Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử – Địa lí lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 – Đề 1
  • Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 – Đề 1

Lưu ý: Đề số 1 thuộc phân môn Lịch sử

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

A. Phân môn Lịch Sử (7 điểm)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là:

A. Đại Việt.
B. Đại Cổ Việt.
C. Đại Nam.
D. Việt Nam.

Câu 2: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và quyết định dời đô về đâu?

A. Nhiên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Đại La.
B. Niên hiệu Thuận Thiên. Dời đô về Đại La.
C. Niên hiệu Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa.
D. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long.

Câu 3: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là:

A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt
C. Đại Ngu.
D. Đại Nam.

Câu 4: Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.
B. Tầng lớp công nhân.
C. Tầng lớp thợ thủ công.
D. Tầng lớp nô tỳ.

Câu 5: Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì:

A. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA.
B. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước châu Á.
C. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội ổn định.
D. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước trên thế giới.

Câu 6: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt có tên là:

A. Hình thư
B. Hình luật
C. Quốc triều hình luật
D. Hoàng triều luật lệ

Câu 7: Chủ trương “ binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” có nghĩa là:

A. Quan trọng là số lượng binh lính, không quan trọng chất lượng.
B. Quan trọng chất lượng binh lính, không quan trọng số lượng.
C. Cả số lượng và chất lượng binh lính đều quan trọng.
D. Không xem trọng số lượng và chất lượng.

Câu 8: Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng thì trong lịch sử nước ta có những vị anh hùng dân tộc nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông:

A. Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt.  
B. Lý Bí và Ngô Quyền.
C. Ngô Quyền và Lê Hoàn.  
D. Triệu Quang Phục và Ngô Quyền.

Câu 9: Điểm độc đáo trong bộ máy nhà nước thời Trần là:

A. Các vua lên ngôi khi còn nhỏ.
B. Các chức vụ quan trọng trong triều đều do những người đỗ đạt nắm giữ.
C. Các vua Trần thường nhường ngôi sớm, tự xưng là Thái thượng hoàng, hỗ trợ các vua (con) trị nước.
D. Nhiều cơ quan và chức quan mới được lập ra.

Câu 10: Vị vua nào của nhà Trần là nười sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử:

A. Trần Thái Tông.
C. Trần Thánh Tông.
B. Trần Nhân Tông.
D. Trần Duệ Tông.

Câu 11: Nhà Hồ tồn tại trong vòng bao nhiêu năm:

A. 6 năm
B. 7 năm
C. 8 năm
C. 9 năm

Câu 12: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống…… thích hợp để hoàn thiện nội dung Chiếu dời đô năm 1010 của Lý Thái Tổ.

(Đại La, Đại Việt, nam- bắc- đông tây, sông tựa núi, thắng địa, định đô).
Chiếu dời đô 1010:

Tham khảo thêm:   Quyết định 3802/QĐ-BYT Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19

“…Thành(1)………………. . ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng chầu, hổ phục, đã đúng ngôi (2)………………………. , lại tiện hướng nhìn (3)……………….
Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là (4)………………………Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, đúng là nơi (5)…………………. . bậc nhất của kinh sư muôn đời.

II. Tự luận (3 điểm).

Câu 1: (2 điểm)

-Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) có những nét độc đáo gì?

-Đánh giá vai trò của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm (1075-1077).

Câu 2: (1 điểm)

Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
(1285- 1288).

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

I. Phần Lịch sử

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) mỗi câu đúng = 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Đáp án

A

B

A

D

C

A

B

C

C

B

B

Câu 9:

(1): Đại La

(2): nam- bắc -đông- tây

(3): sông tựa núi

(4): thắng địa

(5): định đô

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1.

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ( 1075- 1077) có những nét độc đáo gì?

Nội dung

Điểm

– Chủ động tiến công để đẩy giặc vào thế bị động.

0.25đ

– Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

0.25đ

– Sử dụng chiến thuật “ công tâm”: đánh vào tâm lý của địch.

0.25đ

– Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

0.25đ

Đánh giá vai trò của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077 ( 1 điểm )

Nội dung

Điểm

– Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội.

0.5đ

– Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống.

0.5đ

Câu 2. Nêu ýnghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.

Nội dung

Điểm

– Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

0.25đ

– Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân

0,25 đ

– Góp phần xây đắp thêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù…

0.25đ

– Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông – Nguyên trên toàn Châu Á

0,25 đ

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý

(1009- 1225).

2TN

1 TL

20%

2. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226- 1400).

1 TN

1 TL

1TL

20%

3. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400- 1407)

1TN

1TN

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

2. Bản đặc tả

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch Sử

1. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009- 1225).

Nhận biết

– Trình bày được sự thành lập nhà Lý.

Thông hiểu

– Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý

– Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.

Vận dụng

– Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).

TN

1TN

1TN

1TL

2. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226- 1400).

Thông hiểu

– Nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Vận dụng cao

– Liên hệ, rút ra được bài học từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên với những vấn đề của thực tiễn hiện nay

1 TL

1TL

3. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400- 1407).

Nhận biết

– Nêu được sự thành lập nhà Hồ

– Nội dung chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

Vận dụng

– Tác dụng của cải cách đến đời sống xã hội thời Hồ.

1TN

1TN

Số câu/ loại câu

4 câu

TNKQ

1 câu TL

1 câu TN

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

Tổng hợp chung

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2 – Đề 2

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 7 giữa kì 2

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS…

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – KHỐI 7

Bộ: Chân trời sáng tạo

Thời gian làm bài: 45 phút

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Explore English (Có File nghe)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Kênh đào nào sau đây nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương?

A. Pa-na-ma.
B. Xuy-ê.
C. Amsterdam.
D. Bangkok.

Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 3. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các địa hình nào sau đây?

A. Dãy núi A-pa-lat, đồng bằng và hệ thống núi Cooc-đi-e.
B. Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.
C. Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương và dãy A-pa-lat.
D. Đồng bằng trung tâm và đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô.

Câu 4. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào sau đây?

A. Theo chiều bắc – nam.
B. Theo chiều đông – tây.
C. Bắc – nam và đông – tây.
D. Chủ yếu theo độ cao.

Câu 5. Tác dụng của nhập cư lớn đến Bắc Mĩ là

A. làm phong phú về văn hóa.
B. chi phí nhiều cho giáo dục.
C. thống nhất về cách sống.
D. tạo đoàn kết cộng đồng.

Câu 6. Tài nguyên rừng ở Bắc Mĩ gồm có

A. rừng lá cứng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá cứng.
C. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng.
D. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

Câu 7. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có đồng bằng nào dưới đây?

A. Trung tâm.
B. Pam-pa.
C. A-ma-zon.
D. La Pla-ta.

Câu 8. Các đồng bằng xếp theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ là

A. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta.
B. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
D. A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.

Câu 9. Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người

A. lai giữa các chủng tộc.
B. da đen châu Phi đến.
C. da trắng châu Âu đến.
D. lại giữa da đen và vàng.

Câu 10. Thổ dân Nam Mỹ sinh sống ở khu vực rừng A-ma-dôn hiện nay vào khoảng

A. 200 bộ tộc.
B. 300 bộ tộc.
C. 400 bộ tộc.
D. 500 bộ tộc.

Câu 11. Cuối thế kỉ XVI, người nhập cư châu Âu vào Trung và Nam Mĩ có gốc

A. CHLB Đức, Tây Ban Nha.
B. Liên Hiệp Anh, Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Bồ Đào Nha, CHLB Đức.

Câu 12. Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về

A. tốc độ đô thị hóa.
B. gia tăng dân số tự nhiên.
C. gia tăng dân số cơ giới.
D. các dải đô thị rộng lớn.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.
B. Thành Tây Đô.
C. Hoàng thành Thăng Long.
D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.
B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.
D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.
B. nông dân.
C. nô tì.
D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.
B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.
C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.
D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.
C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.
D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

Tham khảo thêm:   Phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ Ví dụ về thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ

A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.
D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 – 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.
C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.
D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế – tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0. 25 điểm

(Hiện chưa có đáp án)

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

– Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

– Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

– Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

– Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

– Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-A

6-C

7-A

8-D

9-A

10-B

11-C

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

– Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

– Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,. . . ), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,. . ) để đối kháng với quân Minh

Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

– Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)

+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…

. . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *