Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023 41 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023 bao gồm 41 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

TOP 41 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi lớp 11 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 11 mời các bạn cùng tải tại đây.

TOP 41 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11
  • Đề thi giữa kì 2 Hoá 11 năm 2022 – 2023
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 11
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Anh 11

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11

Đề thi giữa kì 2 Văn 11

SỞ GD & ĐT ………

TRƯỜNG THPT ……

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 Phút;

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:

– Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.

Người nhà giàu nói:

– Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

Người ăn mày đáp:

– Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ).

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2 (1đ):

Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Câu 3 (1,5đ):

Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Sự trải nghiệm: là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề, lĩnh vực nào đó được con người tìm hiểu, va chạm và tiếp xúc.
  • Câu nói khuyên nhủ con người đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.

b. Phân tích

  • Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, thích hợp nhất dành để học tập, tiếp thu và lĩnh hội các nguồn kiến thức khác nhau và áp dụng chúng vào thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người.
  • Giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Nếu chúng ta chỉ học trong sách vở thôi là chưa đủ, kiến thức ngoài thực tế cuộc sống vô cùng quan trọng.
  • Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người trẻ tuổi nhưng luôn ham học hỏi, có nhiều trải nghiệm quý báu để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lí thuyết vào thực tế để đánh giá, lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Câu 2 (5đ):

1. Mở bài

Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

2. Thân bài

Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân.

Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác – một con người xa quê.

  • Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng.
  • Bút pháp chấm phá.
  • Bức tranh chiều đầy ấn tượng.
  • Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác.

→ Vẻ đẹp tâm hồn Người.

  • Bác xuất hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên.
  • Bao cảm xúc, bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy.
  • Ý chí nghị lực phi thường của Bác.
  • Bức tranh con người trong đời sống sinh hoạt.
  • Hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh chiều.
  • Cuộc sống lao khổ của người lao động.

→ Tình yêu thương lòng nhân ái của Bác đã vượt qua biên giới bao trùm cả nhân loại.

  • Sự vận động hình tượng thơ.
  • Lặp từ điệp ngữ.
  • Nhịp điệu câu thơ và ý nghĩa của nó.

Phân tích rõ chữ “hồng” ở cuối câu.

→ Cảm nhận về trái tim của Người

→ Trong thơ có cảnh trong cảnh có tình

3. Kết bài

Khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 11

TT Nội dung kiến thức/kĩ năng Đơn vị kiến thức/ kĩ năng Mức độ kiến thức,kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độnhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

ĐỌC HIỂU

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Nhận biết:

– Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích.

– Nhận diện được phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích.

Thông hiểu:

– Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; nội dung của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; các biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

1

1

2

4

2

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Nghị luận về một

đoạn thơ

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

– Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương, tư tưởng yêu nước;…;

– Sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,…

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1

1

Số câu 1 1 2 1 5
Tỉ lệ % 5% 5% 20% 70% 100%
Tỉ lệ chung 1 1 2 1 100
Tham khảo thêm:   Quyết định 719/QĐ-TTg Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Đề thi giữa kì 2 Hoá 11 năm 2022 – 2023

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………..

TRƯỜNG THPT…………..

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: HÓA 11 ( 2022-2023)

Thời gian làm bài: 45 phút;

I. PHẦNTRẮCNGHIỆM:(7,0điểm)

Câu 1: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng?

A. C3H8.
B. CH4.
C. C8H18.
D. C2H6.

Câu 2: Ankan có những loại đồng phân nào?

A. Đồng phân vị trí nhóm chức
B. Đồng phân mạch cacbon.
C. Đồng phân hình học
D. Vị trí liên kết bội

Câu 3: Ankan X có % khối lượng cacbon bằng 75 %. Công thức phân tử của X là

A. CH4.
B. C2H6.
C. C3H8.
D. C4H10.

Câu 4: Quy tắc Mac-côp-nhi-côp được áp dụng trong phản ứng nào sau đây?

A. Cộng X vào anken bất đối xứng.
B. Cộng Br2 vào anken đối xứng.
C. Cộng X vào anken đối xứng.
D. Trùng hợp anken.

Câu 5: Trùng hợp buta-1,3-đien tạo ra polibutađien có cấu tạo là

A. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n
B. (-CH2-CH2-CH=CH2-)n
C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
D. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

Câu 6: Ankin là :

A. Những hiđrocacbon no mạch hở.
B. Những hiđrocacbon không no mạch hở có 2 liên kết đôi
C. Những hiđrocacbon không no mạch hở.
D. Những hiđrocacbon không no mạch hở có 1 liên kết ba

Câu 7: Ankan nào sau đây có đồng phân mạch cacbon?

A. C4H10.
B. C3H8.
C. C2H6.
D. CH4.

Câu 8: Ankan X có CTCT là CH3-CH3 có tên gọi là

A. etin.
B. metan
C. etan
D. eten

Câu 9: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là :

A. N2
B. CH4
C. CO2
D. Cl2

Câu 10: Công thức tổng quát của ankan là:

A. CnH2n-2(n≥2)
B. CnH2n(n≥2)
C. CnH2n+2(n≥1)
D. CnH2n-2(n≥3)

Câu 11: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
B. Ankan không phải làHiđrocacbon no
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2.
D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Câu 12: Đồng phân là những chất:

A. Có khối lượng phân tử bằng nhau.
B. Có tính chất hóa học giống nhau.
C. Có cùng thành phần nguyên tố.
D. Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.

Câu 13: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?

A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cháy.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng cộng.

Câu 14: Tên của CH2=CH– CH=CH2 :

A. But-2-in
B. buta-1,3-đien (đivinyl)
C. But-1-in.
D. isopren (2-metylbuta-1,3-đien)

Câu 15: Cho công thức cấu tạo của X là: CH2=C(CH3) – CH3. Tên của X là:

A. neo penten
B. 2- metyl propen
C. 2-dimetyl butan
D. 3-metyl proen

Câu 16: Đặc điểm cấu tạo của phân tử anken

A. Là hidro cacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C.
B. Mạch hở phân tử chỉ chứa một liên kết đôi C=C.
C. Mạch hở chỉ có liên kết đơn .
D. Mạch hở, phân tử chứa ít nhất một liên kết đôi C=C.

Câu 17: Công thức phân tử tổng quát của Ankadien là:

A. CnH2n (n ≥2)
B. CnH2n – 2 ( n ≥2) .
C. CnH2n-6( n ≥6).
D. CnH2n – 2 ( n ≥3) .

Câu 18: Một HCHC X có khối lượng phân tử là 26. Đem đốt X chỉ thu được CO2 và H2O. CTPT của X là:

A. C2H6.
B. C2H2.
C. CH2O.
D. C2H4.

Câu 19: Thực hiện phản ứng giữa buta-1,3-đien (CH2= CH – CH = CH2) và Br2 ở – 800C Sản phẩm chính có công thức cấu tạo là :

A. CH2Br – CH = CH – CH2Br .
B. BrCH2 – CH2– CH = CH2.
C. CH2Br- CHBr- CHBr -CH2Br
D. CH2Br– CHBr – CH = CH2.

Câu 20: Chất nào sau đây là đồng phân của but – 1 – en?

A. But – 2 – en.
B. But – 1 – in.
C. But – 2 – in.
D. Buta – 1,3 – đien.

Câu 21: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrom butan?

A. But-2-en.
B. But-1-en.
C. Buta-1,3-đien.
D. Butan.

Câu 22: Sản phẩm chính thu được khi cho Propan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ 1:1)là:

A, 2,2-điclopropan
B. 2-clopropen
C. 1-clopropan
D. 2-clopropan

Câu 23: Cho chất hữu cơ X có CTPT là C3H6. Cho biết CTĐGN của X là

A. CnH2n
B. (CH2)n
C. CH2
D. C3H6

Câu 24: Chất nào không tác dụng được với AgNO3/NH3

A. Propin
B. Etin
C. But-2-in.
D. But-1-in

Câu 25: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom

A. etilen
B. etan
C. Cacbon đi oxit
D. isobutan

Câu 26: Đun nóng hỗn hợp axetilen và hidro với xúc tác Pd/PbCO3 thu được sản phẩm là:

A. etilen
B. Etan
C. Vinylaxetilen
D. metan

Câu 27: Cho 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là:

A. C2H2.
B. C3H4.
C. C5H8.
D. C4H6.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối so với H2 bằng 17,5. Đốt cháy hoàn toàn 7 gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 17,92.
B. 8,96.
C. 16,80.
D. 11,2

II. TỰ LUẬN (3đ)

Câu29: (1đ) Hoàn thành dãy phản ứng sau: ( ghi rõ CTCT và đk xảy ra nếu có)

CH 3→COONa→CH4→ C2H2 →C2H4 P.E (poli etilen)

Câu 30: (0,5đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau:

Propen và propan.

Câu 31(1đ): Đốt cháy hoàn toàn một Ankin (X) thu được 17,92(l) CO2 ở đktc và 10,8 g H2O.

Xác định CTPT của an kin?

Viết tất cả các đồng phân cấu tạo có thể có của ankin X và gọi tên?

Câu 32 (0,5đ): Cho 8,96 lít hỗn hợp khí metan và axetilen qua dd AgNO3/NH3 dư . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 4,48 lít khí (ở đktc) và m (g) kết tủa tạo thành. Tính khối lượng kết tủa m

———– HẾT ———-

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 11

Đề thi giữa kì 2 Địa 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?

A. Cà phê.
B. Hướng dương.
C. Hồ tiêu.
D. Cao su.

Câu 2: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là

A. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.
B. các tuyến đường ô tô.
C. hệ thống đường xe điện ngầm.
D. các tuyến đường hàng không.

Câu 3: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là

A. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.
B. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.
C. biển rộng, không đóng băng quanh năm.
D. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.

Câu 4: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. 1980 – 1990.
B. 1973 – 1980.
C. 1950 – 1972.
D. 1991 đến nay.

Câu 5: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành

A. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
C. Công nghiệp chế tạo.
D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019

Số dân(nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

126200

115600

Thành thị của Nhật Bản năm 2019 là

A. 81,6%.
B. 91,7%.
C. 91,6%.
D. 81,8%.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga?

A. Mật độ dân số cao.
B. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh.
C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài.
D. Gia tăng dân số âm.

Câu 8: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

Năm

1995

2017

Dầu mỏ (triệu tấn)

305

554,3

Than (triệu tấn)

270,8

412,5

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Mở bài và kết bài về hình tượng sóng, khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

A. Sản lượng than và dầu mỏ của LB Nga đều tăng.
B. Sản lượng than năm 2017 ít hơn sản lượng dầu mỏ 141,8 triệu tấn.
C. Than tăng 141,7%, dầu tăng 181,7%.
D. Than tăng 41,7%, dầu tăng 81,7%.

Câu 10: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?

A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Máy bay.
D. Rô-bốt.

Câu 11: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản:

A. Động đất.
B. Hạn hán.
C. Bão cát.
D. Triều cường.

Câu 12: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

A. nông nghiệp.
B. dịch vụ.
C. năng lượng.
D. công nghiệp.

Câu 13: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có:

A. hàng tiêu dùng phong phú .
B. sản lượng các ngành kinh tế tăng.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương.
D. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định.

Câu 14: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Nam?

A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hôn-su.
D. Hô-cai-đô.

Câu 15: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là

A. Dãy U-ran.
B. Sông Von-ga.
C. Sông Ê-nít-xây.
D. Sông Lê-na.

Câu 16: Đặc điểm không đúng với đồng bằng Đông Âu của LB Nga?

A. Đất đai màu mỡ.
B. Địa hình tương đối cao, xen nhiều đồi thấp.
C. Nơi tập trung dân cư, các thành phố, các trung tâm công nghiệp.
D. Nông nghiệp chỉ tiến hành ở dải đất phía Nam.

Câu 17: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là

A. vùng Uran.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng Viễn Đông.
D. vùng Trung ương.

Câu 18: Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
B. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
C. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
D. Nghèo khoáng sản.

Câu 19: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

A. Có nhiều bão, sóng thần.
B. Có diện tích rộng nhất.
C. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
D. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.

Câu 20: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Câu 21: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế?

A. Lao động đông, chất lượng cao.
B. Lao động già, trình độ nâng cao.
C. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều.
D. Lao động trẻ, gia tăng nhanh.

Câu 22: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất Liên bang Nga là vùng

A. Viễn Đông.
B. Trung ương
C. Trung tâm đất đen.
D. Uran.

Câu 23: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Tây Bắc Á.
D. Tây Nam Á.

Câu 24: Cho biểu đồ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm

Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2017 là:

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vào năm 2005.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sau năm 2000 đều dương.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm.

Câu 25: Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018

Quốc gia

Ai-cập

Ác-hen-ti-na

Liên bang Nga

Hoa Kì

Xuất khẩu(tỷ đô la Mỹ)

47,4

74,2

509,6

2510,3

Nhập khẩu(tỷ đô la Mỹ)

73,7

85,4

344,3

3148,5

Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018?

A. Hoa Kì.
B. Ác-hen-ti-na.
C. Liên bang Nga.
D. Ai Cập.

Câu 26: Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Liên bang Nga hiện nay là:

A. tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm.
B. phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, nạn chảy máu chất xám.
C. kinh tế tăng trưởng vững chắc.
D. mật độ dân số thấp hơn trung bình của thế giới.

Câu 27: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
D. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

Câu 28: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là

A. Công nghiệp quốc phòng.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Cho bảng số liệu:

GDP THEO ĐẦU NGƯỜI LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

Đơn vị: USD/người

Năm

2000

2005

2010

2017

GDP theo đầu người

1 783,7

5 342,7

10 648,7

10 756,1

(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)

a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.

b. Nhận xét về GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.

Câu 2: Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao?

————-HẾT ———-

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 11

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

A. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A.1. Liên Bang Nga

8

6

4

5

b*

1

8

12

1

30

35

A.2. Nhật Bản

8

6

4

5

b*

12

1

35

2

B. KỸ NĂNG

B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ

4

5

4

5

10

B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê

1(a,b*)

10

1

10

20

Tổng

16

12

12

15

1

10

1

8

28

2

10,0

Tỉ lệ %

40

30

20

10

70

30

45

Tỉ lệ chung

70

30

100

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

– Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu tự luận được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Các câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng gồm ý a và chọn một trong số các ý b*.

– Những câu hỏi gộp cho nhiều nội dung kiến thức thì chỉ được lựa chọn một trong các nội dung kiến thức đó.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Anh 11

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 11

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the three in the position of primary stress in each of the following questions.

Question 1:

A. reduce

B. impress

C. technique

D. finish

Question 2:

A. enthusiast

B. preferential

C. participant

D. particular

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 3:

A. coach

B. goat

C. toad

D. broad

Question 4:

A. laughs

B. mouths

C. slopes

D. presidents

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of the following exchanges.

Question 5: “Could you tell me how to get to the post office?” “_________”

A. Sorry, it’s not very far.
B. Excuse me. Is it easy to get there?
C. It’s at the end of this street, opposite the church
D.Yes, I could

Question 6: Nam: Personally, I believe wind power is cheap, clean and safe.

Hoa: _________, but if the wind doesn’t blow, there is no wind energy.

A. That might be true
B. Don’t mention it
C. You’re welcome
D. No matter what

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 6: 6A Vocabulary Soạn Anh 10 trang 70, 71 sách Chân trời sáng tạo

Question 7: Geothermal energy is produced from the heat stored in _________ earth’s core.

A. no article
B. the
C. an
D. a

Question 8: A lot of ____ from several countries competed in many Asian Game.

A. spectators
B. viewers
C. athletes
D. audience

Question 9: Listener is a person _________ to the concert or music program.

A. listened
B. to listen
C. being listened
D. listening

Question 10: The mother _________ son was caught by the police was very sad.

A. which
B. whose
C. whom
D. who

Question 11: It’s necessary that all high building be equipped _________smoke detector

A. in
B. with
C. by
D. for

Question 12: Peter, _________ lives about three miles away, was my former teacher.

A. whom
B. that
C. who
D. whose

Question 13: This is the bus_________we’ll go to school.

A. in that
B. on which
C. by which
D. from which

Question 14: The woman _________ we are talking is a professor.

A. about whom
B. who
C. whom
D. from whom

Question 15: Water power gives us energy _________ pollution.

A. without
B. of
C. in
D. with

Question 16: In Vietnam, many species have become _______ due to the irresponsible activities of people.

A. endangered
B. endanger
C. dangerous
D. danger

Question 17: He is the youngest athlete _________the prize in this field.

A. winning
B. won
C. to win
D. to be won

Question 18: The Asian Games ______________ place every four years.

A. taking
B. take
C. took
D. taken

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is CLOSEST in meaning to each of the following sentences.

Question 19: I am not 16 years old, so my parents don’t allow me to ride a motorbike.

A. Unless I am 16 years old, my parents wouldn’t allow me to ride a motorbike.
B. If I am 16 years old, my parents will allow me to ride a motorbike.
C. Unless I were 16 years, old my parents would allow me to ride a motorbike.
D. If I were 16 years old, my parents would allow me to ride a motorbike.

Question 20: Nam refused to go to the cinema with me. He hated action films.

A. Nam, that hated action films, refused to go to the cinema with me.
B. Nam, of whom hated action films, refused to go to the cinema with me.
C. Nam, who hated action films, refused to go to the cinema with me.
D. Nam, whose hated action films, refused to go to the cinema with me.

Question 21: The boy is standing in the yard. He was punished by his teacher.

A. The teacher who was punished the boy is standing in the yard.
B. Standing in the yard, the teacher punished the boy.
C. The boy punished by his teacher is standing in the yard.
D. The boy was standing in the yard was punished by his teacher.

Question 22: Explosives are used for catching fish and other sea animals.

A. People use explosives to catch fish and other sea animals.
B. People catch fish and other sea animals by use explosives.
C. Fish and other sea animals are caught explosives used.
D. Fish and other sea animals are caught to use explosives.

Question 23: The police caught the burglar climbing over the garden wall.

A. The police caught the burglar and they climbed over the garden wall.
B. The police caught the burglar who is climbing over the garden wall.
C. The police were catching the burglar who was climbing over the garden wall.
D. The burglar who was climbing over the garden wall was caught by the police.

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.

Question 24: We can start our journey towards the mountain at dawn.

A. set out
B. take off
C. go away
D. turn round

Question 25: I don’t think a horse can ever stay at the same speech as a car.

A. keep up with
B. get on with
C. run away from
D. look up at

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.

Question 26: The pollution problem is complicated because much pollution is caused by things that benefit people.

A. completed
B. enormous
C. sophisticated
D. simple

Question 27: Factories discharge much of the material that pollutes the air and water, but factories give employment to a large number of people.

A. unload
B. burn
C. give off
D. take in

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

Question 28: .Most of the food what elephants eat is brought to their mouths by their trunks.

A. Most
B. by
C. is brought
D. what

Question 29: Many species have become extinction because of the interferences of human beings.

A. Many species
B. of
C. interferences
D. extinction

Question 30: Thank you for you letter, in that you invited me to your birthday party.

A. for
B. in that
C. to
D. birthday party

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions

The Asian Games owes its origins to small Asian multi-sport competitions. The Far Eastern Championship Games were created to show unity and cooperation among three nations: Japan, the Philippines and China. The first games were held in Manila, the Philippines in 1931. Other Asian nations participated after it was organized. After World War II, a number of Asian countries became independent. Many of the new independent Asian countries wanted to use a new type of competition where Asian dominance (sự thống trị) should not be shown by violence and should be strengthened by mutual understanding. In August 1948, during the 14th Olympic Game in London, India representative Guru Dutt Sondhi proposed to sports leaders of the Asian teams the idea of having discussions about holding the Asian Games. They agreed to form the Asian Athletic Federation. A preparatory was set up to draft (dự thảo) the charter (điều lệ) for the Asian amateur athletic federation. In February, 1949, the Asian athletic federation was formed and used the name Asian Games Federation. It was formed and used the name Asian Games Federation. It was decided to hold the first Asian Games in 1951 in New Delhi the capital of India. They added that the Asian Games would be regularly held once every four years.

Question 31: The text is about the ____.

A. Games in Manila
B. Far Eastern Championship Games
C. origin of the Asian Games
D. relationship of Japan, the Philippines, and China

Question 32: The Far Eastern Championship Games ____.

A. were held in Japan
B. were held in Manila after World War II
C. were attended by all countries in Asia
D. had the participation of only three nations

Question 33: The word “it” in line 4 refers to_______

A. The Asian Games
B. the Asian Athletic Federation
C. The Far Eastern Championship Games
D. the 14th Olympic Game

Question 34: The 14th Olympic Games took place ____.

A. before the World War II
B. in 1913
C. in August 1948
D. In February 1949

Question 35: The Asian Games were ____.

A. held in the same year of the 14th Olympic Games
B. suggested establishing by a Londoner
C.first held in India
D. first held in China

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks from 36 to 40

Coal, oil, and natural gas supply modern civilization (36)………….with most of its power. However, not only are supplies of these fuels limited, but they are a major source of pollution. If the energy demands of the future are to be met without seriously harming the environment, existing (37)……..energy sources must be improved or further explored and developed. These include nuclear, water, solar, wind, and geothermal power, as well as energy from new, (38)……….. nonpolluting types of fuels. Each of these alternatives, however, has advantages and disadvantages.

Nuclear power plants efficiently produce large amounts of electricity without polluting the atmosphere; however, they are costly to build and maintain, and they pose the daunting problem of what to do with nuclear wastes. Hydroelectric power is (39)…….. and environmentally safe, but impractical for communities located far from moving water. Harnessing energy from tides and waves has similar drawbacks. Solar power holds great promise for the future but methods of collecting and –concentrating sunlight are as yet (40)………., as are methods of harnessing wind power.

Question 36: A. on B. for C. with D. of

Question 37: A. alternate B. alternatively C. alternative D. alter

Question 38: A. polluted B. pollution C. nonpolluting D. polluting

Question 39: A. expensively B. inexpensively C. inexpensive D. expensive

Question 40: A. efficient B. efficiently C. inefficient D. inefficiently

———- THE END ———-

Đáp án đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 11

1-D

2-B

3-D

4-A

5-B

6-C

7-A

8-C

9-B

10-B

11-D

12-C

13-A

14-C

15-C

16-B

17-D

18-B

19-C

20-C

21-C

22-B

23-A

24-C

25-A

26-D

27-C

28-A

29-A

30-D

31-A

32-B

33-D

34-B

35-A

36-B

37-C

38-B

39-A

40-C

41-C

42-B

43-C

44-A

45-D

46-B

47-B

48-B

49-C

50-A

……..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 năm 2022 – 2023 41 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *