TOP 9 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.
Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 môn Tin học, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải 9 đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 6:
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
- Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
- Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3
- Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 4
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa. Cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần, cô bé đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói với cô bé:
– Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh,… Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
(Theo loigiaihay.com)
Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 2. Tại sao cô bé lại ngồi bên đường khóc? (Nhận biết)
A. Vì cô bé đi vào rừng và bị lạc.
B. Vì mẹ cô bé đang bị bệnh rất nặng.
C. Vì cô bé chưa tìm được hoa cúc trắng.
D. Vì cô bé nhớ mẹ, muốn về bên mẹ.
Câu 3. Vì sao cô bé không mua thuốc cho mẹ? (Nhận biết)
A. Vì nhà cô bé rất nghèo
B. Vì không có người bán thuốc
C. Vì cô bé không có ở nhà
D. Vì mẹ cô bé không uống thuốc
Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì? (Thông hiểu)
A. Tình cảm thầy trò.
B. Tình cảm gia đình.
C. Tình cảm bạn bè.
D. Tình cảm quê hương.
Câu 5. Phẩm chất tốt đẹp của cô bé trong câu chuyện là gì? (Thông hiểu)
A. Lòng hiếu thảo.
B. Lòng thương người.
C. Lòng dũng cảm.
D. Lòng biết ơn.
Câu 6. Chi tiết “Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? (Thông hiểu)
A. Buồn bã, thất vọng.
B. Thắc mắc, tò mò.
C. Ngạc nhiên, lo lắng.
D. Hụt hẫng, nghi ngờ.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (Thông hiểu)
A. Giải thích phương thuốc chữa bệnh dân gian.
B. Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt.
C. Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.
D. Giải thích nguồn gốc bông hoa cúc trắng.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo” dùng để làm gì? (Thông hiểu)
A. Chỉ mục đích.
B. Chỉ nguyên nhân.
C. Chỉ thời gian.
D. Chỉ không gian.
Câu 9. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyên trên? (Vận dụng)
Câu 10. Chi tiết “cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ” theo em có ý nghĩa gì? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
B |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
B |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
D |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
– HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. – Lí giải được lí do nêu bài học ấy. |
1,0 |
|
10 |
– Cô bé muốn mẹ được sống lâu, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ. – Cơ sở lí giải nguồn gốc của bông hoa cúc trắng. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuật lại một sự kiện. |
0,25 |
||
c.Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. |
2.5 |
||
– Cần chọn ngôi tường thuật phù hợp. (nếu là người chứng kiến: ngôi thứ ba, nếu là người tham gia: ngôi thứ nhất.) – Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian, thời gian) – Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. – Cung cấp đầy đủ các chi tiết về sự kiện, trong đó có một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc. – Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)… |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Thuyết minh thuật lại một sự kiện. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Bảng đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)… |
Nhận biết: – Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại …; chi tiết tiêu biểu. – Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. Thông hiểu: – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. – Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản. – Tích hợp tiếng Việt Vận dụng: – Rút ra được bài học từ văn bản. -Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. |
3 TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Thuyết minh thuật lại một sự kiện. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Nêu rõ tên sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan chân thực các quá trình của sự kiện, kết quả và những tác động của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng. |
1TL* |
|||
Tổng |
3 TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
I. Đọc- hiểu: 1. Vănbản: Xem người ta kìa- Lạc Thanh 2. Tiếng việt: – Trạng ngữ – Thành ngữ 3. Tập làm văn Việt được đoạn văn ngắn |
– Nhớ tên tác phẩm, tác giả, phương thức biểu đạt chính – Phát hiện trạng ngữ, thành ngữ |
-Ý nghĩa đoạn trích. |
-Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến về vấn đề… |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 2 20 % |
1 1 10% |
1 2,0 20% |
4 5 50 |
|
II. Viết Văn tự sự |
Viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 5,0 50% |
1 5.0 50 |
|||
Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % |
2 2,0 20% |
1 1,0 10% |
1 2,0 20% |
1 5,0 50% |
5 10 100% |
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
PHÒNG GD-ĐT …… TRƯỜNG THCS…….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
(Xem người ta kìa – Lạc Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: Tìm một thành ngữ và một trạng ngữ có trong đoạn văn trên?
Câu 3: Những lý do người mẹ muốn con mình giống người khác là gì?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 6 câu) Trình bày suy nghĩ của em về mong ước của mẹ trong đoạn văn trên?
PHẦN II. Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đóng vai nhân vật Thạch Sanh để kể lại câu truyện bằng lời văn của em?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc – hiểu |
1 |
– Đoạn văn trên trích trong văn bản: Xem người ta kìa. Tác giả Lạc Thanh – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 0,5 |
2 |
Trạng ngữ, thành ngữ trong đoạn trích trên là: Trạng ngữ: Trên đời, vì lẽ đó, xưa nay Thành ngữ: Mười phân vẹn mười |
0,5 0,5 |
|
3 |
Những lý do người mẹ muốn con mình giống người khác: – Muốn con thông minh, giỏi giang – Muốn con được tin yêu, tôn trọng – Muốn con thành đạt |
1.0 |
|
4 |
Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 6 câu) Trình bày suy nghĩ của em về mong ước của mẹ: – Mẹ mong muốn con làm sao để bằng người khác, không thua em kém chị, không ai phải phàn nàn kêu ca điều gì. – Con cái là tài sản vô giá của bố mẹ. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ bến. Niềm mong mỏi của mẹ là chính đáng. |
2,0 |
|
Tạo lập văn bản |
2 |
* Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc: Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện Có đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài – Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. |
1,0 |
* Về nội dung: |
|||
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Hoàn cảnh xuất thân, gia cảnh. |
0,5 |
||
Thân bài. Kể theo trình tự sau: + Hoàn cảnh ra đời khác thường của Thạch Sanh. + Thạch Sanh kết nghĩa Lý Thông. + Thạch Sanh giết chằn tinh, Thạch sanh bắn đại bàng cứu công chúa, Thái Tử tặng cây đàn + Thạch Sanh bị hồn chằn tinh, đại bàng vu oan + Tiếng đàn giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình. Lý Thông bị trừng trị + Thạch Sanh cưới công chúa, đánh bại quân 18 nước chư hầu Thạch Sanh vua nhường ngôi lên làm vua, sống hạnh phúc |
4,0 |
||
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện. |
0,5 |
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mức độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Văn bản: Thánh Gióng |
Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính |
– Hiểu nội dung đoạn trích |
Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 1 Số điểm: 2,0 |
Số câu: 0 Số điểm:0 |
Số câu: 3 Số điểm: 3,25 tỉ lệ%: 32,5% |
2. Tiếng Việt Cấu tạo từ Nghĩa của từ |
– Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn |
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển Giải thích nghĩa của từ |
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1,0 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu:0 Số điểm:0 |
Số câu: 2 Số điểm: 1,75 tỉ lệ%: 17,5% |
3. Tập làm văn. – Ngôi kể trong văn kể chuyện – Phương pháp kể chuyện |
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó |
||||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ%: 50% |
|||
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2022 – 2023 |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
(Hồ Chí Minh)
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng – Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết – PTBĐ chính: Tự sự |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 |
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức” Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức Từ láy: chăm chỉ Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 |
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng |
0,5 |
Câu 4 |
– Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). – Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). |
0,5 0,5 |
Câu 5 |
Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. |
0,5 1,5 |
II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm |
||
Mở bài |
Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh |
0,5 |
Thân bài |
– Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn. – Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh: + Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng + Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài. + Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc. + Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về. + Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục. |
1,0 2,5 |
Kết bài |
Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể |
0,25 |
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 4
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
UBND HUYỆN…… TRƯỜNG THCS………… |
BÀI KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ II |
PHẦN I: Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
(Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi )
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.
PHẦN II: Viết (5,0 điểm)
Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
Phần I. Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt (4,0 điểm) |
||
Câu 1 (1,0 điểm) |
– Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích – 3 tác phẩm cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… |
0,5đ 0,5đ |
Câu 2 (0,5 điểm) |
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự |
0,5đ |
Câu 3 (0,5 điểm) |
Từ “đủng đỉnh” nghĩa là thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã |
0,5đ |
Câu 4 (1,0 điểm) |
Thành ngữ trong đoạn trích: “mò cua bắt ốc”: chỉ cuộc sống vất vả của Tấm; “ba chân bốn cẳng” gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm. |
0,5đ 0,5đ |
Câu 5 (2,0 điểm) |
Mở đoạn (câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng. Thân đoạn (khoảng 5 câu): -“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công việc. – Tác dụng của đức tính chăm chỉ: – Phê phán: Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp…không thể thành công. Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học |
0.5 đ 1.0đ 0.5đ |
Phần II. Viết (5,0 điểm) |
||
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích nào Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. |
0,5đ |
Thân bài |
– Trình bày xuất thân của nhân vật. – Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện – Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3… – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). |
3,0 đ |
Kết bài |
Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra |
0,5đ |
Cách thức trình bày (1,0 điểm) |
||
– Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. – Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc – Bài làm nổi bật được cốt truyện, có sự sáng tạo phù hợp. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết. – Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo |
1,0 đ |
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
I. Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt |
|||||
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích |
– Nhận biết được thể loại; phương thức biểu đạt chính – Phát hiện được thành ngữ; các chi tiết tưởng tượng kì ảo |
– Nêu được nghĩa của từ. – Nêu được tác dụng của thành ngữ; ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo |
– Liên hệ với một số văn bản cùng chủ đề |
||
Số câu |
1,5 |
2 |
0,5 |
Số câu: 4 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% |
|
Số điểm |
1,5 |
1 |
0,5 |
||
Tỷ lệ |
Tỉ lệ:15% |
Tỉ lệ: 10 % |
Tỉ lệ: 5% |
||
II. Viết |
|||||
Viết đoạn văn liên quan đến các chủ đề đã học |
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm:2,0 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm:5,0 Tỉ lệ: 5% |
Số câu: 2 Số điểm:7,0 Tỉ lệ: 70% |
||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % |
Số câu: 2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10 % |
Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% |
Số câu: 6 Số điểm: 10,0 Tỉ lệ:100% |
….
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 9 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.