiểu bài văn tự sự (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân gồm 3 phần MB,TB,

KB (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết bài.

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2

3.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Trường THCS…………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6
Năm học 2023 – 2024

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Theo Nguyễn Hiến Lê)

1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Hồi kí
B. Du kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?

A. Câu mở đầu văn bản
B. Câu cuối văn bản
C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản
D. Câu mở đầu các đoạn văn

Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua
B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng
D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe

Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả
B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng…
D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ.

Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:

A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch
B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ
C…. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!
D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?

A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

2. Tự luận (3 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dậy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa.

Câu 8 (1,5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?

PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM)

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Tham khảo thêm:   ARK Survival Evolved: Những khủng long có tải trọng lớn nhất trên mặt đất

Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
A C A C C A

Phần tự luận: 3,0 điểm

Câu Nội dung Điểm

Câu 7

– Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

– HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí.

– Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ:

+ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, …

+ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

0,5

0,5

0,5

Câu 8

– Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất.

– Tác dụng của ngôi kể thứ nhất:

+ Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, … mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên…

+ Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc.

0,5

1,0

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Yêu cầu Điểm

Về hình thức:

– Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn)

– Dung lượng: khoảng 10 câu (+ – 2 câu).

– Bố cục đủ 3 phần: MĐ – TĐ – KĐ.

– Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu.

0,25

0,25

0,25

0,25

Về nội dung:

* Mở đoạn:

– Giới thiệu bài ca dao.

– Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao.

* Thân đoạn:

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu:

– Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao:

Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ – nước trong nguồn. Phân tích được giá trị…

– Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao:

+ công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, …

+ lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc

* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân.

0,5

2,0

0,5

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số

I. Đọc-hiểu

Văn bản hồi kí

– Nhận biết được thể loại và đặc điểm thể loại

– Nhận biết được tính xác thực của kí

– Nhận biết được ngôi kể.

– Giải nghĩa từ đa nghĩa

– Hiểu được nội dung của đoạn trích

– Hiểu tâm trạng, cảm xúc được thể hiện

– Phân tích được tác dụng của ngôi kể thứ nhất.

– Đặt câu với từ đa nghĩa và giải nghĩa.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

4,0

2,5

25%

3,5

2,5

25%

0,5

1,0

10%

8

6,0

60%

II. Viết

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

– Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình

– Viết câu có vị ngữ là cụm từ

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

4,0

40%

1

4,0

40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ:

4,0

2,5

25%

3,5

2,5

25%

1,5

5,0

50%

9

10,0

100%

4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 4

4.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

ỦY BAN NHÂN DÂN……..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6

I. ĐỌC VĂN BẢN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

LỪA VÀ NGỰA

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa:

– Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.

Ngựa đáp:

– Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.

Lừa gắng quá, kiệt sức, ngã gục và chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ mới rên lên:

– Ôi, tôi mới dại làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa chút ít, nên bây giới mới phải mang nặng gấp đôi.

(Tác giả Lép Tônxtôi 

Nhà xuất bản Văn Hóa –Văn Nghệ năm 2015.

Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại nào? Kể tên một số văn bản cùng thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6 (1đ)

Câu 2: Tìm một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó (1đ)

Câu 3: Tìm một chỉ từ trong văn bản trên và cho biết ý nghĩa của từ đó. Em hãy giải thích nghĩa của từ “khẩn khoản” trong văn bản trên (1đ)

Câu 4: Theo em thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm cho ta điều gì? Nêu lên suy nghĩ của em rút ra từ câu chuyện trên (2)

II. TẬP LÀM VĂN

Kể một kỉ niệm mà em nhớ mãi (5đ)

4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Câu Nội dung Điểm

1

Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

Kể tên một số văn bản cùng thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6 Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi…

1.0

2

– Tìm một cụm danh từ: một con ngựa.

– Phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó: một(phần trước) con ngựa (phần trung tâm)

1.0

3

Tìm một chỉ từ: nọ. – trỏ vào sự vật, xác định sự vật trong không gian.

nghĩa của từ “khẩn khoản”: nài nỉ một cách tha thiết để người khác chấp nhận yêu cầu của mình.

1.0

4

– Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn…

– Bài học: Không nên thờ ơ vô cảm trong cuộc sống, ích kỉ gây hậu quả khôn lường, sớm muộn sẽ phải trả giá đắt. Chính sự nhẫn tâm thản nhiên, vô tình, vô nghĩa của ngựa đã gián tiếp dẫn tới cái chết của lừa. Ngựa đã than vãn, ân hận thì quá muộn, vì thế chúng ta không nên sống vô cảm…. Giúp bạn nhiều khi cũng là giúp chính mình.

2,0

TẬP LÀM VĂN

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát kỉ niệm của mình.

II. Thân bài:

– Tập trung kể về kỉ niệm ấy.

– Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh…) với ai (nhân vật).

– Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

– Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả kết hợp biểu cảm).

III. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

0 đ Bài bỏ giấy trắng.

1đ Bài làm lạc đề.

-1.5-2 đ Bài viết có bố cục, kể sơ sài, thiếu yêu cầu đề

2.5- 3.5 đ Truyện kể xúc tích, bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết

4-4.5đ Bài viết diễn đạt trong sáng rõ ràng, xây dựng đoạn mạch lạc, liên kết mắc ít lỗi

5đ Bài viết tốt có tính sáng tạo, diễn đạt trong sáng rõ ràng, xây dựng đoạn, liên kết …

5,0

4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

S T T NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số câu Tổng thời gian Tỉ lệ %
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO
Ch TN T G Ch TL T G Ch TN T G Ch TL T G Ch TN T G Ch TL T G Ch TN T G Ch TL T G Ch TN Ch TL

1

Văn bản

– Văn học

– VB Thông tin

1

10p

1

5p

1

5p

3

20p

30

%

2

Tiếng Việt

– Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ, phó

– Cụm từ

– Từ mượn

– Nghĩa của từ

1

5p

1

5p

2

10p

20

%

3

Làm văn

Phương thức tự sự

1

10p

1

10p

1

30p

1

10p

1

60p

50

%

tổng

3

3

2

1

6

90p

100%

tỉ lệ

30%

40%

20%

10%

tổng điểm

3 điểm

4 điểm

2 điểm

1 điểm

10 điểm

100

%

4.4. Xác định đặc tả ma trận Ngữ văn 6

STT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Văn bản

– Truyền thuyết

– Cổ tích

– Ngụ ngôn

Nhận biết:

– Thể loại

1

Thông hiểu:

– Nội dung văn bản

1

Vận dụng: – Bài học nhận thức, nêu ý kiến, suy nghĩ… (không yêu cầu viết đoạn)

1

2

Tiếng Việt

-Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ, phó

– Cụm từ

– Từ mượn

– Nghĩa của từ

Nhận biết:

– Từ loại

– Cụm từ

1

Thông hiểu:

– Giải nghĩa từ

– Phân tích cụm từ

1

3

Làm văn

– Phương thức tự sự

Nhận biết:

Nhận biết: – Phương thức tự sự

1

Thông hiểu:

– Bố cục: MB, TB, KB

– Đặc điểm thể loại:

+ Nhân vật

+ Hệ thống sự việc phù hợp với yêu

cầu của đề bài

Vận dụng:

– Xây dựng thành văn bản tự sự hoàn chỉnh, mạch lạc

– Dựng đoạn hợp lí

Vận dụng cao:

– Kể chuyện có sáng tạo

– Kết hợp với yếu tố biểu cảm

– Bài học nhận thức

1

1

1

4 Tổng 3 3 2 1
5 Tỉ lệ 30% 40% 20% 10%
6 Tổng điểm 3 điểm 4 điểm 2 điểm 1 điểm

….

>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *