Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 28 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 28 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo.

TOP 28 Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 7 
  • Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Văn 7

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3(1.0 điểm).Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

– Đoạn văn trên được trích trong văn bản Con hổ có nghĩa.

– Thuộc thể loại văn học trung đại

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên: nhảy nhót, dụi, gầm, chạy, đưa đến.

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

– Đoạn văn trên sử dụng phép nhân hoá

-Tác dụng: Làm cho hổ gần gũi với người và tăng tính hấp dẫn của bài văn

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí cho con người

– Đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: Biết ơn người đã cứu giúp mình.

– Phê phán những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, quên ơn

1.0

Phần II. Viết

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

a.Yêu cầu Hình thức

– Thể loại : Nghị luận

– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b.Yêu cầu nội dung

a.Mở bài: – Giới thiệu Vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”

0,5đ

b.Thân bài : trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

-Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

-Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

-Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. vì

Sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

-Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

(lấy dẫn chứng)

-Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

– Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=>Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

4,0đ

c.Kết bài : Liên hệ bản thân

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc- hiểu:

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

– Phát hiện động từ

-Biện pháp tu từ, tác dụng.

– Hiểu ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận

Mở rộng vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50 %

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:5.0

50%

Số điểm: 1

10%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

…………

Tham khảo thêm:   Mẫu bảng kê chi tiết tài sản bất động sản đấu giá Biểu mẫu Ngân hàng

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

Đề thi giữa kì 2 KHTN 7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bán trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thanh kim loại là một nam châm.
B. Thanh kim loại làm bằng đồng.
C. Thanh kim loại làm bằng sắt.
D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.

Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?

A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2.
B. Ở 1.
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.

Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 5: Phát triển ở sinh vật là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.

Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là

A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.
B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.
C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.
D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là

A. quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. vòng đời.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.

Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.
C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.
D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.
B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.
D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.

Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là

A. thức ăn.
B. nước.
C. ánh sáng.
D. vật chất di truyền.

Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là

A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.
C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.
D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.

Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì

A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.
B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.

Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Tham khảo thêm:   Lời dẫn đón học sinh vào lớp 6 ý nghĩa (7 Mẫu) Bài phát biểu đón học sinh đầu cấp THCS

Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 – 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 – 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?

A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?

Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Đáp án đề thi KHTN giữa kì 2 lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. A

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. A

15. A

16. C

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.

Câu 2: (2 điểm)

– Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

– Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 6. Từ

1

1

1

1

1

1

4

3

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

1

7

1

4

1

1

3

12

7

Tổng số ý/câu

1

8

1

5

1

2

1

1

4

16

100 %

………….

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 GDCD 7

I. Trắc nghiệm (3điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục”.

A. Bạo lực học đường.
B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực gia đình.
D. Tệ nạn xã hội.

Câu 2. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
B. Thầy giáo nhắc nhở M không nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Bạn H từ chối không cho T chép bài trong giờ kiểm tra Toán.
D. Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở A cần chăm chỉ, đi học đúng giờ.

Câu 3. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
B. các thầy, cô giáo và cha mẹ học sinh.
C. lực lượng công an và cộng đồng xã hội.
D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 4. Theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: người từ bao nhiêu tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Đủ 10 tuổi đến dưới 12 tuổi.
B. Đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.
C. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây đã cách chi tiêu hợp lí?

A. Bạn T tiết kiệm tiền lì xì để mua đồ dùng học tập.
B. Chị K dành 2/3 tháng lương để mua túi xách hàng hiệu.
C. Chú X dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.
D. Bạn V đòi mẹ mua cho nhiều váy áo dù gia đình còn khó khăn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chuyện của ông Biển (trang 85) Bài 17: Trái đất của em - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu hợp lí.
B. Tiết kiệm thường xuyên.
C. Tăng nguồn thu.
D. “Tăng xin – giảm mua – tích cực cầm nhầm”.

Câu 7. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chỉ mua những thứ mình cần và phù hợp với khả năng chi trả.
B. Mua lượng thức ăn đủ dùng, khóa vòi nước khi không sử dụng.
C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng.
D. Mua mọi thứ mình thích mà không quan tâm đến khả năng chi trả.

Câu 8. Học sinh nên thực hiện hoạt động nào dưới đây để tạo ra nguồn thu nhập?

A. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
B. Tự làm các sản phẩm để bán.
C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
D. Xin bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc quản lý tiền hiệu quả?

A. Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Giúp rèn luyện tiết kiệm, dự phòng rủi ro.
C. Giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.
D. Giúp ta có một khoản tiền đầu tư cho tương lai.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
B. Những người giàu có thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn mới có thói quen quản lí chi tiêu.
D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.

Câu 11. Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 12. Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

A. Đua đòi, tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là quản lý tiền hiệu quả? Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả?

Câu 2 (2 điểm). Nêu các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Câu 3 (3điểm). Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

a. Em hãy nhận xét về hành vi của S, T trong tình huống trên?

b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

D

C

A

D

D

B

C

A

A

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Khái niệm.

Quản lí tiền hiệu quả là biết cách sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả.

* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.

Để quản lí tiền hiệu quả, em cần:

+ Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí

+ Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên

+ Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu

Câu 2:

– Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.

– Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,…

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi; sự thiếu hụt kĩ năng sống,…

Câu 3:

a. Hành vi của Đ và T trong tình huống trên là sai vì đó là những biểu hiện của bạo lực học đường, vi phạm kỷ luật trường lớp, vi phạm pháp luật.

b. Nếu chứng kiến sự việc trên em sẽ khuyên Đ và T trước tiên phải thật bình tĩnh, không được chặnđường đánh S, vì như thế là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, T phải động viên, khích lệ Đ nói chuyện bị S bắt nạt với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhận được sự trợ giúp kịp thời. Đồng thời khuyên Đ dừng ngay lại những hành vi bắt nạt bạn. Nếu bạn không nghe sẽ báo cho thầy cô, cha mẹ biết để xử lý.

3 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

2 điểm

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung

( Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng,chống bạo lực học đường

5 câu

1 câu

1 câu

5 câu

2 câu

7

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

7 câu

1 câu

7 câu

1 câu

8

Tổng số câu

12

1

2

12

3

10 điểm

………………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 28 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *