Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Văn 10Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (Có đáp án)

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 – Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Công danh đã được hợp[ Nên, đáng] về nhàn,
Lành dữ âu chi[ Lo gì, quan tâm gì] thế nghị khen
[ Miệng đời bàn luận khen chê].

Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa[ Đầm] thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt[ Gió trăng] đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà[ Khói và ráng chiều] nặng vạy then.
Bui[ Duy, chỉ có] có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng[ Không, chẳng] khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 và 4? (0,5 điểm)

A. Phép điệp
B. Phép đối
C. Phép so sánh
D. Phép nhân hóa

Câu 3. Căn cứ vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào? (0,5 điểm)

A. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn
B. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược
C. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê
D. Giai đoạn lui về ở ẩn

Câu 4. Nội dung bài thơ gợi bạn nhớ đến bài thơ nào đã được học trong SGK? (0,5 điểm)

A. Bảo kính cảnh giới 43
B. Bình Ngô đại cáo
C. Bạch Đằng hải khẩu
D. Dục Thúy sơn

Câu 5. Biện pháp phóng đại trong hai câu 5 và 6 có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nói lên niềm vui của tác giả trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên đem lại
C. Tô đậm vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh mùa thu
D. Cả đáp án B và C

Câu 6. Sáu câu thơ đầu cho bạn hiểu gì về tâm thế của tác giả? (0,5 điểm)

A. Tâm thế buồn bã
B. Tâm thế lo âu
C. Tâm thế thư nhàn
D. Tâm thế u uất

Câu 7. Hai câu thơ cuối khẳng định điều gì? (0,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Thông tư 170/2012/TT-BTC Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc mã số 3909.10.10 và mã số 3909.20.10

A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả
B. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi của tác giả
C. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
D. Bày tỏ tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 9. Có ý kiến cho rằng: dù đã lui về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi chỉ “nhàn thân” chứ không “nhàn tâm”. Quan điểm của bạn? Lí giải? (1,0 điểm)

Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Thuật hứng 24”.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0.5

2

B

0.5

3

D

0.5

4

A

0.5

5

D

0.5

6

C

0.5

7

D

0.5

8

Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi.

0.5

9

Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

– Đồng tình

– Lí giải: quả thật ông chỉ “nhàn thân” khi đã không còn lo việc quan, mà chỉ vui thú điền viên; nhưng ông không “nhàn tâm”, vì tấm lòng của ông lúc nào cũng canh cánh, cũng vướng bận một nỗi lo cho dân, cho nước. Tấm lòng “trung hiếu cũ” mà ông nói đến trong bài thơ trên chính là ước mong được suốt đời đóng góp công sức để trả nợ nước, đền ơn vua, báo hiếu với thân phụ của mình.

1.0

10

Tham khảo:

– Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tâm thế thư thái, bỏ ngoài tai mọi thứ thị phi, khen chê ở đời

– Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, ở những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Thuật hứng 24”.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại…; nêu nội dung cần phân tích, đánh giá

2. Phân tích, đánh giá về chủ đề:

– Bài thơ miêu tả cuộc sống điền viên thanh nhàn; thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi.

– Bố cục:

+ Hai câu thơ đầu: Tâm thế sống của một con người biết đủ, biết công danh đã toại thì nên trở về an hưởng thú thanh nhàn. Đó cũng là tâm thế của một con người biết buông bỏ, tránh xa mọi thị phi.

+ Hai câu tiếp: Nói về những thú vui dân dã nhưng đầy thi vị của một lão nông nhàn

+ Hai câu tiếp: Nói lên vẻ đẹp, sự huyền ảo, sự giàu có của thiên nhiên và niềm vui khi được tận hưởng những vẻ đẹp ấy.

+ Hai câu cuối: bộc lộ nỗi lòng của tác giả, đó là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. Như vậy, dù đã lui về ở ẩn, dù vui thú điền viên nhưng Nguyễn Trãi vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo cho dân, cho nước.

3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật:

– Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

– Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo

– Ngôn từ mộc mạc, thi liệu dân dã

4. Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Tham khảo thêm:   Thông tư số 71/2008/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 – Đề 2

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

………………………….Hết……………………………..

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Ninh Thuận năm 2012 - 2013 môn Vật lý Sở GD-ĐT Ninh Thuận

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

– Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.

Câu 2

– Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

– Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3

– Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.

Câu 4

– Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả

– Giới thiệu tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

– Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

– Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

– Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

– Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

– Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ”, để “mượn gió bẻ măng” cướp đất nước ta của chúng.

– Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

– Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

=> Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Kết luận

– Khái quát và mở rộng vấn đề

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *