Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 25 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 25 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 Cánh diều năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều.

Bộ 25 Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Cánh diều (Có đáp án)

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023
  • Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS…

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN TOÁN– KHỐI 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây.

Câu 1. Thảo ghi chiều cao (cm) của các bạn học sinh tổ 1 lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:

130

145

− 150

141

155

151

Số liệu không hợp lí là

A. 155;
B. 141;
C. − 150;
D. 130.

Câu 2. Cho biểu đồ dưới đây

Tiêu chí thống kê là:

A. Giai đoạn 2000 – 2006;
B. Các năm: 2000; 2005; 2010; 2016;
C. Thủy sản;
D. Sản lượng khai thác thủy sản (nghìn tấn).

Câu 3. Biểu đồ đoạn thẳng trong hình dưới đây biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh từ tuần 1 đến tuần 5.

Hãy cho biết điểm 7 của bạn Khanh đạt vào tuần nào?

A. Tuần 1 và tuần 2;
B. Tuần 1 và tuần 4;
C. Tuần 2 và tuần 4;
D. Tuần 2 và tuần 5.

Câu 4. Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại thực phẩm yêu thích trong 5 loại: Bánh rán, Nước ép, Bánh, Trà, Cà phê của học sinh khối 7 ở trường THCS Thanh Đa. Mỗi học sinh chỉ được chọn một loại thực phẩm khi được hỏi ý kiến như hình bên dưới.

Hỏi tổng số học sinh chọn món Trà và Bánh rán chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 41%;
B. 36%;
C. 64%;
D. 37%.

Câu 5. Khi tung một đồng xu cân đối một lần và quan sát mặt xuất hiện của nó. Số kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là:

A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.

Câu 6. Xác suất của biến cố trong trò chơi có 10 kết quả có thể xảy ra là 2525. Số kết quả thuận lợi của biến cố đó là

A. 5;
B. 2;
C. 4;
D. 6.

Câu 7. Cho ∆ABC vuông tại A. Khi đó

A. hat{B} + hat{C}=90°;
B. hat{B} + hat{C} =180°;
C. hat{B} + hat{C}=100°;
D. hat{B} + hat{C}==60°.

Câu 8. Cho tam giác ABC. Bất đẳng thức nào dưới đây sai?

A. AB + AC > BC;
B. BC – AB < AC;
C. BC + AB > AC;
D. BC – AC > AB

Câu 9. Cho tam giác MNP có hat{M} = 80° và hat{N} =50°. So sánh độ dài NP và MP là:

A. NP > MP;

B. NP = MP;
C. NP < MP;
D. Không đủ điều kiện để so sánh.

Câu 10. Cho tam giác ABC và DEH trong hình dưới đây.

Khẳng định đúng là:

A. ∆ABC = ∆DEH;
B. ∆ABC = ∆HDE;
C. ∆ABC = ∆EDH;
D. ∆ABC = ∆HED.

Câu 10. Cho tam giác ABC và tam giác MNP có AB = MP, AC = NM, BC = NP. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. ∆ABC = ∆MNP;
B.∆ABC = ∆NMP;
C.∆ABC = ∆PMN;
D.∆ABC = ∆MPN.

Câu 11. Phát biểu đúng là

A. Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này lần lượt bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

B. Nếu hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

C. Nếu hai cạnh của tam giác này bằng hai cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;

D. Nếu một góc của tam giác này bằng một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Câu 12. Cho tam giác ABC có M là trung điểm cạnh BC. Kẻ tia Ax đi qua M. Qua B, C lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với Ax, cắt Ax tại H và K. So sánh BH và CK.

A. BH < CK;

B. BH = 2CK;

C. BH > CK;

D. BH = CK.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm) Xét tính hợp lí của các dữ liệu trong mỗi bảng thống kê sau:

a)

Lớp

Sĩ số

Số học sinh tham gia ngoại khóa

7A1

39

42

7A2

42

10

7A3

45

15

7A4

43

26

Tổng

169

60

b)

Kết quả kiểm tra thường xuyên môn Toán đợt 1

Tỉ lệ phần trăm

Từ 8 điểm trở lên

45%

Từ 6,5 điểm đến 7,9 điểm

110%

Từ 5,0 điểm đến 6,4 điểm

35%

Từ 3,5 điểm đến 4,9 điểm

10%

Dưới 3,5 điểm

200%

Bài 2. (1,0 điểm) Một hộp có 48 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; …; 48. Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chính phương”.

Tham khảo thêm:   Giáo án trọn bộ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 và 5 Giáo án môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 - 5 mới nhất

Bài 3. (3,0 điểm)

Cho tam giác ABC vuông tại A, widehat{B}={{60}^{0}}, AB = 5cm. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại E.

a. Chứng minh rằng Delta ADB=Delta BDE

b. Chứng minh tam giác AEB là tam giác đều.

c. Tính BC.

Bài 4. (1,0 điểm) Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu (ước đạt) 6,5 triệu tấn gạo, thu được 3,07 tỉ đô la Mỹ. Biểu đồ hình quạt tròn ở bên dưới biểu diễn khối lượng xuất khẩu của mỗi loại gạo trong tổng số gạo xuất khẩu (tính theo tỉ số phần trăm).

Dựa vào thông tin thu thập từ biểu đồ trên để trả lời các câu hỏi sau:

a)Tính số lượng gạo trắng và số lượng gạo nếp được xuất khẩu năm 2020?

b) Số lượng gạo trắng xuất khẩu nhiều hơn số lượng gạo thơm là bao nhiêu?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. C 2. D 3. B 4. A 5. B 6. C
7. A 8. D 9. A 10. D 11. A 12. D

PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)

a) Bảng thống kê này chưa hợp lí:

Số học sinh lớp 7A1 tham gia ngoại khoá (42 học sinh) vượt quá sĩ số của lớp (39 học sinh);

Tổng số học sinh tham gia ngoại khoá của các lớp là:

42 + 10 + 15 + 26 = 93 (học sinh).

Tổng số học sinh tham gia ngoại khoá của các lớp (93 học sinh) lớn hơn số học sinh ở phần tổng (60 học sinh) nên bảng thống kê này chưa hợp lí.

b) Bảng thống kê này chưa hợp lí vì tỉ lệ phần trăm kết quả kiểm tra thường xuyên không thể vượt quá 100% (cột tỉ lệ phần trăm kiểm tra thường xuyên môn Toán đợt 1 dưới 3,5 điểm là 200% vượt quá 100%) và tổng các loại phải đúng bằng 100%.

Bài 2. (1,0 điểm)

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là: {1; 2; 3; … ; 47; 48}. Có 48 kết quả.

Trong các số trên, số chính phương là: 1; 4; 9; 16; 25; 36.

Do đó có 6 kết quả thuận lợi.

Khi đó, xác suất của biến cố đã cho là: 6 48 = 1 8 648=18 .

Vậy xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chính phương” bằng 1 8 18 .

Bài 3. (3,0 điểm)

Câu 3:

a. Xét tam giác ABD vuông tại A và tam giác BDE vuông tại E có:

BD cạnh chung

widehat{ABD}=widehat{DBE}={{30}^{0}}(BD là phân giác góc B)

Rightarrow Delta ADB=Delta BDE(cạnh huyền – góc nhọn)

b. Ta có: Delta ADB=Delta BDERightarrow AB=BE

Xét tam giác ABE có AB = BE, widehat{B}={{60}^{0}}

Vậy tam giác ABE là tam giác đều.

c. Ta có tam giác ABE là tam giác đều

=> AB = BE = AE = 5cm (*)

Rightarrow widehat{BAE}=widehat{ABE}={{60}^{0}}

Mặt khác widehat{BAC}={{90}^{0}}

Rightarrow widehat{EAC}=widehat{BAC}-widehat{BAE}={{90}^{0}}-{{60}^{0}}={{30}^{0}} (1)

Xét tam giác ABC có:

begin{align}

& widehat{ABC}+widehat{BCA}+widehat{BAC}={{180}^{0}} \

& Rightarrow widehat{BCA}={{180}^{0}}-widehat{ABC}-widehat{BAC} \

& Rightarrow widehat{BCA}={{180}^{0}}-{{60}^{0}}-{{90}^{0}} \

& Rightarrow widehat{BCA}={{30}^{0}}text{ }left( 2 right) \

end{align}

Từ (1) và (2) ta có tam giác AEC cân tại E

=> AC = EC = 5cm (**)

Từ (*) và (**) suy ra BC = BE + EC = 5 + 5 = 10cm

Bài 4. (1,0 điểm)

a) Số lượng gạo trắng được xuất khẩu năm 2020là:

6,5 . 45,2% = 2,938 (triệu tấn).

Số lượng gạo nếp được xuất khẩu năm 2020là:

6,5 . 9% = 0,585 (triệu tấn).

Vậy số lượng gạo trắng và số lượng gạo nếp được xuất khẩu năm 2020 lần lượt là 2,938 triệu tấn và 0,585 triệu tấn.

b) Số lượng gạo thơm được xuất khẩu là:

6,5 . 26,8% = 1,742 (triệu tấn).

Tỉ số phần trăm số lượng gạo trắng xuất khẩu nhiều hơn số lượng gạo thơm là:

2,938 – 1,742 = 1,196 (triệu tấn).

Vậy số lượng gạo trắng xuất khẩu nhiều hơn số lượng gạo thơm 1,196 triệu tấn.

Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 7

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ (12 tiết)

1. Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

6

(1,5đ)

1

(1đ)

25

2. Giải toán về đại lượng tỉ lệ

2

(2đ)

20

2

Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

(13 tiết)

1.Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác.

6

(1,5đ)

1

(2đ)

35

2. Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học.

1

(2đ)

20

Tổng

12

(3đ)

3

(4đ)

1

(2đ)

1

(1đ)

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản kiểm tra tài sản Biểu mẫu quản trị doanh nghiệp

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích châu chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa .
D. Những người chỉ biết hưởng thụ.

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm.
B. Không có sức khỏe.
C. Yếu đuối.
D. Yếu ớt.

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0,5
2 A 0,5
3 D 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5

9

– HS nêu được : – Em sẽ nghe theo lời kiến

– Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

1,0

10

Bài học rút ra:

– Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.

– Biết nhìn xa trông rộng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

– Nêu được vấn đề cần nghị luận

– Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì?

– Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.

– Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử.

– Đề xuất giải pháp.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

…………

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2 năm 2022 – 2023

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bán trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đặt đầu hai thanh kim loại giống nhau lại gần nhau, thấy xảy ra hiện tượng chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Kết luận nào là đúng về hai thanh kim loại này?

A. Cả hai thanh đều là nam châm.
B. Cả hai thanh đều là sắt.
C. Một thanh là sắt, một thanh còn lại là nam châm.
D. Cả hai thanh có thể đều là nam châm, cũng có thể một thanh là sắt, thanh còn lại là nam châm.

Câu 2: Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?

A. Giữa đường ray và toa tàu được bôi một loại dầu đặc biệt nên ma sát rất nhỏ.
B. Khối lượng của tàu rất nhẹ nên tàu sẽ đi nhanh hơn.
C. Đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát.
D. Đường ray và toa tàu được làm bằng vật liệu rất cứng nên giúp giảm ma sát.

Câu 3: Kim la bàn thường được làm bằng

A. Đồng.
B. Nhôm.
C. Nam châm.
D. Nhựa.

Câu 4: Người ta quy ước chiều của đường sức từ như thế nào?

A. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc.
B. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Nam.
C. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của kim nam châm đặt gần nó.
D. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của mạt sắt đặt gần nó.

Câu 5: Phát triển của sinh vật là

A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 6: Khi cây trồng thiếu phân lân thường có biểu hiện là

A. sinh trưởng chậm nhưng phát triển nhanh.
B. sinh trưởng nhanh nhưng lại phát triển chậm.
C. sinh trưởng nhanh, lá cây chuyển màu xanh đậm.
D. sinh trưởng chậm, lá cây chuyển màu xanh đậm.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

Tham khảo thêm:   Những trạng thái PK chiến đấu trong game Võ Lâm Việt

A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng.
C. Sinh trưởng thúc đẩy và làm thay đổi phát triển.
D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan tới nhau.

Câu 8: Trong chăn nuôi gà, người ta thường thắp đèn để chủ động điều tiết độ dài ngày và đêm nhằm mục đích tăng sản lượng trứng thu hoạch. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

A. Đặc điểm của loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.

Câu 9: Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh chồi và mô phân sinh thân.

Câu 10: Các giai đoạn cơ bản của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa không bao gồm giai đoạn nào sau đây?

A. Hạt nảy mầm.
B. Cây mầm.
C. Cây tạo lá đầu tiên.
D. Cây tạo quả và hình thành hạt.

Câu 11: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?

A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.

Câu 12: Để chứng minh cây có sự sinh trưởng cần sử dụng thí nghiệm nào sau đây?

A. Trồng cây nhưng không tưới nước một thời gian.
B. Trồng các loài cây khác nhau trong cùng một loại chậu.
C. Trồng cây trong chậu và dùng thước đo chiều dài thân cây hằng ngày.
D. Trồng cùng một loài cây trong các loại chậu khác nhau và đặt trong thùng carton.

Câu 13: Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở

A. các tế bào của cơ thể.
B. các mô của cơ thể.
C. các cơ quan của cơ thể.
D. các mô và cơ quan của cơ thể.

Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
C. ngoài tự nhiên.
D. trong môi trường nước.

Câu 15: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

A. Ruồi, muỗi, ếch, rắn, mèo.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, rắn, ếch, chó, mèo.
D. Chim sẻ, ong, rắn, trâu, bò.

Câu 16: Tại sao trong một số mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay lại cho bò nghe nhạc?

A. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được thư giãn khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
B. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được tăng sức đề kháng khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
C. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sinh sản khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
D. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sự hô hấp khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Muốn tăng từ trường của nam châm điện thì ta cần làm gì?

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3 (2 điểm): Trình bày 4 ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.

Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. C

3. C

4. A

5. A

6. D

7. A

8. C

9. B

10. C

11. B

12. D

13. D

14. B

15. B

16. A

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Muốn tăng từ trường của nam châm điện thì ta cần:

+ Tăng số vòng dây.

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây.

Câu 2: (1,5 điểm)

Vai trò của các mô phân sinh đối với sinh trưởng của cây: Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng.

– Mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ có tác dụng làm tăng chiều dài của thân, cành, rễ.

– Mô phân sinh bên có tác dụng làm tăng bề ngang (đường kính) của thân, cành.

Câu 3: (2 điểm)

Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật:

– Cá rô phi lớn nhanh ở 30oC, thấp hơn 18oC cá rô phi sẽ ngừng lớn, ngừng đẻ.

– Gấu Bắc Cực có kích thước cơ thể to lớn hơn hẳn so với gấu sống ở vùng nhiệt đới.

– Cây ở vùng ôn đới, về mùa đông lạnh giá, cây thường rụng nhiều lá để làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.

– Thỏ sống ở vùng ôn đới có kích thước tai đuôi và các chi nhỏ hơn thỏ sống ở vùng nhiệt đới để giảm bớt sự mất nhiệt của cơ thể khi nhiệt độ thấp.

Câu 4: (0,5 điểm)

Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:

– Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hóa cellulose nên việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy, sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn lá cây của sâu bướm khiến cây cối bị tổn thương, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng.

– Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme saccharase tiêu hóa đường saccharose. Việc hút mật hoa của bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng, thậm chí còn giúp ích cho việc thụ phấn của cây trồng.

Ma trận đề thi KHTN giữa kì 2 lớp 7

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 25 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *