Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học 4 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 10 Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới.

Với 10 Đề thi học kì 1 Khoa học 4có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo, còn giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt, Toán.  Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Chân trời sáng tạo

1.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4

PHÒNG GD & ĐT ……………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC……………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nước không có tính chất nào sau đây?

A. Nước hòa tan được muối, đường.
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
C. Nước thấm qua được ni lông, sắt, thép.
D. Nước có thể thấm qua vải, giấy.

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?

A. Sự hình thành của mây.
B. Kem tan chảy.
C. Sự hình thành sương muối.
D. Phơi quần áo ướt dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 3. Em có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?

A. Xả rác xuống ao, hồ.
B. Tận dụng nước vo gạo để tưới cây.
C. Không khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng.
D. Không thông báo cho người lớn khi thấy vòi nước bị rò rỉ.

Câu 4. Hoạt động bơm xe đạp lốp xe đạp đã áp dụng tính chất nào của không khí?

A. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
B. Không khí trong suốt, không màu, không mùi.
C. Không khí chứa bụi và hơi nước.
D. Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.

Câu 5. Hình ảnh sau cho em biết nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?

Câu 5

A. Núi lửa phun trào.
B. Cháy rừng.
C. Khí thải từ nhà máy công nghiệp.
D. Khí thải từ các phương tiện giao thông.

Câu 6. Điền từ thích hợp vào ….

“Trong không khí, ánh sáng truyền theo ….”

A. đường thẳng
B. đường cong
C. đường gấp khúc
D. đường xiên

Câu 7. Chất nào sau đây dẫn nhiệt kém?

A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Nhựa

Câu 8. Để đo nhiệt độ cơ thể, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Cân đồng hồ
B. Nhiệt kế
C. Thước thẳng
D. Cân điện tử

Câu 9. Ghép mỗi nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.

A B
1. Rễ cây a. thông qua quá trình quang hợp và hô hấp.
2. Thân cây b. hấp thụ nước và chất khoáng.
3. Thực vật trao đổi không khí với môi trường c. thông qua quá trình quang hợp.
4. Thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng d. vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên.

Câu 10. Viết ☐ vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

☐ Vật phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

☐ Âm thanh không truyền được qua chất rắn.

☐ Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng tăng.

☐ Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có thể gây tác hại đến thính giác, nhức đầu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và gây ra một số bệnh tim mạch.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Nêu một số ví dụ về vai trò của ánh sáng trong đời sống. Để bảo vệ mắt, em cần phải làm gì?

Câu 2. (2 điểm)

a. Khi thầy cô giáo giảng bài, các em nghe được tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này cho thấy âm thanh được truyền qua môi trường nào? Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ đâu tới đâu?

Tham khảo thêm:   Đọc: Trường Sa - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 14

b. Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hỏa, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn? Vì sao?

Câu 3. (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường bằng cách điền vào ….

Câu 3

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Câu 1 – 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1 – C

2 – D

3 – B

4 – A

5 – C

6 – A

7 – D

8 – B

Câu 9: Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm

1 – b 2 – d 3 – a 4 – c

Câu 10: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1 – Đ 2 – S 3 – S 4 – Đ

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 (1 điểm)

– HS tự nêu một số ví dụ. Gợi ý:

Cây cối cần ánh sáng để quang hợp; ánh sáng dùng để sưởi ấm trang trại gà vào mùa đông; ánh sáng đèn đường giúp con người di chuyển vào ban đêm,.v..v…

– Để bảo vệ mắt em cần: tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; đọc, viết dưới ánh sáng thích hợp; thực hiện tư thế ngồi học đúng, giữ khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở… khi đọc, viết.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2 (2 điểm)

a. – Điều này cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí.

– Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ miệng thầy cô đến tai của học sinh.

b. – Bạn Minh nghe thấy tiếng còi tàu to hơn.

– Giải thích: Khi âm thanh lan truyền càng xa thì độ to càng giảm, do đó khi ở gần nguồn âm sẽ nghe âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3 (1 điểm)

Câu 3

Mỗi ý

0,25 điểm

1.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học 4

CHỦ ĐỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số
Nhận biết Kết nối Vận dụng
TN TL TN TL TN TL TN TL

Chất

Bài 1. Một số tính chất và vai trò của nước

1

1

0,5

Bài 2. Sự chuyển thể của nước

1

1

0,5

Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

1

1

0,5

Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí

1

1

0,5

Bài 5. Gió, bão

Bài 6. Ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí

1

1

0,5

Năng lượng

Bài 8. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

1

1

0,5

Bài 9. Ánh sáng với đời sống

1

1

1

Bài 10 + 11. Âm thanh và Âm thanh trong đời sống

1

1

1

1

3

Bài 12. Nhiệt độ và nhiệt kế

1

1

0,5

Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt

1

1

0,5

Thực vật và động vật

Bài 15. Thực vật cần gì để sống và phát triển

1

1

1

1

Bài 16. Nhu cầu sống của động vật

1

1

1

Tổng số câu TN/TL

6

2

2

2

1

10

3

10 điểm

Điểm số

4

1

2

1

2

6

3

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

3 điểm

30%

10 điểm

100 %

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu TL/ Số câu hỏi TN Câu hỏi
TL (số câu) TN (số câu) TL TN

CHẤT

5

1. Một số tính chất và vai trò của nước

Nhận biết

– Chỉ ra đặc điểm không phải là tính chất của nước.

1

C1

2. Sự chuyển thể của nước

Kết nối

– Mô tả được sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí trong hiện tượng tự nhiên.

1

C2

3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Vận dụng

– Hành động để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước

1

C3

4. Thành phần và tính chất của không khí

Kết nối

– Hiểu được tính chất của không khí trong hoạt động bơm xe.

1

C4

5. Ô nhiễm không khí và bảo vệ nguồn nước

Nhận biết

– Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được thể hiện trong hình.

1

C5

NĂNG LƯỢNG

2

4

6. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Nhận biết

– Điền từ còn thiếu.

1

C6

7. Ánh sáng và đời sống

Kết nối

– Lấy ví dụ về vai trò của ánh sáng trong đời sống. Đề xuất biện pháp để bảo vệ mắt.

1

C1

8. Âm thanh và âm thanh trong đời sống

Nhận biết

– Chọn đúng, sai.

1

C10

Vận dụng

– Áp dụng các kiến thức đã học để lí giải một số tình huống, hiện tượng trong thực tế.

1

C2

9. Nhiệt độ và nhiệt kế

Nhận biết

– Chỉ ra dụng cụ để đo nhiệt độ cơ thể.

1

C8

10. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt

Nhận biết

– Nêu chất dẫn nhiệt kém.

1

C7

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

1

1

11. Thực vật cần gì để sống và phát triển

Nhận biết

– Nối nội dung ở hai cột sao cho phù hợp.

1

C9

12. Nhu cầu sống của động vật

Kết nối

– Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường.

1

C3

2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 Kết nối tri thức

2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1 1đ)

Tham khảo thêm:   Nghị định 08/2018/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định điều kiện đầu tư kinh doanh quản lý Bộ Công thương

Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thông qua hiện tượng nào?

A. Bay hơi
B. Đông đặc
C. Nóng chảy
D. Ngưng tụ

Câu 2. Điền vào chỗ chấm với các từ sau: ngưng tụ, mưa, bay hơi, trở về (M2 1đ)

Mặt Trời làm nước ở trên mặt đất nóng lên và …………………… vào không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ………………… thành những đám mây . Những giọt nước lớn trong đám mây rơi xuống thành …………… Nước …………………… với đất, sông, hồ, biển. Sự lặp lại như vậy tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Câu 3. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M2 1đ)

Không khí có tính chất gì?

A. Trong suốt.
B. Không màu, không mùi, không vị.
C. Không có hình dạng nhất định
D. Tất cả các ý trên.

Câu 4. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (M1 1đ)

a. Âm thanh truyền trong chất rắn nhanh hơn chất lỏng ☐
b. Âm thanh truyền trong chất lỏng chậm hơn chất khí ☐
c. Âm thanh truyền trong chất rắn chậm hơn chất lỏng ☐
d. Âm thanh truyền trong chất lỏng nhanh hơn chất khí ☐

Câu 5. Nối ý ở cột A đúng với ý ở cột B (M3 1đ)

Câu 5

Câu 6. Điền vào chỗ chấm, viết tên 2 đồ vật (M2 1đ)

Vật dẫn nhiệt tốt ở nhà em:……………,…………….,…………………….

Vật dẫn nhiệt kém ở nhà em: ……………,………………,……………..…

Câu 7. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1 1đ)

Thực vật cần gì để sống và phát triển?

A. Không khí, nước, đất, nhiệt độ.
B. Đất, nước, nhiệt độ thích hợp.
C. Không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
D. Nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 8. Không khí gồm những thành phần nào? (M3 1 đ)

Câu 9. Hãy nêu một số ứng dụng tính dẫn nhiệt của vật trong cuộc sống hàng ngày ? (M3 1đ)

Câu 10. Thực vật trao đổi khí với môi trường như thế nào? (M3 1 đ)

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. B. Đông đặc

Câu 2.

Mặt Trời làm nước ở trên mặt đất nóng lên và bay hơi vào không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những đám mây . Những giọt nước lớn trong đám mây rơi xuống thành mưa. Nước trở về với đất, sông, hồ, biển. Sự lặp lại như vậy tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Câu 3. D. Tất cả các ý trên.

Câu 4.

a. Đ

b. S

c. S

d. Đ

Câu 5

Câu 5

Câu 6.

Vật dẫn nhiệt tốt ở nhà em: xoong, bàn ủi, chảo……

Vật dẫn nhiệt kém ở nhà em: tủ gỗ quần áo, bàn nhựa ăn cơm, ghế sopha,………

Câu 7. C. Không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

II. TỰ LUẬN

Câu 8. Thành phần của không khí bao gồm: khí ni tơ, khí ô – xi, khí các – bô- níc, một số khí khác, ngoài ra trong không khí còn có hơi nước và bụi.

Câu 9. Một số ứng dụng tính dẫn nhiệt của vật trong cuộc sống hàng ngày đó là: tay cầm của chảo làm bằng gỗ, giỏ và lót giữ ấm bình trà, mũ len đội những ngày giá rét, đốt lửa trại trong những ngày mùa đông, biết cách giữ cơm nóng lâu hơn bằng hộp cách nhiệt tự chế…….

Câu 10. Thực vật trao đổi khí với môi trường qua quá trình quang hợp và hô hấp. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá và cần có ánh sáng. Hô hấp diễn ra suốt ngày đêm và ở tất cả các bộ phận rễ, thân, lá,….

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

Chủ đề

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chất

Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Số câu

1

1

2

Câu số

1

2

Số điểm

1,0

1,0

2,0

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí.

Số câu

1

1

1

1

Câu số

3

8

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

Năng lượng

Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh

Số câu

1

1

2

Câu số

4

5

Số điểm

1,0

1,0

2,0

Bài 13: Vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.

Số câu

1

1

1

1

Câu số

6

9

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

Thực vật và động vật

Bài 15: Thực vật cần gì để sống?

Số câu

1

1

1

1

Câu số

7

10

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

Tổng

Số câu

3

3

1

3

7

3

Số điểm

3,0

3,0

1,0

3,0

7,0

3,0

3. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4 sách Cánh diều

3.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023 – 2024
MÔN KHOA HỌC 4 CÁNH DIỀU

Câu 1. (0,5đ): Thành phần chính của không khí gồm:

A. Khí ni-tơ, hơi nước và bụi.
B. Khí ô-xi và khí các-bô-níc.
C. Khí ni-tơ và khí ô-xi.
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.

Câu 2. (0,5đ): Vì sao phải cung cấp không khí để duy trì sự cháy?

A. Vì trong không khí có chứa khí ni-tơ.
B. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
C. Vì trong không khí có chứa khí các-bô-níc.

Câu 3. (2 đ- mỗi ý đúng: 0,5đ): Nối mỗi hiện tượng ở cột bên trái với một sự chuyển thể của nước ở cột bên phải sao cho phù hợp.

Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 63: Phép cộng trong phạm vi 100 000 Giải Toán lớp 3 trang 70, 71, 72 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Hiện tượng

Sự chuyển thể

1. Nước đóng thành băng

a. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí

2. Băng bị tan

b. Nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng

3. Mùa hè, trời nắng làm hồ nước khô cạn

c. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn

4. Sự tạo thành các giọt sương

d. Nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng

Câu 4. (0,5đ): Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?

A. Phía sau em.
B. Phía bên phải em.
C. Phía bên trái em.
D. Phía trước mặt em

Câu 5. (0,5đ): Ý kiến nào sau đây không đúng?

Đổ nước nóng từ phích nước ra cốc:

A. Có sự truyền nhiệt từ nước ra cốc.
B. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra nước.
C. Có sự truyền nhiệt từ nước ra không khí.
D. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra không khí.

Câu 6. (0,5đ): Quá trình cây hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc được gọi là gì?

A. Thoát hơi nước.
B. Quang hợp.
C. Hô hấp

Câu 7. (0,5đ): Cho đường vào cốc nước ta nhìn thấy các hạt đường. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?

A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.

Câu 8. (0,5đ): Khuấy cốc nước đã cho đường. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt đường nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?

A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất

Câu 9. (0,5đ): Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau. Bạn đặt một tờ bìa đen có lỗ thủng chắn giữa mắt và một ngọn nến sao cho mắt nhìn thấy ngọn nến. Sau đó bạn lại đặt tiếp 2 tờ bìa đen khác (cũng có lỗ thủng) trong khoảng giữa mắt và ngọn nến (hình vẽ), di chuyển các tấm bìa này và thấy rằng chỉ khi 3 lỗ thủng thẳng hàng thì bạn mới nhìn thấy ngọn nến. Thí nghiệm này cho thấy ánh sáng:

Câu 9

A. truyền qua được 1 hoặc 3 tấm bìa
B. truyền thẳng
C. chỉ truyền qua các tấm bìa trắng
D. có tính chất B và C

Câu 10. (0,5đ): Thi nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong
phòng tối rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?

A. Cây cần nước
B. Cây cần ánh sáng
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.

Câu 11. (0,5đ): Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:

A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Cả chất lỏng và chất khí

Câu 12. (1 đ): Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.

Câu 13. (1đ): Vì sao khi trời rét ta mặc áo bông hoặc áo lông lại thấy ấm?

Câu 14. (1 đ): Khi trời rét đậm người nông dân thường sử dụng tấm ni lông trắng để che cho mạ. Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố nào cần cho sự sống của cây?

Câu 14

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

Câu

Hình thức

TPNL

Điểm

Nội dung đánh giá

Đáp án

1

TNKQ

1

0,5

Biết được thành phần chính của không khí

C

2

TNKQ

1

0,5

Biết được ô- Xi cần cho sự cháy

B

3

TNKQ

1

2 (mỗi ý đúng 0,5đ)

Biết được sự chuyển thể của nước

1-c; 2-d; 3-a;

4-b

4

TNKQ

1

0,5

Biết được sự tạo thành bóng của vật

C

5

TNKQ

1

0,5

Biết được sự truyền nhiệt

B

6

TNKQ

1

0,5

Biết được khí ô- xi cần cho quá trình hô hấp của cây

C

7

TNKQ

2

0,5

Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước

C

8

TNKQ

2

0,5

Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nước

D

9

TNKQ

2

0,5

Biết cách làm thí nghiệm tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.

B

10

TNKQ

2

0,5

Thí nghiệm tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của thực vật.

B

11

TNKQ

2

0,5

Thí nghiệm tìm hiểu sự an

D

truyền của âm thanh

12

TL

2

1,0

Thí nghiệm tìm hiểu vật

dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt

kém

Đổ 1 lượng nước nóng hoặc lạnh như nhau vào 2 cốc; sau cùng 1 khoảng thời gian đo em nhiệt độ của nước ở cốc nào thay đổi ít hơn cốc còn lại chứng tỏ cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.

13

TL

3

1,0

Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt kém

Vì bông hoặc ông dẫn nhiệt kém

14

TL

3

1,0

Vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của thực vật để giải thích việc làm chăm sóc cây trồng

Để đảm bảo yếu tố ánh sáng, nhiệt

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4

Mạch nội dung Tên bài TPNL 1 TPNL 2 TPNL3 Tổng
Chất Nước Câu 1,2,3 Câu 7, 8 5
Không khí
Năng lượng

Ánh sáng Câu 9, 11, 12 Câu 13 6
Âm thanh Câu 4, 5,
Nhiệt
Thực vật và động vật Nhu cầu sống của thực vật và động vật Câu 6 Câu 10 Câu 14 3
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi
Tổng Số câu 6 6 2 14
Số điểm 3,5 4,5 2 10

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học 4 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *