Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Hóa học, Vật lí … có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề kiểm tra.
TOP 47 đề thi học kì 1 lớp 10 Cánh diều mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây các em tải về để ôn luyện tự giải đề trước khi bước vào kì thi chính thức. Qua đó nắm vững kiến thức thật nhuần nhuyễn vận dụng vào bài thi học kì 1 sắp tới. Ngoài đề thi học kì 1 các em tham khảo thêm bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 10 Cánh diều.
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10
1.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 10
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CỔ TÍCH ẤM SỨT VÒI
Trong quán nước bên đường, có một cái ấm pha trà đã cũ. Vòi ấm bị sứt một miếng nhỏ. Chủ quán mấy lần định thay, nhưng vì chưa có tiền nên cứ để dùng tạm. Vả lại trông thế nhưng ấm còn tốt chán. Bản thân chiếc ấm như cũng hiểu được hoàn cảnh của ông chủ. Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt. Thế là ấm luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sôi thật khéo, bao giờ trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén, qua cái vòi bị sứt, nó cẩn thận không để nước rớt ra ngoài.
Cái ấm có phần hơi xấu xí ấy cứ tận tình phục vụ khách hết ngày này qua ngày khác. Lâu dần thành quen, ai vào quán cũng chỉ muốn dùng trà trong cái ấm sứt vòi. Mùa đông, có người pha trà xong, còn khum khum hai lòng bàn tay ôm lấy chiếc ấm thật lâu.
Một hôm, bỗng có một vị khách từ nơi xa đến. Nhìn thấy chiếc ấm hơi khác thường, ông ta nhấc lên, chăm chú ngắm nghía hồi lâu. Đoạn cất tiếng nói với chủ quán:
– Ấm quý! Nếu ông bằng lòng để lại cho tôi, tôi sẽ trả cho ông thật hậu.
– Dào ôi! Bác khéo đùa! – Ông chủ nhìn khách nở nụ cười thật thà – Chẳng qua chỉ là cái ấm sứ bình thường, do vô ý tôi đánh mẻ ở vòi. Quán nghèo nên mới phải để dùng tạm…
– Ông bảo ấm bình thường à? Ba trăm năm mà bình thường à?
– Bác vừa nói gì cơ?
– Tôi bảo cái ấm này đã ra đời cách đây ba thế kỉ. Nếu tính tuổi thì tôi với ông còn phải gọi ấm là cụ tổ của cụ tổ đấy! Tóm lại là đồ cổ, quý hiếm cực kì.
Nghe giọng nói quả quyết của ông khách, cái ấm suýt rùng mình. Thiếu bản lĩnh một chút thì nó đã để cho nước sôi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh. Không ai tự biết mình bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lò gốm sứ ven sông, chỉ mới cách đây hơn chục năm. Cái ông khách tưởng như sành đồ cổ kia, hóa ra nhìn gà hóa cuốc.
– Thế nào? Ông để lại cho tôi chiếc ấm này chứ?
Chủ quán ngần ngừ, nhìn chiếc ấm như muốn hỏi: “Người ta tha thiết như thế, ngươi tính sao”?
Chiếc ấm im lặng. Nó không nói được, tất nhiên rồi. Đất có nung thành sứ thì cũng chả cất nên lời. Nhưng ấm biết suy nghĩ. Và ông chủ hiểu được những suy nghĩ của nó. Chính vì thế mà ông ngẩng lên nói với khách:
– Nó không đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó là biến những cái búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả những cái ấm lão luyện khác. Bao nhiêu năm nay, nó đã tận tụy phục vụ khách hàng của tôi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình mẩy mà vẫn không nề hà… Khách ở quán tôi ai cũng chuộng nó. Tôi không thể vì tiền mà phụ họ được.
Vậy là cái ấm sứt vòi vẫn được ở lại trong cái quán nước nghèo, làm cái công việc sở trường của nó là pha trà. Đôi khi nó nghĩ: May mà ông chủ quán không tham! Nếu không thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Còn nó, dù được trưng bày trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc thân phận bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm… Lúc ấy thì xấu hổ chết đi được!
Có hôm nào ghé quán nước nhìn thấy chiếc ấm ấy, bạn hãy tưởng tượng thêm những câu chuyện thú vị về nó nhé. Tôi cam đoan chiếc ấm sứt vòi nào cũng chứa trong mình khối chuyện lí thú, có khi cả chuyện cổ tích nữa ấy chứ!
(In trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
2. Những nhân vật nào xuất hiện trong văn bản trên?
A. Chiếc ấm pha trà, ông chủ quán
B. Ông chủ quán, vị khách từ nơi xa đến, chiếc ấm pha trà
C. Khách uống trà, ông chủ quán, chiếc ấm pha trà
D. Vị khách từ nơi xa đến, chiếc ấm pha trà, ông chủ quán, khách uống trà
3. Đặc điểm nổi bật của chiếc ấm pha trà trong văn bản trên là gì?
A. Được nung từ đất
B. Bị sứt vòi
C. Xấu xí
D. Là đồ cổ, quý hiếm
4. Vì sao vị khách từ nơi xa đến muốn ông chủ quán để lại chiếc ấm?
A. Vì ông thấy chiếc ấm luôn giữ mình cho sạch sẽ
B. Vì ông thấy chiếc ấm hãm trà bằng nước sôi thật khéo
C. Vì ông cho rằng chiếc ấm là đồ cổ, quý hiếm
D. Vì ông muốn giúp đỡ chủ quán nghèo
5. Chi tiết Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật, thì phải cố làm việc cho thật tốt thể hiện điều gì về chiếc ấm cũ?
A. Chiếc ấm tự ý thức về khiếm khuyết của mình và gắng sức làm việc thật tốt để bù đắp lại khiếm khuyết đó
B. Chiếc ấm tự ti về khiếm khuyết của mình và cố gắng làm việc thật tốt để che đi khiếm khuyết đó
C. Chiếc ấm tự hào về khiếm khuyết của mình và gắng sức làm việc thật tốt để khẳng định mình
D. Chiếc ấm buồn bã vì khiếm khuyết của mình và gắng làm việc thật tốt để vơi đi nỗi buồn ấy
6. Phẩm chất nào của ông chủ quán trà được thể hiện qua việc ông từ chối lời đề nghị để lại chiếc ấm cho vị khách?
A. Giàu lòng tự trọng
B. Thật thà, không tham lam
C. Giàu tình thương người
D. Lương thiện, mến khách
7. Hình ảnh chiếc ấm sứt vòi trong câu chuyện là biểu tượng cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Người có vẻ ngoài khiếm khuyết nhưng mang nhiều phẩm chất cao đẹp
B. Người mang nhiều phẩm chất cao đẹp
C. Người có những cống hiến lặng thầm cho cuộc sống
D. Người biết tự hào về bản thân mình
Trả lời các câu hỏi:
8. Theo bạn, vì sao chiếc ấm cho rằng Không ai tự biết mình bằng mình?
9. Nhận xét về thái độ, tình cảm mà ông chủ quán dành cho chiếc ấm trong câu chuyện.
10. Từ câu chuyện về chiếc ấm sứt vòi, bạn rút ra bài học gì cho mình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) với chủ đề: Nhìn rõ chính mình.
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
B |
0.5 |
|
2 |
D |
0.5 |
|
3 |
C |
0.5 |
|
4 |
C |
0.5 |
|
5 |
A |
0.5 |
|
6 |
B |
0.5 |
|
7 |
A |
0.5 |
|
8 |
– Vì chỉ bản thân mình mới hiểu sâu sắc về chính mình: hiểu những điểm mạnh, điểm yếu; đặc điểm tính cách; giá trị đích thực… của mình. |
1.0 |
|
9 |
– Thái độ, tình cảm của ông chủ quán dành cho chiếc ấm: Thấu hiểu, trân trọng, nâng niu, tự hào. |
1.0 |
|
10 |
– Nêu ra bài học cho bản thân. – Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy |
0.5 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề Con người cần phải biết nhìn rõ chính mình |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2.0 |
||
* Giới thiệu vấn đề * Giải thích: Nhìn rõ chính mình là tự hiểu, tự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản thân, về giá trị của mình trong cuộc sống. * Bàn luận: Trong cuộc sống, con người có cần phải nhìn rõ chính mình không? Vì sao? – Cuộc sống của con người phong phú, muôn màu muôn vẻ nhưng cũng rất phức tạp. Nó có thể tác động đến mỗi con người theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. – Biết nhìn rõ chính mình sẽ giúp con người có thể đứng vững trước những tác động khác nhau của cuộc sống, nhất là khi con người phải đối diện với những tác động tiêu cực. – Biết nhìn rõ chính mình, con người có thể làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống; biết điều chỉnh thái độ với chính mình và những người xung quanh sao cho phù hợp; biết lựa chọn những gì phù hợp và cần thiết với mình. – Nhìn rõ chính mình, con người sẽ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh để tự hoàn thiện mình về trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất, nhân cách… Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để con người có thể hoàn thành mọi công việc hay nhiệm vụ được giao – hoàn thành sứ mệnh của mình với cuộc đời. – Biết nhìn rõ chính mình giúp con người có cách sống, lối sống tích cực, được mọi người xung quanh yêu mến, nể trọng; cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa, nhiều màu sắc và đáng sống hơn… – Nếu ai cũng biết nhìn rõ chính mình, mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn, xã hội thanh bình, phát triển… * Mở rộng: Phê phán những kẻ không biết nhìn rõ chính mình, ảo tưởng về bản thân nên sống kiêu ngạo hoặc quá tự ti về bản thân nên sống khép kín, hèn nhát… * Bài học nhận thức và hành động – Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc nhìn rõ chính mình – Biết nhìn rõ chính mình để có lối sống tích cực, có ý nghĩa… * Đánh giá khái quát về vấn đề |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Thần thoại. |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
Sử thi. |
|||||||||||
Truyện. |
|||||||||||
Thơ trữ tình. |
|||||||||||
Kịch bản chèo, tuồng. |
|||||||||||
Văn bản nghị luận. |
|||||||||||
2 |
Thực hành tiếng Việt |
Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa |
|||||||||
Lỗi về liên kết đoạn văn, liên kết văn bản và cách sửa. |
|||||||||||
3 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. |
|||||||||||
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. |
|||||||||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
1. Đọc hiểu |
1. Thần thoại. |
Nhận biết: – Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Hiểu vàphân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong truyện thần thoại. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
4 câu TN |
3 câu TN 01 câu TL |
1 câu Tl |
1 câu TL |
2. Sử thi. |
Nhận biết: – Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi. – Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Hiểu vàphân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
3. Truyện. |
Nhận biết – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. – Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện. – Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu – Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. – Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
4. Thơ trữ tình. |
Nhận biết: – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. – Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ – Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. – Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. – Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. – Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
||||||
5. Kịch bản tuồng, chèo. |
Nhận biết – Nhận biết được đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời thoại và hành động của nhân vật tuồng, chèo. – Nhận biết được nhân vật, tuyến nhân vật và cốt truyện của tuồng, chèo. Thông hiểu – Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Lí giải được tác dụng của cốt truyện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật, diễn biến của câu chuyện trong tuồng, chèo. – Phân tích được đặc điểm của nhân vật tuồng, chèo và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do vở tuồng, chèo gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
6. Văn nghị luận. |
Nhận biết: – Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. – Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa thể hiện trong văn bản. Thông hiểu: – Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. – Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết. – Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh thời đại và tác giả Nguyễn Trãi để lí giải, đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn nghị luận Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. |
||||||
2 |
Thực hành Tiếng Việt. |
1. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa. |
Nhận biết: – Nhận diện được một số lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ thường gặp. Thông hiểu: – Lí giải được lí do dẫn đến các lỗi dùng từ, trật tự từ. – Phân biệt giữa lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ với các biện pháp nghệ thuật sử dụng các kết hợp từ đặc biệt trong văn bản nghệ thuật. Vận dụng: – Biết cách sửa các lỗi dùng từ và lỗi trật tự từ trong văn bản. – Vận dụng những hiểu biết về lỗi dùng từ, trật tự từ để tự rà soát và sửa lỗi khi tạo lập văn bản. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về lỗi dùng từ và trật tự từ để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. |
||||
2. Lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. |
Nhận biết: – Nhận diện các dấu hiệu của lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: – Phân tích, lí giải được các lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. – Phân biệt giữa lỗi về liên kết văn bản với cách thức tạo bố cục đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Vận dụng: – Biết cách sửa các lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. – Sử dụng linh hoạt các phép liên kết để tạo lập văn bản. – Vận dụng những hiểu biết về liên kết văn bản để tránh mắc lỗi khi tạo lập văn bản. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về lỗi liên kết văn bản để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. |
||||||
3 |
Viết |
1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. |
Nhận biết: – Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1* |
1* |
1* |
1 câu TL |
2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. |
Nhận biết: – Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. – Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. – Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
||||||
3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. |
Nhận biết: – Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. – Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quan / quan niệm), đối tượng nghị luận (người / những người mang thói quen / quan niệm mang tính tiêu cực). Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
||||||
Tổng số câu |
3 TN |
4 TN 1 TL |
1 TL |
1 TL* |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
2. Đề thi học kì 1 môn Toán 10
2.1 Đáp án đề thi học kì 1 Toán 10
2.2 Ma trận đề thi học kì 1 Toán 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm |
||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số CH |
Thời gian (phút) |
||||||||||
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
Số CH |
Thời gian (phút) |
TN |
TL |
||||||
1 |
1. Mệnh đề và tập hợp |
1.1 Mệnh đề |
1 |
1 |
2 |
||||||||||
1.2. Các phép toán trên tập hợp |
2 |
1 |
2 |
||||||||||||
2 |
2. Bất phương trình và hệ bất phương trình |
2.1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn |
1 |
1 |
1* |
2 |
|||||||||
2.2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn |
2 |
1 |
1** |
3 |
|||||||||||
3 |
3. Hệ thức lương trong tam giác |
4.1. Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800 |
1 |
1* |
1 |
||||||||||
4.2. Định lý cosin và định lý sin |
2 |
3 |
3 |
||||||||||||
4.3 Giải tam giác và ứng dụng thực tế |
1** |
1 |
|||||||||||||
4 |
4. Vectơ |
5.1. Khái niệm vectơ |
1 |
1* |
1** |
1 |
|||||||||
5.2. Tổng hiệu của hai vectơ |
1 |
1 |
2 |
||||||||||||
5.3. Tích của một số với một vectơ |
1 |
1 |
3 |
||||||||||||
5.4 Vecto trong mặt phẳng tọa độ |
1 |
1 |
|||||||||||||
5.5. Tích vô hướng của hai vectơ |
1 |
2 |
3 |
||||||||||||
5 |
5. Thống kê |
6.1. Số gần đúng và sai số |
2 |
1 |
3 |
||||||||||
6.2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu. |
2 |
1 |
3 |
||||||||||||
6.3 Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu |
2 |
1 |
3 |
||||||||||||
Tổng |
20 |
15 |
3 |
0 |
35 |
4 |
|||||||||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
||||||||||
Tỉ lệ chung (%) |
70 |
30 |
100 |
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,20 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Phần tự luận: (để được phong phú mình để nhiều lựa chọn)
– Hai câu vận dụng mỗi câu 1,0 điểm ta chọn ở 1* sao cho 1 câu Đại Số và 1 câu Hình học.
– Hai câu vận dụng cao mỗi câu 0,5 điểm ta chọn ở 1** sao cho 1 câu Đại Số và 1 câu Hình học.
Các câu tự luận quý thầy cô ưu tiên các bài toán ứng dụng thực tế trong phạm vi của nội dung
3. Đề thi cuối kì 1 Hóa học 10
3.1 Đề thi cuối kì 1 môn Hóa học 10
SỞ GD &ĐT ……….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 |
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là
A. 23.
B. 24.
C. 25.
D. 11.
Câu 3: Cho các kí hiệu nguyên tử: và các phát biểu sau:
(1) X và Y là 2 đồng vị của nhau
(2) X với Y có cùng số khối.
(3) Có ba nguyên tố hóa học.
(4) Z và T thuộc cùng nguyên tố hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của calcium (Z = 20) là
A. 3d2.
B. 4s1.
C. 4s2.
D. 3d1.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim.
D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim
Câu 6: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton.
B. neutron.
C. electron.
D. neutron và electron.
Câu 7: Lớp N có số phân lớp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6.Nguyên tố X là
A. O (Z = 8).
B. Mg (Z = 12).
C. Na (Z = 11).
D. Ne (Z = 10).
Câu 9: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện tại được sắp xếp không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc chu kì 4. Nguyên tử X có số lớp electron là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 11: Nhóm A bao gồm các nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố s và nguyên tố p.
D. Nguyên tố d và nguyên tố f.
Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s²2s²2p6.
B. 1s²2s²2p63s²3p¹.
C. 1s²2s²2p3s³.
D. 1s²2s²2p63s².
Câu 13: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của R là
A. RO2.
B. RO3.
C. R2O5.
D. R2O7.
Câu 14: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào dưới đây không đúng trong các câu sau khi nói về nguyên tử X?
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.
B. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.
C. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron.
D. X nằm ở nhóm VIA.
Câu 15: Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?
A. Kí hiệu nguyên tố.
B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân.
Câu 16: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s²2s²2p6.
B. 1s²2s²2p63s²3p¹.
C. 1s²2s²2p3s³.
D. 1s²2s²2p63s².
Câu 17: Liên kết hydrogen là
A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine.
B. Oxygen.
C. Hydrogen.
D. Chlorine.
Câu 19: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:
Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho
A. liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho – nhận.
D. liên kết hydrogen.
Câu 20: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết hydrogen.
Câu 21: Chỉ ra nội dung không đúng khi xét phân tử CO2?
A. Phân tử có cấu tạo góc.
B. Liên kết giữa nguyên tử oxygen và carbon là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
Câu 22: Nguyên tử X có 11 electron p, còn nguyên tử Y có 5 electron s. Liên kết giữa X và Y là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết cho – nhận.
D. không xác định được.
Câu 23: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Ca (Z = 20) theo quy tắc octet là
A. Ca + 2e → Ca2−.
B. Ca→ Ca2+ + 2e.
C. Ca + 6e → Ca6−.
D. Ca + 2e → Ca2+.
Câu 24: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. LiCl.
B. CF2Cl2.
C. CHCl3.
D. N2.
Câu 25: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p?
A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. HCl.
Câu 26: Số hợp chất ion được tạo thành từ các ion F–, K+, O2–, Ca2+ là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”?
A. NaCl, CO2.
B. HCl, MgCl2.
C. H2S, HCl.
D. NH4NO3, HNO3.
Câu 28: Cho công thức Lewis của các phân tử sau:
Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là
A.1
B.2
C.3
D.4
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm):Nêu nội dung quy tắc octet? Trong liên kết hóa học, quy tắc octet giúp giải thích điều gì?
Câu 30 (1 điểm):
a)Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của nước.
b) Viết hai giai đoạn của sự hình thành KF từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron).
Câu 31 (1 điểm): Cho các khí hiếm sau: He (Z = 2), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18), Kr (Z = 36), Xe (Z = 54). Khí hiếm nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Giải thích.
3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Hóa học 10
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: A
Phát biểu A không đúng do hạt nhân của hầu hết nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton và neutron.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử (Z) = 11.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu đúng là (2); (3); (4)
Phát biểu (1) sai vì X và Y không phải đồng vị của nhau do khác nhau số proton.
Câu 4:
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử Ca: 1s22s22p63s23p64s2.
Vậy cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 4s2.
Câu 5:
Đáp án đúng là: D
A sai vì khí hiếm He chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
B và C sai do He có 2 electron lớp ngoài cùng nhưng là khí hiếm; H có 1 electron lớp ngoài cùng nhưng là phi kim …
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D
Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
X → X2+ + 2e
Þ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2.
Vậy X là Mg (Z = 12).
Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo các quy tắc sau:
– Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
– Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.
– Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố X có số lớp electron = số thứ tự chu kì = 4.
Câu 11:
Đáp án đúng là: C
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 12:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.
Câu 13:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA nên R có hóa trị cao nhất là VI. Công thức oxide cao nhất của R là RO3.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C sai vì hạt nhân nguyên tử không chứa electron.
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Ô nguyên tố không cho biết số khối của hạt nhân.
Câu 16:
Đáp án đúng là: D
X ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron, nhóm IIIA nên có 3 electron lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s²2s²2p63s²3p¹.
Câu 17:
Đáp án đúng là: D
Liên kết hydrogen là liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử hydrogen có 1 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm helium khi tham gia hình thành liên kết hóa học.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho liên kết hydrogen.
Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung làliên kết cộng hoá trị.
Câu 21:
Đáp án đúng là: A
Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.
Câu 22:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5 Þ X là phi kim điển hình (nhóm VIIA).
Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s1 Þ Y là kim loại điển hình (nhóm IA).
Vậy liên kết giữa X với Y là liên kết ion.
Câu 23:
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử Ca: [Ar]4s2.
Nguyên tử Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.
Ca → Ca2+ + 2e
Câu 24:
Đáp án đúng là: D
Hợp chất cộng hóa trị không phân cực là: N2.
Câu 25:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
H (Z = 1): 1s1
Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5
N (Z = 7): 1s22s22p3
Vậy liên kết trong phân tử Cl2 được hình thành bởi sự xen phủ orbital p – p.
Câu 26:
Đáp án đúng là: D
Các hợp chất ion có thể được tạo thành là: KF; K2O; CaF2; CaO.
Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Câu 28:
Đáp án đúng là: B
Có hai phân tử mà nguyên tử trung tâm không thỏa mãn quy tắc octet là BCl3 và BeH2.
Phần II: Tự luận
Câu 29:
– Quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như khí hiếm.
– Quy tắc octet giúp giải thích một cách định tính (dự đoán) sự hình thành các loại liên kết trong phân tử, đặc biệt là cách viết công thức cấu tạo trong các hợp chất thông thường.
Câu 30:
a)
Công thức phân tử |
Công thức electron |
Công thức Lewis |
H2O |
b)
Quá trình hình thành liên kết ion diễn ra như sau:
– Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình nguyên tử kim loại nhường electron và nguyên tử phi kim nhận electron theo quy tắc octet.
K → K+ + 1e
Số electron trên các lớp: 2, 8, 8, 1 2, 8, 8
Cấu hình electron: [Ar]4s1 [Ar]
F + 1e → F–
Số electron trên các lớp: 2, 7 2, 8
Cấu hình electron: [He]2s22p5 [Ne]
– Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
K+ + F– → KF
Câu 31:
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm VIIIA (nhóm khí hiếm), bán kính nguyên tử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng.
⇒ Tương tác van der Waals tăng ⇒ Nhiệt độ nóng chảy tăng.
⇒ Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong dãy là Xe.
3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Hóa học 10
– Thời gian làm bài: 45 phút.
– Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).
+ Mức độ đề:40 % Nhận biết; 30 % Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Số TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng số điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
1 |
Nhập môn hóa học |
Nhập môn hóa học |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0,25 |
2 |
Cấu tạo nguyên tử |
1. Thành phần của nguyên tử |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0,25 |
2. Nguyên tố hoá học |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0,50 |
||
3. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0,5 |
||
4. Lớp, phân lớp và cấu hình electron |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0,5 |
||
3 |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
1. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0,50 |
2. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm |
0 |
1 |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
1,0 |
||
3. Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0,5 |
||
4 |
Liên kết hoá học |
1. Quy tắc octet |
0 |
2 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2 |
1,0 |
2. Liên kết ion |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
2 |
1,5 |
||
3. Liên kết cộng hoá trị |
0 |
3 |
0 |
3 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
6 |
2,5 |
||
4. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals |
0 |
0 |
0 |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2 |
1,0 |
||
Tổng số câu |
16 |
12 |
3 |
1 |
4 |
28 |
|||||||
Tỉ lệ % |
0 |
40 |
0 |
30 |
20 |
0 |
10 |
0 |
30 |
70 |
|||
Tổng hợp chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
10 |
4. Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
4.1 Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là
A. Mô hình hệ vật lí.
B. Năng lượng và sóng.
C. Lực và trường.
D. Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
Câu 2: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 3: Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như Hình 14.8. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở Hình 14.8a và Hình 14.8b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.
A. Trường hợp a.
B. Trường hợp b.
C. Cả hai trường hợp như nhau.
D. Không xác định được.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:
A. Công thức tính sai số tỉ đối là:
B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.
C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 5:Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
Câu 6: Quãng đường là một đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm.
B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.
D. Vectơ vì có hướng.
Câu 7: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?
A. 600 km/h.
B. 700 km/h.
C. 800 km/h.
D. 900 km/h.
Câu 8: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.
A. FA= 100 N, FB= 100N
B. FA= 500 N, FB= 50N
C. FA= 50 N, FB= 100N
D. FA= 100 N, FB= 50N
Câu 9: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 10: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.
Câu 11: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió hết 2,5 h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
A. 360 km/h.
B. 60 km/h.
C. 420 km/h.
D. 180 km/h.
Câu 12: Hai lực và song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
A. 11,5 cm.
B. 22,5 cm.
C. 43,2 cm.
D. 34,5 cm.
Câu 13:Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 14: Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống còn 18km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. – 0,5 m/s2.
D. – 1 m/s2.
Câu 15: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
A. 1,5 m/s2.
B. 2 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 2,5 m/s2.
Câu 16:Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
A. 0,6 km.
B. 1,2 km.
C. 1,8 km
D. 2,4 km.
Câu 17:Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?
A. 12,5 m.
B. 7,5 m.
C. 8 m.
D. 10 m.
Câu 18: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
B. Một chiếc lá đang rơi.
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
Câu 19: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:
A. 2 m/s2.
B. 0,002 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 500 m/s2.
Câu 20:Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:
A. m.
B. inch.
C. Dặm.
D. Hải lí.
Câu 21: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F 1 và F 2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a 1 và a 2 . Biết 3a 1 = 2a 2 . Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số
A. 3/2
B.2/3
C. 3
D. 1/3
Câu 22:Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
B. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.
D. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một vật.
Câu 23:Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:
A. Diện tích mặt tiếp xúc.
B. Tốc độ của vật.
C. Lực ép vuông góc giữa các bề mặt.
D. Thời gian chuyển động.
Câu 24:Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Không xác định được.
………….
II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Bài 1: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?
Bài 2: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là bao nhiêu?
Bài 3:Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.
4.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lí 10
Các bạn tải file về để xem thêm đáp án chi tiết
4.3 Ma trận đề thi học kì 1 Vật lí 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Bài mở đầu |
1.1. Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí |
1 |
1 |
2 |
|||
2 |
Mô tả chuyển động |
2.1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc |
1 |
1 |
2 |
|||
2.2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2.3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2.4. Chuyển động biến đổi |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3 |
Lực và chuyển động |
3.1. Lực và gia tốc |
1 |
1 |
1 |
3 |
||
3.2. Một số lực thường gặp |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3.3. Ba định luật Newton về chuyển động |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
3.4. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.5. Tổng hợp và phân tích lực |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.6. Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật |
1 |
1 |
2 |
|||||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7 |
3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng
5. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10
5.1 Đề thi cuối kì 1 Sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Tổng thể những những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là
A. văn minh.
B. văn hiến.
C. văn hóa.
D. văn vật.
Câu 2. Trái với văn minh là trạng thái nào?
A. Văn hóa.
B. Dã man.
C. Văn hiến.
D. Văn vật.
Câu 3. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Câu 4. Hai công trình nào của cư dân Trung Quốc thời cổ – trung đại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987?
A. Ngọ Môn Quan và Vạn Lí Trường Thành.
B. Di Hòa Viên và Cung A Phòng.
C. Vạn Lý Trường Thành và Lăng Ly Sơn.
D. Viên Minh Viên và Thập Tam lăng.
Câu 5. Sự ra đời của chữ viết ở Ai Cập cổ đại, không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin.
B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
C. Là phương thức để thống nhất các công xã nông thôn.
D. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Câu 6. Các thành tựu nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của Ấn Độ thời cổ – trung đại phản ánh điều gì?
A. Quyền lực và tính chuyên chế của các Pha-ra-ông.
B. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tới đời sống của con người.
C. Trình độ phát triển cao của con người và ảnh hưởng của tôn giáo.
D. Sự giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Quốc.
Câu 7. Nhận xét nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?
A. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
D. Là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
Câu 8. Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do.
Câu 9. Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
A. Trái đất quanh Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trời quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 10. Danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là tác giả của bức tranh nào dưới đây?
A. Bữa tiệc cuối cùng.
B. Sự sáng tạo A-đam.
C. Sự ra đời của thần Vệ nữ.
D. Đức mẹ Sít-tin.
Câu 11. Vì sao chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại?
A. Chế độ dân chủ là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.
B. Tạo điều kiện cho tầng lớp nô lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên thành tựu văn minh.
D. Tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tham gia xây dựng nền văn minh.
Câu 12. Sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn minh thời Phục hưng vì họ mong muốn
A. có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng phục vụ cho đời sống tinh thần của mình.
B. thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
C. hợp tác với giai cấp phong kiến để cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.
D. tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời phục hưng?
A. Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây u.
B. Có nhiều đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
C. Mở đường cho văn minh phương Tây phát triển trong các thế kỉ tiếp theo.
D. Là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
Câu 14. Quốc gia nào sau đây đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 15. Bóng đèn điện là phát minh của nhà bác học nào sau đây?
A. Mai-cơn Pha-ra-đây.
B. Thô-mát Ê-đi-xơn.
C. Giêm Pre-xcốt Giun.
D. Ghê-nóc Xi-môn Ôm.
Câu 16. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, con người đã bắt đầu sử dụng nguồn năng lượng nào dưới đây?
A. Than đá.
B. Hơi nước.
C. Điện.
D. Nguyên tử.
Câu 17. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Các nước u – Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí.
C. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều thời cơ cho các nước.
Câu 18. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai không diễn ra trong bối cảnh nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đưa tới nhiều thách thức mới.
C. Các nước u – Mỹ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
D. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.
Câu 19. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?
A. Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.
B. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.
C. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới.
D. Nâng cao năng suất lao động của con người.
Câu 20. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Liên Xô.
Câu 21. Thành tựu nào dưới đây không phải là yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Internet kết nối vạn vật (IoT).
B. Năng lượng hơi nước.
C. Trí tuệ nhân tạo (AI).
D. Dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 22. Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ?
A. Internet kết nối vạn vật.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Dữ liệu lớn.
D. Máy tính điện tử.
Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đều bắt nguồn từ
A. tác động của quá trình toàn cầu hoá.
B. tác động của khủng hoảng tài chính.
C. những đòi hỏi của cuộc sống của sản xuất.
D. yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.
Câu 24. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại ý nghĩa nào dưới đây?
A. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
B. Khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá.
C. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin.
D. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy cho biết những điểm tương đồng trong cơ sở hình thành của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ – trung đại.
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy phân tích tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào.
5.2 Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-B |
3-B |
4-C |
5-C |
6-C |
7-B |
8-A |
9-D |
10-A |
11-D |
12-A |
13-D |
14-A |
15-B |
16-C |
17-C |
18-B |
19-A |
20-C |
21-B |
22-D |
23-C |
24-C |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Những điểm tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ – trung đại:
– Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang; sông Ấn, sông Hằng) – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
– Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp.
– Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
– Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
– Cơ sở dân cư: nhiều tộc người cùng tồn tại, phát triển và xây dựng nền văn minh.
Câu 2 (2,0 điểm):
a/ Tác động đối với xã hội, văn hóa
– Tác động tích cực:
+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người
+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn
+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân
– Tác động tiêu cực:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như: máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống Internet…
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
b/ Sự thích nghi của Việt Nam
– Việt Nam hiện đang là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ thông tin.
– Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.
5.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 10
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vậndụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại |
Bài 5: Khái niệm văn minh. |
2 |
|||||||
Bài 6. Một số nền văn minh phương Đông |
2 |
3 |
1 |
|||||||
Bài 7. Một số nền văn minh phương Tây |
3 |
3 |
||||||||
2 |
Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới |
Bài 7. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại |
3 |
3 |
||||||
Bài 8. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại |
2 |
3 |
1 |
|||||||
Tổng số câu hỏi |
12 |
0 |
12 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
||
Tỉ lệ |
30% |
30% |
20% |
20% |
…………
Tải file về để xem trọn đề thi học kì 1 lớp 10 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều (11 Môn) 47 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.