Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10 Cánh diều năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10 Cánh diều có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Tin 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10
SỞ GD- ĐT … TRƯỜNG THPT … |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIN HỌC – KHỐI 10 Bộ: Cánh diều |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào?
A. Cả x và y đều nhận giá trị True.
B. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
C. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
D. Cả x và y đều nhận giá trị False.
Câu 2. Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True?
A. 4*x=2*y
B. (x%5==0) and (y%2==0)
C. (x>2*y) or (x+y >20)
D. x+10 >= y+7
Câu 3. Em hãy cho biết kết quả của chương trình sau:
>>>a=5
>>>b=10
>>>if a < b:
print(‘True’)
A. 5
B. 10
C. True
D. Flase
Câu 4. Cho A = 5, B = 10, giá trị logic của điều kiện nào là False?
A. A < B
B. 2*A == B
C. A + 5 != B
D. A + 10 > B + 1
Câu 5. Trong Python, với cấu trúc if – else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:
A. Điều kiện sai.
B. Điều kiện đúng.
C. Điều kiện bằng 0.
D. Điều kiện khác 0.
Câu 6. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:
A. Biểu thức tính toán.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Các hàm toán học.
Câu 7. Chọn phát biểu đúng.
Cho biểu thức: x or y
A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.
Câu 8. Hàm range(101) sẽ tạo ra:
A. một dãy số từ 0 đến 100
B. một dãy số từ 1 đến 101
C. 101 số ngẫu nhiên
D. một dãy số ngẫu nhiên 101
Câu 9. Cú pháp đúng của câu lệnh lặp for:
A. for <biến chạy> in range(m, n):
Khối lệnh cần lặp
B. for <biến chạy> in range(m, n).
Khối lệnh cần lặp
C. for <biến chạy> in:
Khối lệnh cần lặp
D. for <biến chạy> range(m, n):
Khối lệnh cần lặp
Câu 10. Kết quả của đoạn chương trình sau:
s = 0
for i in range(1, 10):
s = s + i
print(s)
A. 55
B. 45
C. 11
D. 10
Câu 11. Trong Python có mấy dạng lặp:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:
s=0
i=1
while i<=5:
s=s+1
i=i+1
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:
A. 9
B. 15
C. 5
D. 10
Câu 13. <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:
A. Hàm toán học.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Biểu thức tính toán.
Câu 14. Cho đoạn chương trình sau:
for i in range(6):
print(i)
Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?
A. def
B. procedure
C. return
D. function
Câu 16. Phát biểu nào chính xác khi nói về hàm trong Python?
A. Mỗi hàm chỉ được gọi một lần
B. Người viết chương trình không thể tự tạo các hàm
C. Không thể gọi một hàm trong một hàm khác
D. Hàm có thể được tái sử dụng trong chương trình
Câu 17. Chọn phát biểu không đúng?
A. Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python.
B. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
C. Không thể gọi một chương trình con trong Python là một hàm.
D. Để sử dụng hàm cần khai báo hàm và viết lời gọi thực hiện.
Câu 18. Hàm trong Python được khai báo theo mẫu:
A. def tên_hàm(tham số):
Các lệnh mô tả hàm
B. def tên_hàm(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
C. def tên_hàm()
Các lệnh mô tả hàm
D. def (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
Câu 19. Thư viện math cung cấp:
A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ không có lệnh return.
B. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ có lệnh return và theo sau là dãy giá trị trả về.
C. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ là dãy các lệnh tính giá trị và không có lệnh return.
D. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ duy nhất lệnh return.
Câu 21. Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:
A. math
B. ramdom
C. zlib
D. datetime
Câu 22. Xâu kí tự trong Python là:
A. Một kí tự
B. Một dãy các số
C. Một dãy các kí tự
D. Một giá trị bất kì.
Câu 23. Độ dài của xâu được tính thông qua lệnh:
A. len()
B. range()
C. append()
D. for
Câu 24. Cho chương trình sau:
y = “Trúc xin trúc mọc sân đình”
x1 = “sân đình”
x2 = “bờ ao”
print(y.replace(x1,x2))
Kết quả của chương trình trên là:
A. Trúc xinh trúc mọc sân đình
B. Trúc xinh trúc mọc sân đình bờ ao
C. Trúc xinh trúc mọc bờ ao
D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao sân đình
Câu 25. Kết quả của đoạn lệnh sau là
A. c
B. h
C. à
D. o
Câu 26. Để khai báo dữ liệu kiểu xâu thì dữ liệu phải được khai báo trong cặp ngoặc nào sau đây:
A. Cặp dấu ngoặc vuông []
B. Cặp dấu ngoặc tròn ()
C. Cặp dấu ngoặc móc {}
D. Cặp dấu nháy đơn ‘’ hoặc cặp dấu nháy kép
Câu 27. Để thay thế từ hoặc cụm từ bằng từ hoặc cụm từ khác, ta sử dụng hàm nào?
A. find()
B. len()
C. replace()
D. remove()
Câu 28. Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy dự đoán chương trình hình bên dưới đưa ra màn hình những gì?
Câu 2. (1 điểm) Xét bài toán: Cho xâu s nhập vào từ bàn phím. Người ta thay kí tự ở vị trí chẵn trong xâu bằng kí tự “*”.
Chú ý: Vị trí các kí tự trong xâu được đánh số bắt đầu từ 0.
Hãy tìm lỗi trong chương trình sau và đề xuất một cách sửa.
Câu 3. (1 điểm) Với hàm BCNN được xây dựng ở chương sau đây (Hình 1), trong những dòng lệnh có sử dụng hàm BCNN, dòng lệnh nào đúng, dòng lệnh nào sai và tại sao?
Hình 1. Chương trình về hàm bội chung nhỏ nhất
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. A |
2. B |
3. C |
4. C |
5. B |
6. B |
7. A |
8. A |
9. A |
10. B |
11. B |
12. C |
13. B |
14. D |
15. A |
16. D |
17. C |
18. A |
19. C |
20. B |
21. A |
22. C |
23. A |
24. C |
25. B |
26. D |
27. C |
28. C |
II. Tự luận (3 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1 điểm) |
Chương trình đưa ra cặp giá trị i và i + i, với i từ 1 đến 10, mỗi cặp số trên một dòng. |
1,0 |
Câu 2 (1 điểm) |
Câu lệnh sai là: s [i ]= ‘*’. Do Python không cho phép trực tiếp thay đổi giá trị kí tự trong xâu. Một trong các cách sửa là: Thay s[i]= ‘*’ bằng câu lệnh s = s. replace (s[i], ‘*’) |
0,5 0,5 |
Câu 3 (1 điểm) |
– Câu lệnh đúng: print(‘Bội chung nhỏ nhất:’, BCNN(a, b)) Vì có truyền đủ tham số. – Câu lệnh sai: c = a + b + BCNN() Vì quên không truyền tham số. |
0,5 0,5 |
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 2 Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.