Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 2 Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 11 sách KNTT, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 sách mới gồm 2 đề kiểm tra, đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 11 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 2 đề thi kiểm tra học kì 1 Công nghệ 11 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11.

1. Đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều

Lưu ý: Đáp án trắc nghiệm chưa đầy đủ chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

1.1 Đề thi học kì 1 Công nghệ 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Đặc điểm của giống gà Leghorn là

A. có bộ lông và dái tai màu trắng, chân màu vàng, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng cao.
B. có bộ lông và dái tai màu đen, chân màu đen, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng cao.
C. có bộ lông màu trắng, chân màu vàng, có cựa to khỏe. Giống gà này cho năng suất trứng thấp
D. có bộ lông trắng, chân màu đen, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng thấp

Câu 2: (NB) Triển vọng của ngành chăn nuôi là

A. thu hút nhiều nhà đầu thư quốc tế
B. hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững
C. ngày càng có nhiều nhân lực, nhân công có trình độ
D. mở rộng quy mô lớn, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Câu 3: (NB) Gà, vịt , ngan, ngỗng là vật nuôi thuộc nhóm nào?

A. Côn trùng
B. Thú cưng
C. Gia súc
D. Gia cầm

Câu 4 (NB): Thể chất là

A. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật
B. sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
C. đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
D. chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi liên quan tới sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.

Câu 5 (NB): Đâu không phải là công nghệ được đưa vào áp dụng trong chăn nuôi?

A. Đốt than sưởi ấm trong chuồng gà.
B. Các cảm biến trong chuồng lợn
C. Công nghệ thị giác máy tính nhận diện khuôn mặt bò
D. Thiết bị cảm biến đeo cổ cho bò

Câu 6 (NB): Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:

a. 1 đêm.
B. 2 ngày.
C. 1 ngày đêm.
D. 2 ngày đêm.

Câu 7 (NB): Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

A. Vàng nâu
B. Vàng ươm
C. Vàng rơm
D. Trắng xám

Câu 8 (NB): Một trong các điều kiện để một nhóm vật nuôi được công nhận là giống vật nuôi là

A. các đặc điểm về ngoại hình và năng suất khác nhau.
B. được Hội đồng Giống Quốc gia công nhận.
C. có một số lượng cá thể không ổn định.
D. ngoại hình và năng suất giống nhau không phân biệt với giống khác.

Câu 9 (NB): Đâu không phải một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?

A. Bệnh sinh sản.
B. Bệnh truyền nhiễm.
C. Bệnh kí sinh trùng.
D. Bệnh giao tiếp.

Câu 10 (NB): Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng:

A. Chỉ số dinh dưỡng
B. Loại thức ăn
C. Lượng thức ăn tinh, thô
D. Lượng chất xơ, axit amin

Câu 11 (NB): Lai xa là

A. phương pháp lai giữa các cá thể giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.
B. phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn
C. phương pháp lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
D. phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến

Câu 12 (NB): Phương pháp nào được ứng dụng để chế biến thức ăn thô có hàm lượng lignin cao như thân cây sắn, rơm, rạ, lõi ngô,…?

A. Phương pháp đường xơ hoá học
B. Phương pháp đường hóa xơ
C. Phương pháp tương lượng đường trong máu
D. Phương pháp giảm lượng đường trong máu

Câu 13 (NB): Ngô, khoai thuộc loại thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn protein động vật
B.Thức ăn protein thực vật
C. Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật
D. Thức ăn nhóm carbohydrate

Câu 14 (NB): Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống là

A. bệnh dịch tả lợn hiện đại
B. bệnh mở dấu lợn
C. bệnh giun đũa lợn
D. bệnh phân trắng lợn con

Câu 15 (NB): Chất bảo quản thức ăn, chất chống mốc là:

A. Thức ăn bổ sung
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
C. Phụ gia
D. Thức ăn đậm đặc

Câu 16 (NB): “Tăng sức đề kháng của vật nuôi” là tác dụng của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi ở:

A. Vai trò về khoa học
B. Vai trò đối với sức khoẻ cộng đồng
C. Vai trò về bảo vệ môi trường
D. Vai trò về kinh tế

Câu 17 (TH): Loại năng lượng được tái tạo trong mô hình chăn nuôi sau đây

A. chất thải rắn
B.Lửa
C. nước
D. gió

Câu 18 (TH): Phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường vì

1. giúp giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
2. giúp tăng nguy cơ tồn tại mầm bệnh.
3. gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
4. vật nuôi sẽ sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian nuôi

Số phát biểu đúng là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 19 (TH): Đặc điểm cơ bản của giống Lợn Móng Cái là?

A. có đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ
B. có lông màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ
C. lông màu trắng, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ
D. có lông vàng nhạt, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên

Câu 20 (TH): Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:

A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae

Câu 21 (TH): Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển?

A. Lợn bị bệnh thường bị lạnh, cơ thể chỉ còn 30 – 31°C, ăn nhiều nhưng uống ít nước
B. Lợn bị bệnh có những biểu hiện như mũi khô, mắt đỏ, phân táo
C. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,… có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái.
D. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang… có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Toán THCS 33 câu trắc nghiệm môn Toán Module 3

Câu 22 (TH): Vai trò của khoáng trong cơ thể là

A. tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể
B. chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất
C. cung cấp năng lượng
D. dự trữ năng lượng

Câu 23 (TH): Cho các ý sau:

1. Chọn lọc tổ tiên nhìn vào phả hệ để xem tổ tiên có tốt hay không

2. Chọn lọc bản thân , chủng sẽ được nuôi trong điều kiên tiêu chuẩn về nuôi dưỡng và chăm sóc

3. Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau

Hãy sắp xếp các ý trên theo thứ tự tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể

A. 3; 2; 1
B. 2; 1; 3
C. 2; 3; 1
D. 1; 2; 3

Câu 24 (TH): Câu nào sau đây không đúng về thức ăn thô khô và xác vỏ?

A. Thức ăn thô khô và xác vỏ bao gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng thu cắt và các loại phụ phẩm của cây trồng đem phơi, sấy khô (cỏ khô, rơm khô, vỏ trấu, thân cây lạc khô, vỏ đậu, lõi ngô khô,… ).
B. Thức ăn thô khô và xác vỏ thường giàu chất xơ (tỉ lệ xơ thô trên 18%), ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp, khi sử dụng cần chế biến, xử lí để tăng hiệu quả.
C. Thức ăn thô khô và xác vỏ chủ yếu cung cấp xơ, ít năng lượng, khi chế biến hợp lí sẽ tăng hiệu quả sử dụng.
D. Thức ăn thô khô, xác vỏ dùng làm thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho mọi loại vật nuôi.

Câu 25 (TH): Câu nào sau đây không đúng về bảo quản thức ăn chăn nuôi?

Câu nào sau đây đúng về bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,… sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản thông qua việc kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 – 10 ngày.
B. Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt,…), premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.
C. Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật,…) được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng
D. Cả A, B, C đúng

Câu 26 (TH): Nhóm enzyme nào có thể bổ sung trong thức ăn cho lợn, gia cầm nhằm giảm ảnh hưởng của các phytate kháng dinh dưỡng, tăng cường hấp thu phosphorus (P), calcium (Ca), amino acid và năng lượng, đồng thời giảm tác động tiêu cực của việc thải P vô cơ ra ngoài môi trường?

A. Phytase
B. Oxidoreductase
C. Hydrolase
D. Lyase

Câu 27 (TH): Nhược điểm của chọn lọc bằng bộ gen là gì ?

A. dễ dàng chọn được tính trạng mong muốn
B. thời gian chọn lọc nhanh chóng
C. độ chính xác cao
D. chi phí cao

Câu 28 (TH): “Lai giữa lợn đực ngoại Yorkshire với lợn cái Móng Cái để tạo ra con lai F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao và thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.” là ví dụ về phương pháp lai nào?

A. Lai cải tiến
B. Lai thuần chủng
C. Lai kinh tế phức tạp
D. Lai kinh tế đơn giản

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Hãy nêu các loại thức ăn cho lợn, gà và trâu bò tại địa phương em.

Câu 2: (VDC) Vì sao lợn được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có ít nguy cơ bị nhiễm giun, sán hơn so với lợn được nuôi theo phương thức chăn thả tự do?

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Công nghệ 11

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A B C D

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

D A D D

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy nêu các loại thức ăn cho lợn, gà và trâu bò tại địa phương em.

Gợi ý 

Các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho gà, lợn và trâu, bò ở địa phương em:

– Gạo, cám gạo

– Bắp, ngô

– Các loại đậu

– Các loại thức ăn chế biến từ cám

– Rau cỏ

– Thức ăn hỗn hợp

Câu 2: Hãy đề xuất các biện pháp để phòng, trị bệnh đối với lợn, đồng thời đảm bảo được an toàn cho con người và môi trường.

Gợi ý

Để phòng trị bệnh cho lợn đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường, có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đảm bảo lợn được chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và xử lý kịp thời.

2. Vệ sinh chuồng trại: Duy trì vệ sinh sạch sẽ trong chuồng trại, bao gồm việc làm sạch và khử trùng chuồng, thay đổi lót chuồng định kỳ để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

3. Kiểm soát dịch bệnh: Áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tiêm phòng, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh theo chỉ định của chuyên gia.

4. Giám sát và kiểm soát chất thải: Đảm bảo việc xử lý chất thải từ chuồng trại lợn theo quy định, tránh việc xả thải gây ô nhiễm môi trường.

5. Đào tạo và giáo dục người chăn nuôi: Cung cấp đào tạo và giáo dục cho người chăn nuôi về các biện pháp phòng trị bệnh, quy trình vệ sinh và an toàn trong chăn nuôi lợn.

6. Kiểm soát cách ly và di chuyển: Áp dụng các biện pháp kiểm soát cách ly và di chuyển lợn để ngăn chặn sự lây lan của bệnh từ chuồng này sang chuồng khác.

7. Hợp tác với cơ quan chức năng: Hợp tác với cơ quan chức năng như bác sĩ thú y và các tổ chức liên quan để đảm bảo việc phòng trị bệnh hiệu quả và an toàn.

8. Theo dõi và báo cáo: Theo dõi tình hình sức khỏe của lợn và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh lạ.

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Giới thiệu chung về chăn nuôi

(7 tiết)

3

1

4

0

1

2. Công nghệ giống vật nuôi (9 tiết)

4

4

8

0

2

3. Công nghệ thức ăn chăn nuôi (10 tiết)

6

4

1

10

1

4,5

4. Phòng trị bệnh cho vật nuôi (6 tiết)

3

3

1

6

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

2

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

0

4

1. Chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệp 4.0

Nhận biết

– Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Việt Nam và thế giới.

C2, 5

Thông hiểu

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

Vận dụng

– Những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi và liên hệ bản thân

2. Xu hướng phát triển của chăn nuôi

Nhận biết

– Nêu được xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

Thông hiểu

– Trình bày được các đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.

C17

3. Phân loại vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Nhận biết

– Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta

C3

Thông hiểu

– Nêu được xu hướng phát triển của chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới, đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững và chăn nuôi thông minh

Vận dụng

– Phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh học và mục đích sử dụng.

– Lựa chọn được phương thức chăn nuôi phù hợp với vật nuôi địa phương.

– So sánh được ưu và nhược điểm các phương thức chăn nuôi

CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

0

8

4. Giống vật nuôi

Nhận biết

– Trình bày được khái niệm giống vật nuôi.

C1

Thông hiểu

– Trình bày được vai trò của giống trong chăn nuôi

– Nêu được đặc điểm cơ bản của một số giống vật nuôi.

C19

5. Chọn giống vật nuôi

Nhận biết

– Nêu được khái niệm cơ bản và các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi

– Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi

C6, 8

Thông hiểu

– Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

– Trình bày được ưu, nhược điểm của một số phương pháp chọn giống vật nuôi

C23, 27

Vận dụng

– Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

6. Nhân giống vật nuôi

Nhận biết

– Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi

C11

Thông hiểu

– Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

C28

Vận dụng cao

– So sánh các phương pháp nhân giống vật nuôi

CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1

10

7. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Nhận biết

Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.

C6, 10

Thông hiểu

Nêu được vai trò của dinh dưỡng đối với vật nuôi.

Xác định được các bước xây dựng khẩu phần ăn (công thức thức ăn) cho vật nuôi.

C22

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về cung cấp và bổ sung vitamin cho vật nuôi từ thức ăn và xây dựng khẩu phần ăn.

8. Thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

Nêu được khái niệm về thức ăn chăn nuôi.

Kể tên được các nhóm thức ăn chăn nuôi và nêu ví dụ.

C13, 15

Thông hiểu

Trình bày được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn chăn nuôi.

C24

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về thức ăn cho một số vật nuôi như lợn, gà, trâu, bò,…

C1

9. Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

Trình bày được vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.

C7

Thông hiểu

Mô tả được các phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.

C25

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm và lợn trên thị trường hiện nay.

10. Ứng dụng CNC trong chế biến & bảo quản thức ăn chăn nuôi

Nhận biết

Trình bày được ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi: công nghệ enzyme, công nghệ lên men.

C12

Thông hiểu

Trình bày được ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi: bảo quản lạnh, bảo quản bằng silo.

C26

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về ứng dụng công nghệ trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.

PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

1

6

11. Vai trò của phòng trị bệnh trong chăn nuôi

Nhận biết

Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

C9, 17

Thông hiểu

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến

trong chăn nuôi.

Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

C18

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương, phân tích và đưa ra phương án hợp lí để phát triển ngành chăn nuôi.

Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

12. Phòng trị một số bệnh ở lợn

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh của các bệnh: bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn, bệnh giun đũa lợn, bệnh phân trắng lợn con

C14

Thông hiểu

Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho lợn.

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến

trong chăn nuôi lợn.

C20, 21

Vận dụng cao

Liên hệ thực tiễn ở địa phương về công tác phòng, trị bệnh đối với lợn, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

C2

Tham khảo thêm:   Công văn 4409/BHXH-CSXH Hướng dẫn giải quyết hưởng một số chế độ BHXH kể từ ngày 01/7/2013

2.Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

2.1 Đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo gắn với những công việc chủ yếu:

A. thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
B. nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
C. nghiên cứu, chế tạo, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
D. thiết kế sản phẩm cơ khí, chế tạo, gia công cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.

Câu 2: Lắp ráp là giai đoạn nào của quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí ?

A. Gia đoạn đầu
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn cuối

Câu 3: Vật liệu có tính chất dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt là nhóm vật liệu

A. kim loại và hợp kim
B. phi kim loại và vật liệu mới.
C. phi kim loại và hợp kim.
D. kim loại và vật liệu mới.

Câu 4: Vật liệu được dùng để sản xuất vỏ máy bay là

A. vật liệu Composite.
B. thép và hợp kim.
C. cao su.
D. chất dẻo.

Câu 5: Phương pháp gia công khiến chi tiết dễ bị cong, vênh là

A. đúc
B. hàn
C. tiện
D. phay

Câu 6: Đặc điểm phương pháp đúc trong khuôn cát là

A. sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn.
B. khuôn chỉ sử dụng một lần.
C. chất lượng sản phẩm tốt hơn.
D. chỉ đúc được một kim loại trong một vật đúc.

Câu 7: Trình bày khái niệm về quá trình sản xuất cơ khí?

A. Con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
B. Con người tác động vào dụng cụ cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
C. Gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên.
D. Vận hành các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Câu 8: Bản chất của gia công tạo hình sản phẩm là quá trình sử dụng

A. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
B. các kĩ thuật gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
C. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào vật liệu để tạo thành các chi tiết.
D. các dụng cụ gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.

Câu 9: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước đầu tiên là

A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. lắp ráp sản phẩm.
D. đóng gói sản phẩm.

Câu 10: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước cuối cùng là

A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. xử lí và bảo vệ.
D. đóng gói sản phẩm.

Câu 11: Trình bày khái niệm về phôi?

A. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
B. Phôi là một thuật ngữ kĩ thuật có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
C. Phôi là một thuật ngữ có tính chất để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
D. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của quá trình sản xuất.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 223/2010/TT-BTC Quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê

Câu 12: Quy trình công nghệ gia công chi tiết gồm bao nhiêu bước chính?

A. 4 bước
B. 3 bước
C. 6 bước
D. 5 bước

Câu 13: “Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi” thuộc bước mấy trong quy trình công nghệ gia công chi tiết?

A. Bước 2
B. Bước 3
C. Bước 4
D. Bước 5

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm của robot?

A. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp với yêu cầu về độ chính xác khá cao.
B. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng.
C. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu độ chính xác khá cao.
D. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu nhanh và độ chính xác cao.

Câu 15: Dây chuyền sản xuất tự động là

A. máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.
B. tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm.
C. tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
D. các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, …

Câu 16: Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động mềm là

A. độ ổn định cao.
B. năng suất thấp.
C. chi phí đầu tư cao.
D. độ linh hoạt cao.

Câu 17: Khoan là phương pháp

A. rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.

Câu 18: Gia công tiện là

A. phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của phôi và tịnh tiến của dao

Câu 19: Nhận định nào sau đây không phải là tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tự động hóa quá trình sản xuất.

A. Gia công thông minh
B. Điều khiển thông minh
C. Đánh giá thông minh
D. Lập lịch thông minh

Câu 20: Gia công thông minh dựa vào

A. các hệ thống vật lí không gian mạng
B. các hệ thống công nghệ không gian mạng
C. các hệ thống điều khiển từ xa
D. các hệ thống dữ liệu đã thu thập

Câu 21: Đâu là các phương pháp gia công có phoi?

A. Đúc, gia công áp lực, hàn.
B. Tiện, phay, bào, khoan.
C. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod.
D. Đúc, tiện, nhiệt luyện.

Câu 22: Phương pháp lắp chọn là

A. nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh.
B. thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp.
C. thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp.
D. bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế.

Câu 23: Những phương pháp gia công không có phoi là

A. đúc, hàn, tiện.
B. đúc, hàn, gia công áp lực.
C. tiện, gia công áp lực, hàn.
D. đúc, phay, hàn.

Câu 24: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết cần đảm bảo

A. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bề mặt.
B. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng sản phẩm.
C. kết cấu bên trong độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ.
D. độ chính xác như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của sản phẩm.

Câu 25: Trong việc kiểm tra, robot cần trang bị thêm

A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.

Câu 26: Trong xử lí bề mặt như mài và đánh bóng, ngoài dụng cụ thì robot cần trang bị thêm

A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.

Câu 27: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.

Câu 28: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Đề xuất biện pháp an toàn lao động trong sản xuất cơ khí để loại bỏ nguy cơ nguy hiểm về điện và hóa chất cho người lao động.

Câu 2 (1 điểm). Lập quy trình các bước đúc một quả tạ trong khuôn cát.

2.2 Đáp án đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

C

A

A

B

B

B

A

A

D

B

B

A

D

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

A

B

D

C

A

B

B

B

C

D

C

C

A

II. Tự luận

Câu 1:

Tác nhân gây nguy hiểm

Đề xuất giải pháp

Cho điểm

Tác nhân về điện

– Trang bị bảo hộ lao động chống giật

– Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên

– ………

0,5đ/ giải pháp

Tác nhân về hóa chất

– Trang bị bảo hộ lao động (Găng tay, mũ bảo hộ, kính bảo vệ mắt …)

– Không được ăn uống khi làm việc với hóa chất

– ………………

0,5đ/ giải pháp

Câu 2:

Thang điểm:

Tiêu chí

Điểm

Đúng sơ đồ quy trình các bước, nêu chi tiết được nguyên vật liệu và sản phẩm

1

Đúng sơ đồ quy trình các bước, thiếu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm

0,75

Trong sơ đồ quy trình các bước, thiếu mỗi bước trừ đi 0,25 điểm

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 11

BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 – CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ

STT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG SỐ CÂU HỎI

TỔNG THỜI GIAN

TỈ LỆ %

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TG

TL

TG

TN

TL

1

Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

– Khái quát về cơ khí chế tạo

– Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

1

0,75

1

1,5

2

0

2,25

5

2

Vật liệu cơ khí

– Tổng quan về vật liệu cơ khí

– Vật liệu kim loại và hợp kim

– Vật liệu phi kim loại

– Vật liệu mới

1

0,75

1

1,5

2

0

2,25

5

3

Các phương pháp gia công cơ khí

– Khái quát về gia công cơ khí

– Một số phương pháp gia công cơ khí

– Quy trình công nghệ gia công chi tiết

– Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt

2

1,5

2

3

1

5

4

1

9,5

20

4

Sản xuất cơ khí

– Quá trình sản xuất cơ khí

– Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot

– Tự động hóa quá trong quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

– An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí

12

9

8

12

1

10

20

1

31

70

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

Tỉ lệ

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 2 Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 11 sách KNTT, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *