TOP 3 Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.
Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Toán. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí 3 đề giữa kì 2 môn GDCD 6.
Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều
- Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 1
- Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 2
- Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 3
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 1
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Trường:…………………….. |
ĐỀ KIỂM CUỐI HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nguy hiểm tự nhiên.
D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 2. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người.
B. ô nhiễm.
C. tự nhiên.
D. xã hội.
Câu 3. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người.
B. ô nhiễm.
C. tự nhiên.
D. xã hội.
Câu 4. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là
A. ô nhiễm môi trường.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tai nạn bất ngờ.
D. biến đổi khí hậu.
Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
A. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
Câu 6: Tình huống nguy hiểm từ con người là
A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 7. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 8. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khỏe và thời gian.
D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 10. Những thành ngữ nào sau đây không phải nói về tiết kiệm?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Góp gió thành bảo.
C. Ở hiền gặp lành.
D. Tích tiểu thành đại.
Câu 11. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của:
A. Mình và của người khác.
B. Riêng bản thân mình.
C. Mình, của công thì thoải mái.
D. Riêng gia đình nhà mình.
Câu 12. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:
A. Ổn định, ấm no, hạnh phúc.
B. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
C. Tiêu xài tiền bạc thoải mái.
D. Bạn bè trách móc, cười chê.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
Câu 2: (1.5đ) Bản thân em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
Câu 3: (1.5đ) Tình huống:
Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.
? Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó?
Câu 4: (1đ): Có ý kiến cho rằng: “Tiết kiệm sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển”.
Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài học |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Câu TN |
Câu TL |
Tổng điểm |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
1 |
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG |
Nội dung 1: Ứng phó với tình huống nguy hiểm |
6 câu |
1 câu |
1 câu |
6 câu |
2 câu |
6 |
|||||
2 |
GIÁO DỤC KINH TẾ |
Nội dung 2: Tiết kiệm |
6 câu |
1 câu |
1 câu |
6 câu |
2 câu |
4 |
|||||
Tổng câu |
12 câu |
2 câu |
1 câu |
1 câu |
12 câu |
4 câu |
10 |
||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
100 |
||||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100 |
Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG |
Nội dung 1: Ứng phó với tình huống nguy hiểm |
Nhận biết: – Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em – Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em |
6 TN |
||||
Thông hiểu: – Xác định được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn |
1 TL |
|||||||
Vận dụng: – Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn. |
1 TL |
|||||||
Vận dụng cao |
||||||||
2 |
GIÁO DỤC KINH TẾ |
Nội dung 2: Tiết kiệm |
Nhận biết – Nêu được khái niệm của tiết kiệm – Nêu được biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..) |
6 TL |
||||
Thông hiểu: – Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm |
||||||||
Vận dụng: – Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. – Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, … |
||||||||
Vận dụng cao: – Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. |
1 TL |
|||||||
Tổng |
12 câu TNKQ |
1 câu TL/TNKQ |
1 câu TL/TNKQ |
1 câuTL |
||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | TG | |||||||||||||
Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | TN | TL | |||||
1 |
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người |
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người |
2 |
3 |
1 |
10 |
2 |
1 |
13 |
30 |
||||
2 |
Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên |
Bài 8:Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên |
2 |
3 |
1 |
6 |
1 |
2 |
17.5 |
45 |
||||
3 |
Bài 9: Tiết kiệm |
Bài 9: Tiết kiệm |
1 |
10 |
2 |
3 |
1 |
10 |
2 |
2 |
23 |
40 |
||
Tổng |
5 |
16 |
3 |
9 |
1 |
10 |
1 |
10 |
6 |
4 |
45 |
100 |
||
Tỷ lệ % |
40 |
30 |
20 |
10 |
30 |
70 |
100 |
|||||||
Tỷ lệ chung |
70 |
30 |
100 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD & ĐT ….. TRƯỜNG ….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ …….. là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.
A. Động vật.
B. Thiên nhiên.
C. Con người.
D. Thiên tai.
Câu 2. Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bạo lực học đường.
B. Bão.
C. Động đất.
D. Sấm sét.
Câu 3. Trong các đáp án sau, những đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Lốc xoáy.
B. Mưa
C. Lũ quét.
D. Cầu vồng.
Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?
A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.
D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
Câu 5. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2đ): Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm.
Câu 2: (2đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
Câu 3: (2đ) Tình huống:
Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.
? Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó?
Câu 4: (1 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A,C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: D
II. TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 2 điểm |
+ Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. + Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. |
1 1 |
Câu 2 2 điểm |
* Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần trang bị những kĩ năng sau: – Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. – Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi… – Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin. * Khi có nguy hiểm xảy ra: – Chọn một nơi an toàn để trú ẩn. – Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết. – Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết. |
1 1 |
Câu 3 2 điểm |
HS có cách trả lời khác nhau: – Lan đang gặp nguy hiểm. Đó là tình huống xâm hại tình dục trẻ em – Lan cần bình tĩnh, có thể nói ra ngoài mua chút đồ rồi gọi người lớn đến nhà cùng. Sau đó, kể lại những dấu hiệu bất thường với cha mẹ, cẩn thận đề phòng lần sau. Tránh tiếp xúc riêng với người khác giới khi ở một mình. |
1 1 |
Câu 4 1 điểm |
Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS. Cần đảm bảo ý chính là cần tiết kiệm điện nước, tắt điện và vòi nước khi không sử dụng; cần tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung trong giờ học; tranh thủ hỏi bài khó khi cần; cần tiết kiệm sách vở, giấy bút, không xé, viết vẽ bậy… |
1 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 3
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Trường THCS …………………. |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
Phần I. Trắc nghiệm:
(Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4)
Câu 1: Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
B. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng.
C. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền
D. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?
A. Dùng bóng đèn mờ để học bài cho đỡ tốn kém.
A. Ít giặt quần áo cho lâu cũ
B. Mua đồ dùng cũ cho đỡ tốn tiền.
C. Luôn để đồ đạc đúng nơi quy định.
D. Tính toán hợp lí mỗi khi mua sắm đồ dùng cá nhân.
Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?
A. Năng nhặt chặt bị
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
D. Thua keo này bày keo khác
Câu 4:
Gần đây, Vũ bị một nhóm học sinh lớp trên ở trường bên cạnh bắt nạt, dọa dẫm. Vì biết nhà Vũ khá giả, nên chúng bắt Vũ mỗi ngày phải nộp cho chúng 50 000đ. Bọn chúng dọa, nếu Vũ không nộp thì sẽ bị chúng không cho đi đến trường.
Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt.
B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai.
Câu 5: Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm | Nên | Không nên |
A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường | ||
B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo | ||
C. Đi chơi với người mới quen trên mạng | ||
D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà | ||
E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn | ||
G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook | ||
H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà |
Câu 6: Cách ứng phó nào tương ứng với mỗi bước ứng phó nào trong tình huống nguy hiểm từ con người dưới đây?
(Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp)
I |
Nối |
II |
A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình là học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh nhau trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” |
1. Chọn phương án ứng phó phù hợp |
|
B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm |
2. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm |
|
C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến chỗ đông người,… |
3. Liệt kê các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm |
Câu 7: Những hành động, việc làm nào dưới đây nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành động, việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt |
||
B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông |
||
C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai |
||
D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét. |
||
E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy |
Phần II. Tự luận:
Câu 1:
Nhận thấy trên trời có dấu hiệu của sấm sét nổi lên, các bạn học sinh sợ hãu chạy vào lớp học. Trung liền nói với các bạn: “Sấm sét là hiện tượng tự nhiên bình thường, không gây nguy hiểm. Chỉ có ai nhát gan thì mới sợ thôi!”
Em có đồng tình với ý kiến của Trung không? Tại sao?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 2:
Mùa Đông đến, trời rét. Mẹ muốn mua cho An một chiếc áo ấm mới để An đi học. Đối với gia đình nghèo như gia đình An thì việc chi tiêu mấy trăm nghìn đồng vào chiếc áo rét cũng là việc cần phải đắn đo suy nghĩ. Có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu như tiền ăn hằng ngày của gia đình, tiền học phí của hai anh em An, tiền mua sách vở,… mà gia đình An làm nghề nông nên làm ra đồng tiền rất khó. Mặc dù rất thích có áo mới, nhưng thương bố mẹ. An nói với mẹ chiếc áo hiện nay của bạn còn mặc được, không cần mua áo mới lúc này.
a. Vì sao An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
b. Em có thể học tập được điều gì ở An?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng, lối sống tiết kiệm rất cần thiết đối với mỗi học sinh, là điều mà mỗi học sinh chúng ta nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích vì sao.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu 1: (0,5 điểm) D
Câu 2: (0,5 điểm) D
Câu 3: (0,5 điểm) C
Câu 4: (0,5 điểm) B
Câu 5: (1 điểm)
Việc nên làm: A,E
Việc không nên làm: B,C,D,G,H
Câu 6: (1 điểm)
Nối: A-2; B-1; C-3
Câu 7: (1 điểm)
Việc nên làm: B,C,D
Việc không nên làm: A,E
Phần II. Tự luận:
Câu 1
Em không đồng tình với ý kiến của Trung. (0,5 điểm)
Vì sấm sét có thể làm con người bị thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người (0,5 điểm)
Câu 2
a. An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa là vì An thương bố mẹ đi làm vất vả, đồng thời An cũng biết hoàn cảnh gia đình mình. (1 điểm)
b. Qua câu chuyện của An, em học được tính tiết kiệm, lòng thương yêu bố mẹ của An. (1 điểm)
Câu 3
Em đồng ý với ý kiến trên. (0,5 điểm)
Vì tiết kiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Học sinh nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen tiết kiệm cho tương lai. (1,5 điểm)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.