Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023 – 2024 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 12 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2023 – 2024 gồm 9 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo.

Đề thi cuối kì 1 GDCD 12 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa gồm cả đề 100% trắc nghiệm và đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Đề thi cuối kì 1 GDCD 12 sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 9 đề thi cuối kì 1 GDCD 12 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12, đề thi học kì 1 môn Tin học 12.

1. Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 – Đề 1

1.1 Đề thi học kì 1 GDCD 12

TRƯỜNG THPT………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023– 2024

Môn: GDCD 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề có 04 trang)

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Đi xe hàng hai, hàng ba cản trở các phương tiện khác.
C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Câu 2. Mỗi quy tắc xử xự thường được thể hiện thành

A. nhiều quy định pháp luật.
B. một số quy định pháp luật.
C. một quy phạm pháp luật.
D. một số quy phạm pháp luật.

Câu 3. Một đạo luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi:

A. Đạo luật đó mang bản chất xã hội
B. Đạo luật đó mang bản chất giai cấp
C. Đạo luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp
D. Đạo luật đó mang bản chất xã hội hoặc mang bản chất giai cấp

Câu 4. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ

A. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
B. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.
C. hành động để công dân thực hiện quyền của mình.
D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.

Câu 5. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chi A.
C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

Câu 6. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức thi hành pháp luật?

A. Học sinh đến trường để học tập.
B. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
C. Nhà máy không xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
D. Nam không thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 8. Anh A sử dung điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an xử phạt hành chính với anh A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 10. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?

A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể hành động.
D. Có thể không hành động.

Câu 11. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hùng hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào?

A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 12: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?

A. Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn.
B. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.
C. Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị.
D. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người.

Câu 13. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. quản thúc.

Câu 14: Thái độ của người biết hành vi của mình là sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào sau đây của vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 15: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ.
C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc và địa vị xã hội.
D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Câu 17. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Trách nhiệm của xã hội.
B. Trách nhiệm của nhà nước.
C. Nghĩa vụ của tổ chức.
D. Nghĩa vụ của công dân.

Câu 18: Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công dân sử dụng

A. các quyền của mình.
B. các trách nhiệm của mình
C. các lợi ích của mình.
D. các nhu cầu của mình

Câu 19. Quan điểm nào sau đây sai khi nói về: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

A. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau.
C. Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật

Câu 20: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.
B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
C. Theo dõi mọi hành vi của người khác.
D. Yêu cầu mọi người sống trung thực.

Câu 21. Quan niệm nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân

A. Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình.
B. Chồng là trụ cột kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc con.
C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tin của nhau.
B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
C. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.

Câu 23. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?

A. Quy phạm pháp luật.
B. Giao kèo lao động.
C. Cam kết lao động.
D. Hợp đồng lao động.

Câu 24. Hiện nay, một số doanh nghiệp và cơ quan không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp, cơ quan này đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong sử dụng lao động.

Câu 25. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Quỳnh cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp.
B. Tích cực, chủ động, tự quyết.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm

Câu 26: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ

A. kết hôn.
B. nghỉ việc không lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. có thai.

Câu 27: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giữa các anh chị em với nhau?

A. Anh, chị có quyền sai em làm các công việc nặng nhọc.
B. Anh, chị yêu thương và đùm bọc em trong mọi công việc.
C. Anh, chị dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
D. Anh, chị giúp đỡ em trong mọi công việc ở gia đình.

Câu 28. Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần

A. thỏa thuận với vợ.
B. tự quyết định.
C. xin ý kiến cha mẹ.
D. tự giao dịch.

Câu 29. Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. binh đẳng trong việc sử dụng lao động.

Câu 30. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Tự chủ kinh doanh.
B. Chủ động tìm kiếm thị trường.
C. Khai thác thị trường.
D. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.

Câu 31. Bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong

A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.
B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế.
C. nâng cao dân trí giữa các dân tộc.
D. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 32. Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục

A. sự phân hóa giàu nghèo giữa các dân tộc.
B. trình độ phát triển quá thấp của một số dân tộc.
C. sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.
D. khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc.

Câu 33. Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc

A. bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau.
B. luôn kỳ thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
C. có trình độ phát triển kinh tế – xã hội chênh lệch nhau.
D. hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.

Câu 34. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.
B. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lý của Nhà nước.
C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.
D. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lý.

Câu 35. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân có tôn giáo?

A. Sống khép kín không giao lưu, hợp tác với các công dân không có tôn giáo.
B. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc các tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo.
C. Chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân khi có sự đồng ý của các chức sắc tôn giáo.
D. Sẵn sàng làm các việc trái với quy định của pháp luật đẻ bảo vệ tôn giáo của mình.

Câu 36. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân dưới đây, quan trọng nhất là quyền

A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể .
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập trang 22 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 22 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Câu 37. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 38. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người
B. Công an có quyền đánh người
C. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người
D. Không ai được đánh người

Câu 39. Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
B. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
C. được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
D. bất khả xâm phạm về thân thể cuả công dân

Câu 40. Khẳng định nào dưới đây không đúng?
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều

A. không quá nguy hiểm cho xã hội.
B. trái với đạo đức xã hội.
C. bị xử lý theo pháp luật.
D. vi phạm pháp luật.

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 GDCD 12

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 B 21 C 31 A
2 C 12 B 22 D 32 C
3 C 13 C 23 D 33 C
4 A 14 B 24 C 34 D
5 A 15 C 25 A 35 B
6 B 16 A 26 B 36 B
7 D 17 B 27 A 37 D
8 D 18 A 28 A 38 D
9 B 19 B 29 C 39 B
10 C 20 A 30 D 40 A

2. Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 – Đề 2

2.1 Đề thi học kì 1 GDCD 12

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …………

TRƯỜNG THPT …………

(Đề thi gồm 4 trang, 40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: GDCD – Lớp: 12

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.
B. tài sản
C. gia đình.
D. tình cảm.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.
D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật
B. vi phạm nội quy
C. vi phạm pháp luật
D. vi phạm trật tự

Câu 6.Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật
C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

Câu 7. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. làm việc theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 8. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
B. phạt tiền, cảnh cáo
C. tịch thu tang vật, phương tiện
D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra

Câu 9. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 10. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là

A. 7 năm
B. 5 năm
C. 3 năm
D. 8 năm

Câu 11. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của PL?

A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.
B. Đồng ý với bố.
C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.
D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.

Câu 12: Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của PL?

A. Bị phạt 150.000 đồng
B. Bị phạt 100.000 đồng
C. Nhắc nhở vì là công an.
D. Giữ thẻ công an.

Câu 13. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào?

A. Xử phạt 1 hành vi
B. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất
C. Xử phạt hành vi gần nhất
D. Xử phạt tất cả các hành vi

Câu 14. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào

A. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.
B. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
D. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.

Câu 15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã

Tham khảo thêm:   Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

A. sử dụng PL
B. tuân thủ PL
C. thi hành PL
D. áp dụng PL

Câu 16. Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế – xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm

A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.
B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.

Câu 17. Tôn giáo nào dưới đây không được pháp luật Việt Nam bảo hộ?

A. Đạo Hồ Chí Minh
B. Đạo thiên chúa
C. Đạo cao đài
D. Đạo phật

Câu 18. Quản lý xã hội bằng phương tiện nào sau đây là hữu hiệu nhất?

A. Chính trị.
B. Pháp luật.
C. Tôn giáo.
D. Kinh tế.

Câu 19: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 15 tuổi
B. 18 tuổi
C. 14 tuổi
D. 16 tuổi

Câu 20. Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về

A. Lao động
B. Kinh doanh
C. Tôn giáo
D. Hôn nhân và gia đình

Câu 21. Anh A là chồng, thường xuyên đánh đập vợ là chị B. Hành vi của anh A vi phạm quan hệ nào trong quan hệ vợ chồng sau đây?

A. Quan hệ tài sản
B. Quan hệ kinh tế
C. Quan hệ nhân thân
D. Quan hệ xã hội

Câu 22. Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản trong quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

Câu 23. Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

A. 18 tuổi trở lên
B. 15 tuổi trở lên
C. 17 tuổi trở lên
D. 16 tuổi trở lên

Câu 24..Pháp luật được ban hành dưới dạng nào?

A. Văn bản dưới luật
B. Văn bản luật
C. Văn bản
D. Công văn

Câu 25. Pháp luật mang bản chất xã hội vì

A. PL bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội.
B. PL do nhà nước ban hành.
C. PL phục vụ đời sông xã hội.
D. PL do nhân dân xây dựng nên.

Câu 26. Cơ quan nào của Nhà nước có quyền ban hành và sửa đối Hiến pháp, pháp luật?

A. Quốc hội
B. Viện kiểm sát
C. Tòa án
D. Văn phòng chính phủ

Câu 27. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây?

A. Bình đẳng trong văn hóa
B. Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo
D. Bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 28. Trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

A. Từ hôn
B. Hủy hôn
C. Hứa hôn
D. Li hôn

Câu 29. Các dân tộc không bị phân biệt đối xử, được pháp luật và Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là biểu hiện của

A. quyền tự quyết dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền tự do dân chủ giữa các dân tộc.
D. quyền tự do phát triển giữa các dân tộc.

Câu 30. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được hoạt động

A. hoàn toàn tự do. B. hoàn toàn tự chủ.
C. Tự do theo quy định của tín ngưỡng. D. tự do trong khuôn khổ của PL.

Câu 31. Anh H lái xe ô tô trên đường, do không quan sát kỹ nên va vào anh C làm anh C bị thương nhưng anh H vẫn tiếp tục đi. CSGT xử lý anh H như thế nào cho đúng PL?

A. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
B. Nhắc nhở.
C. Bỏ qua.
D. Phạt tiền đến 6.000.000 đồng.

Câu 32. Học sinh A là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách ưu tiên nào dưới đây của Đảng và nhà nước?

A. Miễn giảm học phí và trợ cấp học tập
B. Hỗ trợ phương tiện đi lại
C. Hỗ trợ về chỗ ở
D. Định hướng chương trình học tập

Câu 33. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị CSGT yêu cầu dừng xe, lập biên bản xử phạt hành chính. Trong trường hợp trên, CSGT đã

A. thi hành PL
B. sử dụng PL
C. tuân thủ PL
D. áp dụng PL

Câu 34. Nhà hàng xóm của em có người mắc bệnh ung thư phổi, họ tin vào lời đồn đại là nhờ cô đồng làm lễ giải hạn là sẽ khỏi bệnh. Em ủng hộ quan điểm nào sau đây cho đúng đắn?

A. Kệ họ vì chẳng liên quan đến mình.
B. Ủng hộ nhiệt tình.
C. Khuyên họ không nên làm lễ.
D. Phân tích cho họ thấy đó là hành vi vi phạm PL.

Câu 35. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau, từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. khác nhau.
B. tương tự nhau.
C. cùng nhau.
D. như nhau.

Câu 36. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?

A. Đánh mất xe của người khác.
B. Thường xuyên đi làm muộn.
C. Vượt đèn vàng.
D. Làm hàng giả với số lượng lớn.

Câu 37. Người có hành vi vi phạm PL hình sự thì bị coi là

A. Nghi phạm
B. Đồng phạm
C. Tội phạm
D. Bị can

Câu 38. Bất kỳ công dân nào VPPL đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đó là nội dung về quyền bình đẳng của CD về

A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 39: Anh A kinh doanh mặt hàng VLXD. Hàng tháng, anh đến cơ quan thuế để nộp thuế. Như vậy, anh A đã

A. tuân thủ PL
B. thi hành PL
C. sử dụng PL
D. áp dụng PL

Câu 40. Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời

A. lợi ích hợp pháp của công dân.
B. trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. nhu cầu chính đáng của công dân.

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 GDCD 12

1 A 11 D 21 C 31 D
2 A 12 A 22 B 32 A
3 A 13 D 23 D 33 D
4 B 14 C 24 B 34 D
5 C 15 D 25 A 35 D
6 C 16 B 26 A 36 C
7 B 17 A 27 C 37 C
8 B 18 B 28 B 38 C
9 C 19 A 29 B 39 B
10 A 20 D 30 D 40 C

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023 – 2024 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 12 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *