Đề thi học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 5 đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo.
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 – Đề 1
1.1 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giáng Kiều giận bỏ đi
(Trích Bích Câu kì ngộ)
Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) gồm 678 câu thơ. Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất.
Về nhà, chàng tương tư rồi sinh bệnh. Theo lời một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn, bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi ăn. Sau, chàng giả vờ đến nơi học rồi quay về nhà quan sát. Điều kì lạ xảy đến: thiếu nữ trong tranh ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên.
Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.
Đoạn sau đây kể việc Giáng Kiều bị ngược đãi, giận bỏ đi 445.
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
Thôi ngày trọn, lại đêm thâu
Cạn chung Lý Bạch, nghiêng bầu Lưu Linh
Ma men quanh quẩn bên mình
450. Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
Mải mê say tỉnh tâm trường
Liệu bài nàng lại tìm đường van lơn
Trái tai vả lại ngứa gan
Đang tay nỡ dập hoa tàn tả tơi
455. Dây đồng đứt hẳn làm đôi
Cánh bèo theo ngọn nước trôi cũng rầu!
Nàng càng tầm tã tuôn châu
Ngán nhân tình khéo ra màu thắm phai
Rằng: “Thôi, tôi đã quá lời
460. Xui lòng nghĩ lại một hai kẻo mà…”
Sinh đang vui chén la đà
Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì
Nói thôi, nói cũng chi chi
Nghe ra tiếng nặng như chì, giọng say!
465. Nàng rằng: “Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đâu
Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu
Doành thu nên để bắc cầu mấy phen!
Sá chi nữa, cái hoa hèn
470. Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng
Đã lòng rẽ thúy chia hương
Đành lòng rẫy ngọc, ruồng vàng thì vâng
Thôi thôi, thôi cũng cầm bằng
Tơ hồng phó trả bà trăng cho rồi”
475. Lạy rồi, đứng lại sân ngoài
Bên bàn say tỉnh mặc người ngồi trơ.
(Theo Bích Câu kì ngộ, do Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính, NXB Tân Việt, 1964)
Câu 1. Văn bản trên được thuật kể bằng lời của ai?
A. Tú Uyên
B. Giáng Hương
C. Người nhà
D. Người kể chuyện
Câu 2. Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc?
A. Tú Uyên, Giáng Hương
B. Tú Uyên, Giáng Hương, thầy bói
C. Giáng Hương, người bán tranh
D. Tú Uyên, người bán tranh
Câu 3. Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc
A. Mỉa mai, châm biếm
B. Trân trọng, thương cảm
C. Thương cảm, phê phán
D. Khinh bỉ, đau xót
Câu 4. Đoạn sau là lời nói của ai, nói với ai về điều gì?
Ngán thay khuyên nhủ đến lời
Nước kia dội đá có mùi gì đâu
A. Lời của Giáng Hương, khuyên Tú Uyên đừng uống rượu
B. Lời của người kể chuyện: nói về tâm trạng của Giáng Hương
C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Hương
D. Lời của Giáng ương diễn tả tâm trạng chán ngán của mình
Câu 5. “Nước kia dội đá có mùi gì đâu” được hiểu như thế nào?
A. Nước dội vào đá mất hết mùi vị
B. Tú Uyên là đá nên Giáng Hương không nên khuyên nhủ
C. Lời khuyên của Giáng hương không có tác dụng đối với Tú Uyên
D. Lời nói của Giáng Hương lạnh lẽo vô tình
Câu 6. Hai dòng thơ sau gợi tả cảnh tượng nào trong gia đình Tú Uyên?
Ma men quanh quẩn bên mình
Cho đàn trễ phím, cho bình nhạt hương
A. Cảnh nồng nàn với rượu đàn, hương
B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai
C. Mải rượu nên không thiết gì đàn, hương
D. Say men rượu lười đánh đàn
Câu 7. Những từ ngữ nào gợi hình ảnh Giáng Hương kiên trì khuyên bảo chồng?
A. Khuyên nhủ, van lơn
B. Ngày trọn, lại đêm thâu
C. Tiếc cho nỗi vợ chồng
D. Đành lòng
Câu 8. Nhân vật Giáng Hương trong văn bản trên là người như thế nào?
A. Là người cam chịu, nhu nhược. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng
B. Là người bị đọa đày. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng
C. Là người nhân hậu. Khắc họa qua đối thoại
D. Là người đa sầu. Khắc họa qua độc thoại nội tâm
Câu 9 (1,0 điểm) Anh/ chị có đồng tình với cách ứng xử của Tú Uyên không? Vì sao?
Câu 10 (1,0 điểm) Phân tích thái độ, tình cảm tác giả dành cho Tú Uyên và Giáng Hương.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sống có trách nhiệm trong cuộc sống
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
D. Người kể chuyện |
0,5 điểm |
Câu 2 |
A. Tú Uyên, Giáng Hương |
0,5 điểm |
Câu 3 |
B. Trân trọng, thương cảm |
0,5 điểm |
Câu 4 |
C. Lời của Tú Uyên: ngán lời Giáng Hương |
0,5 điểm |
Câu 5 |
C. Lời khuyên của Giáng hương không có tác dụng đối với Tú Uyên |
0,5 điểm |
Câu 6 |
B. Người chìm đắm trong rượu khiến nghĩa tình nhạt phai |
0,5 điểm |
Câu 7 |
B. Ngày trọn, lại đêm thâu |
0,5 điểm |
Câu 8 |
B. Là người bị đọa đày. Khắc họa qua lời nói, tâm trạng |
0,5 điểm |
Câu 9 |
– HS tự trả lời – Gợi ý: căn cứ vào việc làm, lời nói của Tú Uyên; nỗi đau của Tú Uyên gây ra cho Giáng Hương… để đánh giá con người Tú Uyên (xây dựng bởi cảm hứng phê phán). |
1,0 điểm |
Câu 10 |
– Phê phán, lên án hành động vũ phu, sự thay đổi của Tú Uyên. – Xót thương, cảm thông cho cảnh ngộ của Giáng Hương. (Chú ý phân tích sắc thái biểu cảm trong từ ngữ miêu tả từng đối tượng) |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở – Thân – Kết. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về vấn đề sống có trách nhiệm trong cuộc sống |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm? – Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận – Là giữ lời hứa – Chịu trách nhiệm với những gì mình làm b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: – Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,…. – Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh – Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho – Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh c. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm: – Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ – Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý – Được lòng tin của mọi người – Thành công trong công việc và cuộc sống 3. Kết bài: – Khái quát vấn đề – Liên hệ bản thân |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 11
T |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện thơ |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện thơ |
Nhận biết: – Nhận biết về đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ nôm. – Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt. Thông hiểu : – Hiểu được giá trị của tác phẩm truyện thơ. – Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt. Vận dụng: – Vận dụng những hiểu biết truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm để đọc hiểu đoạn trích truyện thơ. |
3TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội. – Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: – Tìm hiểu chi tiết vấn đề xã hội ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ. – Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề xã hội đó đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Vận dụng: – Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. – Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao : – Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. – Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
1TL*
|
|||
Tổng số câu |
3TN |
5TN |
2TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 – Đề 2
2.1 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
PHÒNG GD&ĐT. ……. TRƯỜNG THPT. …….. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Hôm mai trong chốn thâm khuê,
Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.
Canh khuya bạn với sách đèn,
Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.
Phải khi liếc mắt trông chàng,
Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.
Vô tâm xui bỗng gia tâm,
Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.
Vừa giơ sắp tiễn cho tày,
Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.
Ngán thay sửa dép ruộng dưa,
Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.
Thất thần nào kịp hỏi han,
Một lời la lối rằng toan giết người,
Song thân nghe tiếng rụng rời,
Rằng: “Sao khuya khoắt mà lời gớm thay?”
Thưa rằng: “Giấc bướm vừa say,
“Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.
“Hai vai hộ có quỷ thần,
“Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường.”
Nàng vâng thưa hết mọi đường,
Rằng: “Từ gảy khúc loan hoàng đến nay
Án kia nâng để ngang mày,
Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
Bởi chàng đèn sách mỏi mê,
Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.
Thấy râu mọc chút chẳng đều,
Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.
Há rằng có phụ tình đâu
Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
Thác đi phỏng lại sinh hoàn,
“Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày”.
Cô, công rằng: “Bảo cho hay,
Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.
Mấy người một ngựa một an,
Nay Trương, mai Lý thế gian hiếm gì?
Ấy may mà tỉnh ngay đi,
Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.
Sự này chớ lấy làm chơi”,
Sai người tức khắc đến mời Mãng Ông.
Trách rằng: “Sự mới lạ lùng,
Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu?
Sắt cầm bỗng dở dang nhau,
Say đâu với đứa trong dâu hẹn hò.
Sông kia còn có kẻ dò,
Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.”
(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, H.2000)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? (0,5 điểm)
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)
A. Tự do
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Cả B và C
Câu 4. Hành động nào của Thị Kính dẫn đến việc nàng bị nghi oan tội giết chồng? (0,5 điểm)
A. Quạt cho chồng ngủ
B. Thức khuya cùng chồng
C. Dệt cửi đợi chồng
D. Cắt râu cho chồng
Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nhân cách của Thị Kính? (0,5 điểm)
A. Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.
B. Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.
C. Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.
D. Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Thị Kính hết lòng hết dạ nuôi chồng ăn học
B. Cha mẹ chồng vu oan Thị Kính có ý định giết chồng
C. Người chồng vu oan Thị Kính Có ý định giết mình
D. Thị Kính cắt râu cho chồng và bị vu cho tội muốn giết chồng
Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với Thị Kính? (0,5 điểm)
A. Lên án, tố cáo
B. Đồng cảm, xót thương
C. Mỉa mai, chế giễu
D. Không bày tỏ thái độ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về thành ngữ “sửa dép ruộng dưa” được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 9. Qua những lời thoại của người chồng của Thị Kính, bạn có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? (1,0 điểm)
Câu 10. Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu.
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 11
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
A |
0.5 |
|
2 |
B |
0.5 |
|
3 |
C |
0.5 |
|
4 |
D |
0.5 |
|
5 |
C |
0.5 |
|
6 |
D |
0.5 |
|
7 |
B |
0.5 |
|
8 |
Nghĩa của thành ngữ “sửa dép ruộng dưa”: – Nghĩa tả thực: quả dưa vốn mọc ra và nằm trên đất, khi đi qua ruộng dưa mà cúi xuống sửa dép, sẽ bị nghi ngờ là đang hái trộm dưa. – Nghĩa hàm ẩn: muốn nói về những hành động vốn nhằm mục đích này lại bị nghi oan là nhằm mục đích khác. |
0.5 |
|
9 |
Nhận xét về tính cách của nhân vật chồng Thị Kính: – Sống với vợ nhưng không thấu hiểu phẩm chất của vợ – Bản tính tiểu nhân, nghĩ xấu cho người khác: la lên khi thấy vợ cầm dao ở cạnh mình – Nhu nhược, nghe theo lời cha mẹ, nghi oan cho vợ |
1.0 |
|
10 |
Bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu: Thị Kính là một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, chỉ vì có ý tốt mà bị vu oan. Ta cảm thấy xót thương cho nàng, đồng cảm với nỗi oan mà nàng mắc phải. Đồng thời ta cũng cảm thấy căm phẫn tính cách hèn mọn, nhu nhược của người chồng và sự điêu ngoa, ác độc của cha mẹ chồng; qua đó cũng căm phẫn cho xã hội trọng nam khinh nữ. |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên. |
0,5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: I. MỞ BÀI – Giới thiệu đoạn trích: “Quan Âm Thị Kính” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề đạo đức thế sự. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về nguyên cớ dẫn đến nỗi oan giết chồng của Thị Kính. – Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích nói trên. II. THÂN BÀI 1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề: a. Xác định chủ đề: Qua nỗi oan của Thị Kính, đoạn trích bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng lên tiếng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. Đoạn trích cũng ngầm lên án thói trọng nam khinh nữ, tục hôn nhân sắp đặt trong chế độ phong kiến. b. Phân tích, đánh giá chủ đề: – Đoạn trích là lời ca ngợi đối với phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính. Nàng là người vợ hết mực chăm lo cho chồng để chồng toàn tâm toàn ý lo việc học hành. Nàng dệt cửi, thức đêm để động viên chồng, yêu thương chồng hết mực. – Nhưng nàng lại phải chịu nỗi oan ức không thể giãi bày. Mọi lời nói thanh minh của nàng đều không thể lay chuyển được chồng và bố mẹ chồng. Điều ấy cho thấy thân phận thấp cổ bé họng của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ, nơi mà tiếng nói của người phụ nữ không hề có chút trọng lượng. – Thị Kính cũng là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, không có quyền tự quyết về hạnh phúc cá nhân của mình. Họ lấy chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ, rồi khi bị ruồng rẫy, họ lại bị trả về nhà bố mẹ mà không hề có quyền phản đối, kêu đòi. – Qua đoạn trích, tác giả dân gian cũng cất lên tiếng nói phê phán tố cáo xã hội phong kiến nam quyền. Đại diện cho cái xã hội ấy là người chồng nhu nhược, là bố mẹ chồng ghê gớm, không thèm lắng nghe tiếng nói của nàng dâu. Họ tự cho mình cái quyền phán quyết số phận của người khác chỉ hoàn toàn dựa trên cảm tính, dựa trên oai quyền của họ. 3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật: – Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ ba, do vậy, diễn biến trong đoạn trích được tường thuật lại một cách khách quan. Tuy nhiên, để ý kĩ, ta thấy người kể chuyện ở đây, tức tác giả dân gian, có cái nhìn thiện cảm và bênh vực Thị Kính, đồng thời phê phán người chồng và bố mẹ chồng của Thị Kính. – Nhân vật: Đoạn trích có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. + Nhân vật chính diện là Thị Kính, được khắc họa qua hành động và lời thoại, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất cũng như nỗi oan ức trái ngang mà nàng phải chịu đựng. + Các nhân vật phản diện bao gồm người chồng và bố mẹ chồng Thị Kính. Những nhân vật này chủ yếu được khắc họa qua lời nói, qua đó thể hiện tính chất nhu nhược cũng như độc đoán, tàn bạo của họ. – Bút pháp miêu tả: Đoạn trích chủ yếu kể, tả lại nguyên nhân Thị Kính bị hàm oan và việc Thị Kính bị chồng và bố mẹ chồng buộc tội. Tuy nhiên, thông qua việc miêu tả sự kiện ấy, đoạn trích đã lột tả được tâm trạng oan ức, đau khổ, bất lực của Thị Kính cũng như khắc họa được bản tính xấu xa, chuyên quyền độc đoán của gia đình nhà chồng Thị Kính. III. KẾT BÀI – Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ta thấy được sự đồng cảm của tác giả dân gian đối với thân phận của người phụ nữ, đồng thời lên án mạnh mẽ chế độ nam quyền, tệ hôn nhân sắp đặt trong xã hội phong kiến. – Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã khiến ta hiểu được nỗi thống khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ, thấy được lợi ích to lớn của việc nam nữ bình quyền trong xã hội hiện đại. |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 – Đề 3
3.1 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KHUN LÚA – NÁNG ỦA (CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)
(Truyện thơ dân tộc Thái)
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng
Vào cánh rừng trông chừng xa khuất
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
Bà Nàng cuống sợ nhào theo
Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?
245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú
Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay
Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay
-Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-Anh yêu quí , chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !
255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời :
-Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề !
Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa :
Gắng hãy về chớ quá buồn đau
Mặc cho kẻ lượn bên rào
260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau !
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
– Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 – Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
(Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 – 1997)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba
D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại
Câu 2. Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:
A. Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu
B. Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lấy chàng trai nghèo khó
C. Suy nghĩ về tương lai của chính mình
D. Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu
Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-Anh yêu quí, chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!
A. Nàng Ủa mong chàng Lú quên mình đi
B. Nàng Ủa quyết định tìm tới cái chết để bảo vệ tình yêu của hai người
C. Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt
D. Nàng Ủa không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu
Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế nào?
A. Người cha quyết từ mặt con
B. Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời
C. Người cha sẽ bỏ nhà ra đi
D. Người cha sẽ giết chàng Lú
Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?
-Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250 – Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
A. Thất vọng vì sự dại dột của nàng Ủa
B. Lo lắng sợ rằng nàng Ủa không bao giờ tỉnh lại
C. Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng Ủa bất tỉnh
D. Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy
Câu 6. Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa là:
A. Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau
B. Sợ đi tìm ngay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa
C. Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi
D. Vỗ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau
Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?
A. Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên
B. Bị gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa
C. Trải qua nhiều khó khăn, trắc trở
D. Đoàn tụ, sum vầy
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
…..
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
….
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
– Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 – Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?
Câu 10. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng Ủa trong đoạn trích trên.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy từ nội dung đoạn trích trên, em hãy bàn luận về: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người
3.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 11
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
B |
0.5 |
|
2 |
A |
0.5 |
|
3 |
C |
0.5 |
|
4 |
B |
0.5 |
|
5 |
D |
0.5 |
|
6 |
A |
0.5 |
|
7 |
B |
0.5 |
|
8 |
HS trình bày được – Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình yêu – Liệt kê một số biểu hiện: Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi. |
0.5 |
|
9 |
HS trình bày các lí do tuy nhiên có thể nhắc đến lí do: Chàng Lú không muốn làm khó người mình yêu, khuyên nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù có thể nào thì vẫn luôn yêu và hết lòng thủy chung với nàng Ủa |
1.0 |
|
10 |
HS nêu được cảm nhận về tình cảm son sắt, bền chặt của Nàng Ủa – Chàng Lú + Đau đớn, sầu khổ, khóc nước mắt lã chã khi chẳng thể cạnh người mình yêu + Chàng Lú đau đớn, có những cử chi quan tâm, chăm sóc nàng Ủa, khuyên nhủ nàng, không để nàng khó xử + Khẳng định tình yêu đôi lứa có trời đất chứng giám +… |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận bàn về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được về tác phẩm, tiến hành phân tích giá trị về nghệ thuật và giá trị về nội dung Sau đây là một hướng gợi ý: – Giới thiệu chung về tác phẩm – Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích và chi tiết thể hiện được vấn đề được bàn luận: Tình yêu son sắt thủy chung của nàng Ủa – chàng Lú + Bàn luận về vấn đề: · Định nghĩa: Chung thủy nghĩa là sự son sắc một lòng trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay đựoc sống hạnh phúc ta vẫn không thay lòng đổi dạ. · Giá trị của lòng thủy chung, son sắt với mỗi người (biểu hiện – chứng minh): Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong mối quan hệ vợ chồng lòng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc. Trong tình bạn nếu có lòng thủy chung thì chắc hẳn tìnhbạn sẽ được kéo dài và bền vững hơn bao giờ hết. Con người muốn có muốn quan hệ lâu bền thì phải dùng trái tim để đối đáp với nhau. Lòng chung thủy chính là một thước đo của phẩm chất. Một con người có lòng chung thủy sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và kính trọng. · Liên hệ bản thân |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 CTST
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề thi cuối kì 1 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.