Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 – 2023 9 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi Sinh học 9 giữa học kì 2 năm 2022 – 2023 bao gồm 9 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Sinh học lớp 9 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa kì 2 Toán 9, đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 9.

Bộ đề thi giữa kì 2 Sinh 9 năm 2022 – 2023

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 – Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9

Phần I: Trắc nghiệm(4.0 điểm) Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 8 và ghi vào bài làm.

Câu 1: Theo Lamac nguyên nhân tiến hóa là do:

A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Ngoại cảnh không đồng nhất và luôn luôn thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
C. Ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. Ngoại cảnh luôn thay đổi, các tác nhân gây đột biến và chọn lọc tự nhiên

Câu 2: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 3: Khi nói về môi trường sống của sinh vật, những phát biểu nào sau đây là sai:

1. Môi trường sống bao gồm tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại, phát triển, các hoạt động của sinh vật sống.

2.Có 4 loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

3. Môi trường sinh vật là môi trường sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh.

4. Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật được gọi là các nhân tố sinh thái.

5. Các nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên từng bộ phận, từng hoạt động sống của sinh vật.

6. Nhân tố vô sinh là các yếu tố không sống như các nhân tố vật lí, hóa học, sinh vật của môi trường xung quanh.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 1 Đề kiểm tra Ngữ văn

7. Nhân tố hữu sinh là yếu tố hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật sống.

A.1 và 2.
B.5 và 6
C.3 và 4.
D.2 và 7.

Câu 4: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :

A. cừu cho nhân
B. Cừu cho trứng
C. cừu cho nhân và cho trứng
D. cừu mẹ

Câu 5: Theo quan điểm của Lamac, hươu cao cổ có cái cổ dài là do

A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi
B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên
D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động

Câu 6: Công nghệ tế bào là:

A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
C. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 7: Tồn tại của học thuyết Lamac là:

A. Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh.
B. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức.
C. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
D. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải

Câu 8: Theo Dacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là:

A. Phân li tính trạng
B. Biến dị
C. Di truyền
D. Chọn lọc tự nhiên

Phần II: Tự luận (6.0 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm): Trình bày các mối quan hệ khác loài? Lấy vd và phân tích cụ thể sinh vật nào đc lợi, sinh vật nào bị hại?

Câu 2 (2,0 điểm): Chọn nội dung thích hợp ở cột B tương ứng với nguyên nhân, cơ chế tiến hóa trong quá trình hình thành hươu cao cổ theo học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá Đacuyn ở cột A

A

Đáp án

B

1. Theo lamac nguyên nhân tiến hóa trong quá trình hình thành loài hươu cao cổ là do

1-

a. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật

2. Theo Đacuyn nguyên nhân tiến hóa trong quá trình hình thành loài hươu cao cổ là do

2-

b. ngoại cảnh hay tập quán hoạt động thay đổi qua không gian và thời gian

3. Theo Đacuyn cơ chế tiến hóa trong quá trình hình thành loài hươu cao cổ là

3-

c. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

4. Theo Lamac cơ chế tiến hóa trong quá trình hình thành loài hươu cao cổ là

4-

d. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

Câu 3 (1,5 điểm): Trong một vườn nhãn có tò vò đang săn nhện, bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, rệp bám và hút nhựa cây nhãn, xung quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen. Rệp tiết ra dịch đường cho kiến đen sử dụng làm thức ăn, và kiến đen bảo vệ trứng của rệp tránh các loài khác ăn mất. Em hãy nêu mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài sinh vật được liệt kê trong đoạn văn bản trên

Tham khảo thêm:   870 câu hỏi luyện thi TOEIC Bài tập TOEIC Có đáp án

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9

Phần I: Trắc nghiệm (4.0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

B

A

D

B

C

D

Phần II: Tự luận (6.0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2,5 điểm)

Quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Hỗ trợ

Cộng sinh

Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật

Nấm cộng sinh với tảo thành địa y. Trong đó các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ nuôi sống cả tảo và nấm à tảo và nấm đều có lợi

Hội sinh

Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại

Cá ép bám vào rùa biển. khi đó cá ép có lợi vì được rùa đưa đi xa nhưng rùa không có lợi và cũng không có hại

Đối địch

Cạnh tranh

Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau

Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1 cánh đồng. Khi đó 2 loài này sẽ cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn. Cả 2 loài đều có hại và kìm hãm nhau

Kí sinh, nửa kí sinh

Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu…. từ sinh vật đó

Rận sống bám trên da trâu. Khi đó rận sống được là nhờ hút máu của trâu. Vậy rận có lợi còn trâu bị hại

Sinh vật ăn sinh vật khác

Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ,…

Hổ ăn thịt nai. Trong đó hổ có lợi còn Nai bị hại

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2

(2,0 điểm)

1-b

2-a

3-c

4-d

Mỗi ý đúng được 0,5 đ

Câu 3

(1,5 điểm)

1. Tò vò và nhên : sinh vật này ăn sinh vật khác

2. Bọ xít hút nhựa cây : kí sinh

3. Nhện và bọ xít : sinh vật này ăn sinh vật khác

4 . Rệp và kiến đen : cộng sinh

5. Rệp hút nhựa cây : kí sinh

6. Mối quan hệ cùng loài: cây nhãn _ cây nhãn; bọ xít – bọ xít; nhện – nhện; rệp – rệp; kiến – kiến; tò vò – tò vò.

Mỗi ý đúng 0,25đ

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9

Nội dung

Thi/

Kiểm tra

%

Cấp độ 1

(Biết)

Cấp độ 2

(Hiểu)

Cấp độ 3

(Vận dụng)

Cấp độ 4

(Vận dụng cao)

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

SL

TG

Đ

I. ứng dụng di truyền học

10

1

1,5

0,5

1

2,25

0,5

II. Tiến hóa

40

1

10,5

2

2

3,5

1

2

4

1

III. sinh vật và môi trường

50

1

1,5

0,5

1/3

4,25

1

1

1,75

0,5

1/3

6

1

4/3

10

2

Tổng

100

2

3

1,0

4/3

14,75

3

3

5,25

1,5

1/3

6

1

2

4

1

1

2,25

0,5

4/3

10

2

% câu

100

10

30

15

10

10

5

20

% điểm

100

40

25

10

25

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9

I.TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào câu A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1 : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống :

A. Giao phấn sảy ra ở thực vật
B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật
C. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau

Câu 2. Giao phối cận huyết là :

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

Tham khảo thêm:   Quyết định 4054/QĐ-BYT Hướng dẫn hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Câu 3. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định là:

A. Quần xã sinh vật
B Quần thể sinh vật
C. Hệ sinh thái
D. Quan hệ hỗ trợ

Câu 4. Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:

A. Ký sinh
B. Cạnh tranh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh

Câu 5. Nhóm ĐV hằng nhiệt là:

A. Cá, chim, thú
B. Chim, thú, bò sát
C. Bò sát lưỡng cư
D. Chim, thú.

Câu 6. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể.

A. Có số cá thể cùng 1 loài 
B. Cùng sống trong 1 không gian xác định
C Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài
D. Có hiện tượng sinh sản

II. Tự luận ( 7 điểm )

Câu 1.( 2đ) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?

Câu 2:( 2đ) Môi trường là gì ? Kể tên 5 nhân tố vô sinh và 5 nhân tố hữu có trong môi trường trường học. (2đ)

Câu 3.(3đ ) Lưới thức ăn là gì ? Cho 1 sơ đồ lưới thức ăn sau:

Hãy xác định tên các sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9

Câu

Các ý trong câu

Điểm

I TNKQ

1C: 2D; 3B: 4D: 5D: 6C ( Mỗi ý đúng 0,5đ)

II. Tự luận

1(2Đ)

– Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất.

– Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 giảm dần ở các thế hệ tiếp theo

Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.

2(2Đ)

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

– VD 5 nhân tố vô sinh

Nước, đất,không khí,lớp học, bàn ghế

– VD 5 nhân tố vô sinh

Cây xanh,các bạn, thầy cô giáo, giun, chim

1,đ

3(3Đ)

Lưới thức ăn: Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn – Một lưới thức ăn:

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sinh 9

Đánh giá
Kiến Thức
Biết Hiểu Vận dụng

Tống số điềm

Thấp Cao

Chương VI

Ứng dụng DT học

(4tiết)

Nêu được khái niệm ưu thế lai

Giải thích nguyên nhân thoái hoá giống.Giao phối cận huyết

Giải thích được tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống

3 điểm

Tỉ lệ: 30%

0,5câu

1đ = 33%

2câu

1đ =33%

0,5câu

1đ =34%

30%

Chương I

Sinh vật và MT

(4tiết)

Nêu được nhóm ĐV hằng nhiệt, mối quan hệ cộng sinh

Trình bày KN MT, nêu VD Nhân tố sinh thái, phân loại

3 điểm

Tỉ lệ: 30%

2câu

1 đ = 33%

1 câu

2đ = 67%

30%

Chương II

Hệ ST(4tiết)

Nhận dạng đc quần xã,quầnthể

Trình bày KN về lưới thức ăn

Lập lưới thức ăn theo sơ đồ

4 điểm

Tỉ lệ: 40%

2 câu

1đ = 25%

0,5 câu

1đ = 25%

0,5 câu

2đ = 50%

40%

Tổng

4,5 câu

3đ = 30%

3,5 câu

4đ = 40%

0,5 câu

2đ=20%

0,5 câu

1đ = 10%

9 câu

10đ

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sinh 9 năm 2022

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 – 2023 9 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *