Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 60 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Hóa học, Vật lí … có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề kiểm tra.

TOP 60 đề thi học kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây các em tải về để ôn luyện tự giải đề trước khi bước vào kì thi chính thức. Qua đó nắm vững kiến thức thật nhuần nhuyễn vận dụng vào bài thi học kì 1 sắp tới. Ngoài đề thi học kì 1 các em tham khảo thêm bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn 10

1. 1 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

MÙA HOA MẬN

Chu Thùy Liên

Cành mận bung trắng muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

Cành mận bung trắng muốt
Nhà trình tường* ủ nếp hương
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về…

Tháng Chạp,2006

(Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009

(* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên.

A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn
C. Thơ lục bát
D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. nghị luận.
B. tự sự.
C. biểu cảm
D. miêu tả.

Câu 3. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên là:

A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả
B. Xốn xang, rộn rã, hối hả, háo hức
C. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, rạo rực
D. Rộn ràng, háo hức, xốn xang, rôm rả

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

A. So sánh, điệp
B. Ẩn dụ, so sánh
C. Hoán dụ, liệt kê
D. Điệp, liệt kê

Câu 5. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào?

Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu

A. Chỉ hành động mọi người bảo nhau làm nhanh
B. Chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn
C. Chỉ hành động gọi nhau cùng chuẩn bị đón Tết.
D. Chỉ sự bắt buộc phải làm.

Câu 6. Câu thơ Cành mận bung trắng muốt được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ không mang ý nghĩa:

A. Giới thiệu về một loài cây thường được trồng ở Tây Bắc.
B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc.
C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ.
D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ.

Câu 7. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?

A. Nhớ cành mận trắng, nhớ về hội xuân, nhớ về những trò chơi thời con trẻ.
B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương để cùng đón tết.
C. Nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
D. Mong muốn ngắm mận nở trong ngày hội xuân.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của bài thơ.

Câu 9. Câu thơ: Cho người đi xa nhớ lối trở về gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

Câu 10. Nhà thơ Chu Thùy Liên đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị về thói quen vứt rác nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.

1. 2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 B 0,5
6 A 0,5
7 C 0,5

8

Nội dung chính bài thơ:

Khung cảnh vui tươi khi mùa xuân sắp về đến bản làng và nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

9

Dòng thơ cuối: Cho người đi xa nhớ lối vềgợi trong em tình cảm gì đối với quê hương?

Hs có thể trình bày theo hướng sau:

Hình ảnh người đi xa nhớ lối về, gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó với mảnh đất quê hương. Thời khắc mùa xuân, ngày tết đã đánh thức ở mỗi người xa quê tình cảm cội nguồn với mong muốn trở về.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm.

1.0

10

Thông điệp được gởi gắm qua văn bản trên:

– Dù đi đâu, ở đâu, mỗi người vẫn luôn hướng về quê hương, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

– Tình yêu quê hương tha thiết…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Thói quen vứt rác nơi công cộng của nhiều bạn trẻ hiện nay.

0, 5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

2.0

Nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen vứt rác bừa bãi nơi cộng cộng.

– Nguyên nhân của thói quen trên

+ Do ý thức của một số bạn chưa tốt, tiện tay là vứt rác vì nghĩ nơi công cộng không phải là trách nhiệm của bản thân mình.

+Do vị trí thùng rác ở xa, đặt ở chỗ không tiện, …

– Hậu quả:

+ Vứt rác bừa bãi nơi cộng cộng gây ảnh hưởng đến môi trường sống (ô nhiễm môi trường).

+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

+ Làm mất mỹ quan nơi công cộng

+ Việc xả rác bừa bãi ở nơi công cộng còn gây khó khăn cho nhân viên vệ sinh trong việc thu gom và xử lí.

…..

Giải pháp

+ Mỗi người cần tự giác, ý thức bỏ rác đúng nơi quy định ở những nơi công cộng.

+ Mỗi nơi công cộng cần có những biển báo đổ rác thải, bố trí thùng rác hợp lí cũng như có những hình phạt thích đáng với những trường hợp xả rác bừa bãi.

+ Nhà nước, các cấp quản lí cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa những tác hại của rác thải đồng thời có hình thức xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

– Bài học nhận thức và hành động.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5

I + II

10

1. 3 Ma trận đề kiểm tra học kì 1 Văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết (Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc

Nghị luận

4

0

3

1

0

2

0

0

10 câu

Thơ

Tỉ lệ %

20

15

10

15

60

2

Viết

Viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1

1

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Tỉ lệ %

10

10

10

10

40

Tổng (Tỉ lệ %)

30

35

25

10

100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

1

Đọc

Nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, phép tu từ, từ ngữ được sử dụng. . .

– Nhận biết các thông tin trong văn bản.

Thông hiểu:

– Hiểu được phép liên kết, thành phần cước chú, tỉnh lược. . .

– Hiểu được nội dung chính của văn bản.

– Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

– Thông điệp rút ra từ văn bản. . .

4 TN

3 TN 1 TL

2 TL

0

10

Thơ

Nhận biết:

– Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ.

– Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, các phép tu từ, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

– Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ.

– Nhận biết các thông tin trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

– Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

– Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra.

– Lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

Nhận biết:

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Xác định được nội dung tác phẩm, xác định được từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu,. . .

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

1 TL

1

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề NL.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các biện pháp tu từ, phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

Tổng

4TN

3TN

1TL

2TL

1TL

11

Tỉ lệ chung %

45

55

100

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Trạng Tí

2. Đề thi cuối kì 1 Toán 10

2.1 Đề thi + đáp án đề thi cuối kì 1 Toán 10

2.2 Ma trận đề thi học kì 1 Toán 10

TT

(1)

Chương/Chủ đề

(2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ đánh giá

(4-11)

Tổng % điểm

(12)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Mệnh đề và tập hợp (9 tiết)

Mệnh đề (4 tiết)

Câu 1

0

Câu 2

0

0

0

0

0

18%

Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp(4 tiết)

Câu 3

0

Câu 4

0

0

TL1

0

0

2

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (6 tiết)

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (2 tiết)

Câu

5-6

0

0

0

0

0

0

0

6%

Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn và ứng dụng (3 tiết)

0

0

Câu 7

0

0

0

0

3

Hệ thức lượng trong tam giác(7 tiết)

Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 (2 tiết)

Câu 8

0

0

0

0

0

0

0

6%

Hệ thức lượng trong tam giác(4 tiết)

Câu 9

0

Câu 10

0

0

0

0

4

Vectơ (13 tiết)

Các khái niệm mở đầu (2 tiết)

Câu 11

0

Câu 12

0

0

0

0

0

43%

Tổng và hiệu của hai vectơ (2 tiết)

Câu 13-14

0

Câu 15

0

0

TL2

0

TL3b

Tích của một vectơ với một số (2 tiết)

Câu 16

0

Câu 17

0

0

0

0

0

Vectơ trong mặt phẳng tọa độ (3 tiết)

Câu 18-19

0

Câu 20-21

0

0

0

0

0

Tích vô hướng của hai vectơ(3 tiết)

Câu 22-23

0

Câu 24

0

0

0

0

0

5

Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm (8 tiết)

Số gần đúng và sai số (2 tiết)

Câu 25

0

Câu 26

0

0

0

0

0

27%

Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm (2 tiết)

Câu 27-28

0

Câu 29-30

0

0

0

0

0

Các số đặc trưng đo mức độ phân tán (3 tiết)

Câu 31-33

0

Câu 34-35

0

0

0

0

TL3a

Tổng

20

0

15

0

0

2

0

2

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

3. Đề thi cuối học kì 1 môn tiếng Anh 10

3.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Anh 10

PHÒNG GD&ĐT…

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Tiếng Anh 10 – Bộ sách: Kết tri thức với cuộc sống

Thời gian làm bài: 60 phút

I. LISTENING: (2.5pts)

PART 1: For quesstions 1-5, listen to an interview about preparations for an International Youth Music Festival. Choose the best option A, B, C or D. You will hear the conversation twice.

Question 1. The second International Youth Music Festival opens on _______.

A. Monday
B. Tuesday
C. Saturday
D. Sunday

Question 2. Last year the festival was _______.

A. in the mountain
B. on the beach
C. at the hotel
D. at the restaurant

Question 3. The closet meaning of the phrase “free of charge” is _______.

A. cheap
B. expensive
C. buckshee
D. reasonable

Question 4. Jack is one of the festival organisers so he is very _______.

A. free
B. bustling
C. leisured
D. unoccupied

Question 5. What is not mentioned in the International Youth Music Festival this year?

A. bands
B. stage
C. tickets
D. sponsors

PART 2: For quesstions 6-10, listen to an announcement about a Go Green Weekend event and decide whether the following statements areTrue (T) or False (F).You will hear the conversation twice.

Question 6. At the club meeting, the speaker only talks about the teams and activities.

Question 7. The Clean-up Team will pick up rubbish in the central market.

Question 8. Both students and local people will take part in the event.

Question 9. A report of the event will be produced by the Media Team.

Question 10. According to the listening lesson, Go Green Weekend is the volunteering event.

II. LANGUAGE: (2.5pts)

PART 1: Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

Question 11. A. answer B. visit C. delay D. value

Question 12. A. charity B. volunteer C. memory D. holiday

PART 2: Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 13. It’s not easy to gain ____ between husbands and wives, even in developed countries.

A. equal chore
B. chore equally
C. chore equal
D. chore equity

Question 14. Her husband is very kind. He always cares ____ her and never puts all of the housework on her.

A. about
B. for
C. about
D. with

Question 15. When his wife gave birth to a baby boy, Mr. Nam became the sole ____.

A. housemaid
B. housekeeper
C. father
D. breadwinner

Question 16. This charity provides financial support and mental comfort to ____ children.

A. advantaged
B. disadvantaged
C. advantageous
D. disadvantageous

Question 17. If parents behave well, they will _______ their children.

A. take responsibility
B. take care of
C. set a good example for
D. make a decision

Question 18. His father reminded him _______ her tidy the house.

A. turn
B. turning
C. to turn
D. turned

Question 19. Mike _______his best in the final test, so the result was as good as he expected.

A. tries
B. was trying
C. tried
D. has tried

Mark the letter A, B, C or D to indicate the word CLOSEST in meaning to the underlined word in the following question.

Question 20. In spite of poverty, we manage to raise our children properly.

A. give up
B. go up
C. make up
D. bring up

III. READING : (2,5pts)

PART 1: Read the following passage carefully and then choose the best option to fit each numbered blank (from 21 to 25 ).

Gilberto Gil is a Brazilian singer and guitarist, and one of his country’s most (21) _______ songwriters. As a young (22) _______ in the 1950s, he was influenced by the style of Joao Gilberto, but he didn’t release his first album, Louvacao, (23) _______ 1967. He travelled in the 1970s, recorded an album in English, (24)_______ in 1980, introduced reggae to Brazil when he released his version of Bob Marley’s song, ‘No woman, no cry.’ He has played (25) _______ many musicians, while continuing his career as a solo artist. In all he has produced over 40 albums. His music appeals to people because of its rhythms and melodies but people also admire him for his work in politics and for social causes.

Question 21. A. talent B. talenting C. talented D. talents

Question 22. A. music B. musical C. musically D. musician

Question 23. A. before B. until C. after D. in

Question 24. A. but B. so C. and D. or

Question 25. A. for B. with C. by D. to

(Source: Adapted from Global Success Grade 10 – Workbook page 18)

PART 2: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions (from 26 to 30).

My city has been changing since the municipal authority had a plan to renovate the canal systems. The project cost a huge amount of money which was from the support of the world bank and the city’s budget. Before the renovation, the canal was the dirtiest place full of rubbish along its sides. Many ramshackle shacks were built to be shelters of the impoverished working families migrating to this city to earn their living. Household wastes were directly dumped into the canal, resulting in the very contaminated environment. It was said that the very unpleasant smell releasing from the canal was unable to be eliminated, and the living condition there would not be better. However, thanks to the advanced technology and methods as well as the city authority’s effort, everything has been changing. There is no longer the disgusting smell or shabby houses along both sides of the canal. Instead, the road running parallel to the canal is now full of shade of greenery and the water now is so clean that it is a friendly habitat for a variety of fish. The residents now can walk or do morning exercise on the sidewalks along the banks to enjoy the fresh atmosphere. Former inhabitants are also relocated in new apartments with much better living conditions than before. The canal creates not only a beautiful urban landscape, but also brings a lot of economic benefits to local dwellers. Because of its reformation, the city is changing fast too.

(Source: Adapted from Tests of the Global Success Grade 10 given by the publisher)

Tham khảo thêm:   Nghị định 97/2017/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

Question 26. The main topic of the passage is about _________.

A. the bad condition of the city canal

B. the modern look of the city

C. the change of the city because of the canal renovation

D. the reason why the local authority renovates the canal

Question 27. The word ‘impoverished’ in line 7 is closest in meaning to _________.

A. wealthy B.disadvantaged C.poor D.homeless

Question 28. People living there used to believe that _________.

A. the canal would not become better

B. the canal could be more improved

C. the canal was the best investment for the economic development

D. the unpleasant smell is the main pollution

Question 29. Which of the following is false about the residents?

A. They have better living conditions than before.

B. The advanced technology contributes to the better changing of their lives.

C. They can go for a walk along the canal without suffering from the unpleasant smell.

D. Many of them still live in shanty houses.

Question 30. What benefit can the canal bring to the city?

A. The stunning view of the city

B. The chances to boost local businesses

C. The better view and opportunities

D. The development of tourism

IV. WRITING: (2,5pts)

PART 1: Choose the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction (0,5 pt).

Question 31. I was coming (A) home this morning when I was seeing (B) Kate waiting (C) at(D)the bus stop.

Question 32.Don’t(A) forget locking (B) the door before (C) going (D) to bed.

PART 2: Finish each of the following sentences in such a way that it means the same as the sentence printed before it.

Question 33. Tom started learning the guitar a month ago.

Tom has ___________________________________________________________.

Question 34. Let’s go out for dinner.

He suggested __________________________________________________.

Question 35. My sister tidies her room every day.

My sister’s room ___________________________________________________________.

PART 3: In about 80 – 100 words, write a paragraph about your favourite singer, following the guidelines below (1pt)

+ Name of singer

+ Kind of music

+ Why you like him/ her

+ Your feeling when listening to his/her songs

+…….

3.2 Ma trận đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 10

TEST SPECIFICATION: FINAL – FIRST- TERM TEST

Questions

Tested Contents

LEVELS

Notes

Knowledge

Understanding

Application

High Application

1

Multiple Choice

(Listening)

X

Level A2/

Topics related to

Units 1-2-3-4 & 5

2

X

3

X

4

X

5

X

6

True- False

(Listening)

X

7

X

8

X

9

X

10

X

11

Stress

X

Stress in two-syllable words

(in Units 1, 2 , 3, 4 &5)

12

Stress

X

Stress in three -syllable nouns

(in Units 1, 2 , 3, 4 &5)

13

Vocabulary

X

Word form/Word meaning

14

Vocabulary

X

Collocation/ Preposition

15

Vocabulary

X

Word form

Real context to choose

an adjective suffix: -ed/-ing/- ful/-less

16

Vocabulary

X

Word meaning

17

Vocabulary

X

Idiom/ Proverb

18

Grammar

X

Gerund/ Infinitive

19

Grammar

X

Past Simple/ Past Continuous/

Present Perfect

20

Vocabulary/ Synonym/ Antonym

X

Root word is in the text

21

Cloze Text

(Level A2)

X

Tense/ Preposition/Collocation

22

X

Relative pronoun/ Grammar/

23

X

Word form

24

X

Word meaning

25

X

Conjunction/ connector/…

26

Reading comprehension

(Level A2)

X

Getting details

27

X

Reference (Pronoun)

28

X

Reference (Vocabulary)

29

X

Getting details

30

X

Main idea/ Inference

31

Error Identification

X

Tenses (Present Simple/ Present continuous/ Past Simple/ Past continuous/Present Perfect)

32

X

To Infinitive/ bare-Infinitive/ Gerund

33

Transformation

X

Tenses (Past Simple ó Present Perfect)

34

X

To Infinitive/ Bare-Infinitive ó Gerund

35

X

Passive voice (Present Simple; Past Simple; Be going to; Present Perfect; …. )

Theme writing

(80-100 words)

A paragraph/

a letter/…

X

A paragraph

16

12

7

A paragraph

Tested Contents

Rate

Knowledge

Understand

Application

High Application

Theme writing

10%

5%

5%

Self – Introduction

10%

5%

5%

Theme Speaking

10%

5%

5%

4. Đề thi học kì 1 môn Tin học 10

4.1 Đề thi cuối học kì 1 Tin học 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Chọn phương án ghép đúng.

Thiết bị số là:

A. thiết bị có thể thực hiện được các phép tính số học.
B. thiết bị có thể xử lí thông tin.
C. máy tính điện tử.
D. thiết bị lưu trữ, truyền và xử lí dữ liệu số.

Câu 2. Chọn ý đúng trong các câu sau:

A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.

Câu 3. Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh?

A. Máy tính bỏ túi.
B. Máy hút bụi.
C. Robot lau nhà điều khiển qua Internet.
D. Máy fax truyền tài liệu qua đường điện thoại.

Câu 4. Unicode mã hóa mỗi kí tự bởi:

A. 1 byte.
B. 2 byte.
C. 4 byte.
D. Từ 1 đến 4 byte.

Câu 5. Số 110011 trong hệ nhị phân đổi sang hệ thập phân bằng bao nhiêu?

A. 51.
B. 60.
C. 55.
D. 155.

Câu 6. Tên của quy trình này là gì?

A. Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính.
B. Quy trình xử lí thông tin trên máy tính.
C. Quy trình mã hoá thông tin trên máy tính.
D. Quy trình tính toán trên máy tính.

Câu 7. Phương án nào có kết quả sai?

A. p = 0, q = 1; p XOR NOT q = 0
B. p = 1, q = 0; p XOR NOT q = 1
C. p = 0, q = 0; p XOR NOT q = 1
D. p = 1, q = 1; p XOR NOT q = 1

Câu 8. Tốc độ 128 kb/s hay kbps được hiểu là:

A. tốc độ truyền dữ liệu trong 1 giây.
B. lượng dữ liệu để phát được 1 giây âm thanh là 128 kilobit.
C. dung lượng truyền dữ liệu trong 1 giây.
D. dung lượng lưu trữ dữ liệu của thiết bị.

Câu 9: Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường như thế nào?

A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng thông minh hơn so với điện thoại thường.
D. Điện thoại thông minh cài đặt được hệ điều hành thông minh.

Câu 10. Phạm vi sử dụng mạng Internet là gì?

A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Trong phạm vi một tòa nhà.
D. Toàn cầu.

Câu 11. Điện toán đám mây là gì?

A. Là điện toán máy chủ ảo.
B. Là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách
thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, IaaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của
điện toán đám mây.
C. Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện, cung cấp CNTT như một dịch vụ.
D. Là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp giúp mọi dữ liệu được đồng bộ hoá
trên cloud.

Câu 12. Phát biểu nào đúng?

A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.
B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.

Câu 13. Trong điện toán đám mây, SaaS có nghĩa là gì?

A. Cơ sở hạ tầng như là dịch vụ
B. Nền tảng như là dịch vụ
C. Phần mềm như là dịch vụ
D. Giao tiếp như là dịch vụ

Câu 14. Đâu là phần mềm độc hại?

A. Worm, Adware, Virus.
B. Photosop.
C. BKAV.
D. Word.

Câu 15. Tình huống nào sau đây có thể làm lộ mật khẩu?

A. Website hay ứng dụng online bạn thanh toán trực tuyến bằng thẻ bảo mật kém, bị hacker tấn công.
B. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện ích.
C. Rút tiền tại cây ATM.
D. Mua hàng trên amazon.com.

Câu 16. Điều nào sau đây sai khi nói về các đặc điểm của virus?

A. Virus là các chương trình gây nhiễu hoặc phá hoại.
B. Virus có khả năng tự nhân bản để lây lan.
C. Virus không phải là một chương trình hoàn chỉnh.
D. Virus chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows.

Câu 17. Điều nào sau đây sai khi nói về trojan?

A. Trojan nhằm mục đích chiếm đoạt quyền và chiếm đoạt thông tin.
B. Trojan cần đến cơ chế lây lan khi muốn khống chế một số lượng lớn các máy tính.
C. Trojan là virus.
D. Rootkit là một loại hình trojan.

Câu 18. Quyền tác giả là gì?

A. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
B. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bất kì tác phẩm nào.
C. Là quyền của nhà nước đối với tác phẩm do công dân họ sáng tạo ra.
D. Là hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.

Câu 19. Tình huống nào sau đây là tình huống vi phạm bản quyền tác giả?

A. Linh mua USB giá rẻ với nội dung các bài hát được sưu tầm trên mạng Internet mà chưa có thoả thuận gì với tác giả.
B. Lan mua đĩa CD có bản quyền, sau khi cài đặt trên máy tính của mình thì Lan tiếp tục cài đặt trên máy tính của bạn.
C. Vinh mua tài khoản office 365 bản quyền trên mạng.
D. Cả A, B và C.

Câu 20. Hành vi đăng trên mạng xã hội hình ảnh của một người bạn mà không hỏi ý kiến của người bạn đó thì đó là hành vi:

A. vi phạm pháp luật.
B. vi phạm đạo đức.
C. không vi phạm gì.
D. vi phạm thuần phong mĩ tục của Việt Nam.

Câu 21. Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là:

A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Tùy mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.
D. Không vi phạm gì.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính sang ngôn ngữ máy.
B. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi của các chương trình máy tính.
C. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi và thực hiện các chương trình máy tính do người sử dụng viết ra.
D. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

Câu 23. Tên biến nào sau đây, không hợp lệ trong Python?

A. _name
B. 123ABC
C. xyzABC
D. k123_d

Câu 24. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 – 5 ** 2 + 8//3 +2

A. -11.
B. 11.
C. 7.
D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 25. Câu lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?

A. int(5*2)
B. float(123)
C. str(5)
D float(“123 + 5.5”)

Câu 26. Xác định kiểu của biểu thức sau?

“34 + 28 – 45 ”

A. int.
B. float.
C. bool.
D. string.

Câu 27. Kết quả của chương trình sau là gì?

A. x lớn hơn y
B. x bằng y
C. x nhỏ hơn y
D. Chương trình bị lỗi

Câu 28. Cho đoạn chương trình:

j = 0

for i in range(5):

j = j + i

print(j)

Sau khi thực hiện chương trình giá trị của biến j bằng bao nhiêu?

A. 10.
B. 12.
C. 15.
D. 14.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1: (1, 5 điểm) Cho tình huống: Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà đi mà không để lại lời nhắn.

Tham khảo thêm:   Bài tuyên truyền tháng hành động bình đẳng giới Tài liệu tuyên truyền về bình đẳng giới

Câu hỏi:

1. Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?

2. Theo em, yếu tố nào của internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng mất kiểm soát.

Câu 2: (1, 5 điểm) Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n và tính tổng:
S = 1 + 1/2 + 1/3 + … + 1/n

4.2 Đáp án đề thi học kì 1 Tin học 10

Đề thi này hiện chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

4.3 Ma trận đề thi học kì 1 Tin 10

TT

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức

4

2

2

1

9

22,5 %

(2,25 điểm)

2

Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet

4

3

1

8

20,0 %

(2,0 điểm)

3

Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

2

2

1

4

1

25,0 %

(2,5 điểm)

4

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

(Bài 16 – 20)

3

2

1

1

1

7

1

32,5 %

(3,25 điểm)

Tổng

13

9

1

4

1

2

0

28

2

100%

(10,0 điểm)

5. Đề thi cuối kì 1 môn Địa lý 10

5.1 Đề thi học kì 1 môn Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở

A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. vòng cực.
D. cực.

Câu 2. Càng về vĩ độ cao

A. nhiệt độ trung bình năm càng lớn.
B. biên độ nhiệt độ của năm càng cao.
C. góc chiếu của tia mặt trời càng lớn.
D. thời gian có sự chiếu sáng càng dài.

Câu 3. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió mùa.
D. Gió biển, đất.

Câu 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là

A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.
B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
C. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.
D. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 5. Cửa sông là nơi dòng sông chính

A. xuất phát chảy ra biển.
B. tiếp nhận các sông nhánh.
C. đổ ra biển hoặc các hồ.
D. phân nước cho sông phụ.

Câu 6. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

A. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
D. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.

Câu 7. Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰.
B. 34‰.
C. 35‰.
D. 33‰.

Câu 8. Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là

A. phong hoá đá để hình thành đất.
B. làm cho đất ẩm và tơi xốp hơn.
C. cung cấp nhiệt độ và độ ẩm cho đất.
D. phá huỷ đá gốc về mặt vật lí và hoá học.

Câu 9. Đất có tuổi già nhất là ở vùng

A. nhiệt đới và cận nhiệt.
B. ôn đới và hàn đới.
C. cận nhiệt và ôn đới.
D. nhiệt đới và ôn đới.

Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

A. Xavan.
B. Rừng xích đạo.
C. Rừng nhiệt đới.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 11. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ cao.
B. Hướng nghiêng.
C. Độ dốc.
D. Hướng sườn.

Câu 12. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là

A. giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại Dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
B. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.
C. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.
D. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.

Câu 13. Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?

A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
B. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.
D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.

Câu 14. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?

A. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.
B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
C. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.
D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?

A. Khối khí cực rất lạnh.
B. Khối khí chí tuyến rất nóng.
C. Khối khí xích đạo nóng ẩm.
D. Khối khí ôn đới lạnh khô.

Câu 16. Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành

A. frông lạnh.
B. frông nóng.
C. khu áp cao.
D. dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 17. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa

A. xuân và hạ.
B. hạ và thu.
C. đông và xuân.
D. thu và đông.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần?

A. Lan truyền phương ngang và tốc độ lớn.
B. Khi vào đến bờ biển có thể cao hơn 20m.
C. Hình thành do hoạt động của con người.
D. Một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.

Câu 19. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
B. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.

Câu 20. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

A. làm đá gốc bị phá huỷ.
B. cung cấp chất hữu cơ.
C. cung cấp chất vô cơ.
D. tạo các vành đai đất.

Câu 21. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
B. Tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.
C. Tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
D. Tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.

Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?

A. Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa.
B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.
C. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.

Câu 23. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?

A. Địa thể và thực vật.
B. Chế độ mưa và nhiệt độ.
C. Thực vật và hồ đầm.
D. Nước ngầm và hồ đầm.

Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?

A. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.
C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Câu 2 (2,5 điểm). Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

5.2 Đáp án đề kiểm tra kì 1 Địa lí 10

I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

1.D

2.B

3.B

4.B

5.C

6.C

7.C

8.D

9.A

10.D

11.A

12.A

13.A

14.B

15.D

16.B

17.B

18.C

19.B

20.B

21.A

22.A

23.B

24.D

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Biển và đại dương có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong thời đại ngày nay.

– Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí thiên nhiên, muối biển,…); năng lượng sóng biển, thuỷ triều,…

– Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế – xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,…

– Biển và đại dương góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tài nguyên biển là có hạn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, con người cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững.

0,5

0,5

0,5

2

* Nguyên nhân thay đổi của khí áp

– Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

– Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

– Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

– Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

– Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

– Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).

– Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).

– Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).

– Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).

Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

………………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 60 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *