Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022 – 2023 5 Đề thi giữa kì 2 Sử 8 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử 8 năm 2022 – 2023 bao gồm 5 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Sử 8 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử lớp 8 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8, đề thi giữa kì 2 Sinh học 8.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8 – Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Sử 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) triều đình Huế đã chính thức thừa nhận cho Pháp

A. 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. 6 tỉnh Nam Kì.
C. thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
D. nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kì.

Câu 2: “Cần vương” có nghĩa là

A. giúp vua cứu nước.
B. những điều bậc quân vương cần làm.
C. đứng lên cứu nước.
D. chống Pháp xâm lược.

Câu 3. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm hiệp ước 1874 giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất nào sau đây biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?

A. Nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp .
B. Vũ khí của nhân dân còn thô sơ.
C. Chính sách bảo thủ của triều đình Huế.
D. Lực lượng của Pháp đông.

Câu 5: Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà vì

A. vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.
B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.
C. quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.

Câu 6: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào?

A. Chống thực dân Pháp xâm lược.
B. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.

II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm )

Câu 7: (2,5 điểm)

Trình bày duyên cớ và diễn biến việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).

Câu 8: (2,0 điểm)

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 9 (1,5 điểm)

Em hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triêu đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất.

Câu 10: (1,0 điểm)

Hãy nhận xét về nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Phần/Câu

Đáp án

Điểm

Phần I: Trắc nghiệm

(3,0 điểm)

Câu 1 B 0,5 điểm
Câu 2 A 0,5 điểm
Câu 3 D 0,5 điểm
Câu 4 C 0,5 điểm
Câu 5 C 0,5 điểm
Câu 6 B 0,5 điểm

Phần II: Tự luận

(7,0 điểm)

Câu 7

* Duyên cớ:

– Thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp.

* Diễn biến:

– Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

– Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

– Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

– Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

1,0 điểm

1,5 điểm

Câu 8

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

– Quy mô, địa bàn hoạt động : rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

– Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

– Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

– Phương thức tác chiến : tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

– Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 9

So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triêu đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất:

Thái độ

Hành động

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì

Kiên quyết chống giặc

Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

Triều đình

Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết.

– Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì.

– Làm thất thủ thành Hà Nội.

– Kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).

1,0 điểm

0,5 điểm

Câu 10

Nhận xét nội dung Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước 1862:

So với Hiệp ước 1862, thì hiệp ước 1874 làm ta mất thêm ba tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam

1,0

Tổng cộng

10,0

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi trắc nghiệm Mác - Lênin Trắc nghiệm môn Nguyên Lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CỘNG

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc

– Nêu được:

+ Nội dung của hiệp ước Giáp Tuất 1874

+ Cái cớ để để tấn công Bắc Kì lần thứ hai của Pháp.

– Trình bày được duyên cớ và diễn biến việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai 1882.

So sánh được về thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2.

Nhận xét được về nội dung hiệp ước 1874 so với 1862.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2 (C1,3)

1

1(C7)

2,5

1(C9)

1,5

1(C10)

1

5

6

60%

2. Cuộc kháng chiến từ 1858-1873

– Hiểu được:

+ Nguyên nhân cơ bản nhất biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.

+ Giải thích được vì sao trong 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

So sánh được tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2(C4,5)

1

1(C6)

0,5

3

1,5

15%

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Nêu được khái niệm về Cần Vương

Giải thích được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1(C2)

0,5

1(C8)

2

2

2,5

25%

T. số câu

T.số điểm

Tỉ lệ

4

4

40%

3

3

30%

2

2

20%

1

1

10%

10

10

100%

Đề thi giữa kì 2 Sử 8 – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha.
B. Vương quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Bỉ.
D. Vương quốc Anh.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?

A. Quý tộc mới
B. Tư sản và vô sản
C. Tư sản và tiểu tư sản
D. Tư sản và thợ thủ công

Câu 3: Cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ vào thời gian nào?

A. Tháng 1 – 1642
B. Ngày 14 – 6 – 1645
C. Ngày 22 – 8 – 1642
D. Ngày 14 – 6 – 1642

Câu 4. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.
D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

Câu 5: Quý tộc mới là một trong những thành phần lãnh đạo cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Anh
B. Cách mạng Mỹ
C. Cách mạng Mỹ và Anh
D. Cách mạng Hà Lan.

Câu 6: Năm 1913 quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong sản xuất là:

A. Anh
B. Pháp.
C. Mĩ
D. Đức

Câu 7: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là nước nào?

A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 81/NQ-CP Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận 26-TB/TW

Câu 8: Quốc gia nào là chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang

A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức

Câu 9: Chế độ chính trị của Mĩ là

A. Cộng hòa
B. Quân chủ chuyên chế
C. Quân chủ lập hiến
D. Phong kiến

Câu 10: Từ năm 1913 Đức đã vươn lên vị trí thứ mấy thế giới.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 11: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào?

A. Mĩ
B. Anh
C. Đứ
D. Pháp

Câu 12: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.
D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 14. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
D. Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 15: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?

A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.
D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.

Câu 16: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 17: Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.
B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.
C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 19: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?.

A. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
B. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên
C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 20. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

Câu 21. Vì sao giới chủ lại thích sử dụng trẻ em

A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc
B. Có sức khỏe dẻo dai
C. Có số lượng đông đảo
D. Khả năng phản kháng hạn chế

Câu 22: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!
D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

Câu 23 : Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 13 Bài tập cuối tuần lớp 2

Câu 24: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?

A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.

Câu 25: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.
B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.
C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.
D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và
nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 26: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Baxti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Baxti tượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.

Câu 27: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?

A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 28. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

A. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản
B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Câu 29. Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp và Anh là

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đại phong kiến

Câu 30: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 8

1.A

2.B

3.C

4.C

5.A

6.A

7.B

8.D

9.A

10.B

11.D

12.B

13.A

14.B

15.A

16.A

17.A

18.A

19.B

20.C

21.D

22.B

23.C

24.B

25.C

26.D

27.A

28.D

29.D

30.D

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8

Tên chủ đề/

bài học

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

Cuộc cách mạng tư sản Âu – mĩ

– Nêu được các môc thời gian bùng nổ, các giai cấp tiến hành các cuộc cách mạng

Trình bày được các sự kiện tiêu biểu của các cuộc cách mạng

Phân tích được ý nghĩa của các sự kiện trong các cuộc cách mạng tư sản

So sánh và đánh giá các cuộc cách mạng tư sản

Số câu

5

3

3

2

Số điểm

1.5

0.9

1.2

1

Các nước tư bản Âu- Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu XX

Nêu được tình hình kinh tế chính trị và vị trí của các nước tư bản

– Trình bày các nội dung chính trong công xã Pari

– Trình bày nguyên nhân phát triển của các nước tư bản

– Giải thích được đặc điểm chủ nghĩa đế quốc

Số câu

7

4

1

Số điểm

2.1

1.2

0.4

Phong trào Công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu XX

Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân, nội dung chủ nghĩa Mác

-Lý giải được sự nguyên nhân thất bại cảu phong trào công nhân

– So sánh tư tưởng của Mác và Ăng ghen

Số câu

3

2

Số điểm

0,9

0.8

Tổng số câu

12

10

6

2

Tổng số điểm

3.6

3

24

1

Tỉ lệ

36

30

24

10

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sử 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022 – 2023 5 Đề thi giữa kì 2 Sử 8 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *