Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 7 Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024.

Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 6 KNTT có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lí. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

1.1. Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6

Trường THCS………………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM 2023 – 2023
MÔN: TOÁN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1. Cho tập hợp A = {a; b; c; d}, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. c ∈ A
B. d ∈ A
C. e ∈ A
D. a ∉ A

Câu 2. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các phần tử là số tự nhiên?

A. left{frac{3}{5};2right}
B. {1; 2; 3}
C. left{2frac{1}{3};5right}
D. {0; 2; 4}

Câu 3. Với a, m, n là các số tự nhiên, khẳng định nào sau đây đúng?

A. am . an = am + n (a ≠ 0)
B. am . an = am.n (a ≠ 0)
C. am : an = am.n (a ≠ 0)
D. am : an = m – n (a ≠ 0)

Câu 4. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc là:

A. Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ.
B. Nhân chia → Cộng trừ → Lũy thừa.
C. Nhân chia → Lũy thừa → Cộng, trừ.
D. Cộng, trừ → Nhân, chia → Lũy thừa.

Câu 5. Kết quả của phép tính 23. 22 là:

A. 45
B. 25
C. 26
D. 46

Câu 6. Số tự nhiên nào sau đây chia cho 5 dư 2?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 7. Số tự nhiên nào sau đây chia hết cho cả 2 và 5?

A. 126
B. 259
C. 430
D. 305

Câu 8. Trong các số tự nhiên sau, số nào là số nguyên tố?

A. 4
B. 7
C. 18
D. 25

Câu 9. Số tự nhiên nào sau đây là ước của 10?

A. 0
B. 3
C. 2
D. 11

Câu 10. Số tự nhiên nào sau đây là BCNN(4, 6)?

A. 15
B. 12
C. 10
D. 9

Câu 11. Khi mô tả các yếu tố của hình vuông, khẳng định nào sau đây sai:

A. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau;
B. Hình vuông có 4 góc vuông;
C. Hình vuông có các cạnh đối không bằng nhau;
D. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 12. Hình nào sau đây là hình chữ nhật?

Câu 12

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Trong hình vẽ bên có bao nhiêu tam giác đều? Hãy viết tên các tam giác đều đó.

Câu 1

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7.

b) Viết các số 23 và 29 bằng số La Mã.

Câu 3. (1,5 điểm)

a) Thực hiện phép tính: ( tính hợp lý nếu có thể) 12. 35 + 12. 65

b) Tìm x, biết: (123 – 4x) – 67 = 23

Câu 4. (1,5 điểm)

a) Tìm tập hợp BC (30; 45)

b) Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thế chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số y tá được chia đều vào các tổ ?

Câu 5. (1,0 điểm) Tìm n ∈ N biết để 3 chia hết cho n + 2.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Lục Ngạn 1, Bắc Giang - Lần 1 Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán

1.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán 6

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

A

A

B

D

C

B

C

B

C

A

II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Có ba tam giác đều đó là: ABC; ACE; CED .

1,0

2

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 7 là:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}

0,5

b) XIII, XXIX

0,5

3

a) 12. 35 + 12. 65

= 12. (35 + 65)

= 12. 100

= 1200

0,25

0,25

b) (123 – 4x) – 67 = 23

(123 – 4x) – 67 = 8

123 – 4x = 8 + 67

123 – 4x = 75

4x = 123 – 75

4x = 48

x = 48: 4

x = 12

Vậy x = 12

0,25

0,25

0,25

0,25

4

a) 30 = 2.3.5

45 = 32.5

BCNN (30,45) = 2.32.5 = 90

BC(30,45) = {0; 90; 180;270;…}

0,25

0,25

b) Gọi số tổ là a (a ∈ N*)

Theo bài ra 24 bác sĩ và 108 y tá được chia đều vào các tổ nên ta có:

24 vdots a

108 vdots a

⇒ a ∈ ƯC (108; 24)

Mà số tổ được chia là nhiều nhất nên a = ƯCLN(108; 24)

Ta có: 24 = 23.3

108 = 22.33

=> ƯCLN(24,108) = 22.3 = 12

=> a = 12

Vậy có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành 12 tổ.

0,25

0,25

0,25

0,25

5

Để 3 chia hết cho n + 2

⇒ (n + 2) ∈ Ư(3)

⇒ n + 2 = {1, -1, 3, -3}
⇒  n = {-1, -3, 1, -5}

n ∈ N ⇒ n = 1

0,25

0,5

0,25

0,25

1.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6

TT Chương/Chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Tổng % điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1

Chương I: SỐ TỰ NHIÊN

(25 tiết)

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

2

(0,5đ)

2

(2,0đ)

4

25 %

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

3

(0,75đ)

2

(1,5đ)

5

22,5%

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

3

15 %

Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

3

(0,75đ)

1

(0,5đ)

1

(1đ)

5

22,5 %

2

Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

(4 tiết)

Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

3

15%

Tổng 12 1 3 3 1 20
Tỉ lệ % 40% 25% 25% 10% 100%
Tỉ lệ chung 65% 35% 100%

1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chương I: SỐ TỰ NHIÊN

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Nhận biết

Nhận biết tập hợp và các phần tử của nó

– Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

Thông hiểu

– Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

– Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

2 (TN)

C1,2

2 (TL)

C2a, 2b

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Nhận biết

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên;

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

3 (TN)

C3,4,5

2 (TL)

C3a,b

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên.

Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

Nhận biết

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội

– Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

Vận dụng:

– Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên.

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,…).

Vận dụng cao:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc).

5(TN)

C6,7,8,9,

10

1 (TL)

C4a

1 (TL)

C4b

1 (TL)

C5

2

Chương III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Tam giác đều, hình vuông, Lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

Nhận biết

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản về cạnh góc, đường chéo của hình chữ nhật, hình bình hành , hình thoi

2 (TN)

C11,C12

1 (TL)

C1

Tổng

12 (TN)

1(TL)

3(TL)

3 (TL)

1 (TL)

Tỉ lệ %

40%

25%

25%

10%

Tỉ lệ chung

65%

35%

Tham khảo thêm:   Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

2.2. Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Toán 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Tập hợp N* được biểu diễn bằng?

A. {0;1;2;3;4;5;…..}
B. {0.1.2.3.4.5……}
C. {1,2,3,4,5,…..}
D. {1;2;3;4;5;…..}

Câu 2: Kết quả phép tính 300:left{180-left[34+left(15-3right)^2right]right} là:

A. 15
B. 300
C. 290
D. 150

Câu 3. Tìm x biết: 178-x:3=164. Khi đó x bằng ?

A. 1026
B. 42
C. 114
D. 14

Câu 4. Kết quả phép tính 97:93 bằng?

A. 93 
B. 94  
C. 97 
D. 90

Câu 5. Kết quả phép tính 4.52 – 81:32 bằng?

A. 31
B. 90
C. 30
D. 91

Câu 6. Nếu x là số tự nhiên sao cho (x-1)2 = 16 thì x bằng

A. 1
B. 4
C. 5
D. 17

Câu 7. Công thức nào sau đây biểu diễn phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số ?

A.  am.an = am+n
B. am:an = am+n
C. am.an = am-n
D. am:an = am-n

Câu 8. Biểu thức 2.3.5 + 35 chia hết cho số nào sau đây

A. 2
B. 5
C. 3
D. 7

Câu 9. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào có các phần tử đều là số nguyên tố

A. {1;3;4;5;7}
B. {1;2;3;5;7}
C. {2;13;5;27}
D. {2;13;5;29}

Câu 10. Số 600 phân tích ra thừa số nguyên tố được là?

A. 23.3.52
B. 24.3.52
C. 23.3.5 
D. 24.52.32

Câu 11. Trong các phép tính sau, phép tính nào cho kết quả là số nguyên tố

A. 1 + 20210
B. 5.7.9 + 35.37.39
C. 1254 + 579
D. 1.2.3.4.5 + 2020

Câu 12. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và

A. Chỉ có 1 ước là chính nó
B. Chỉ có 2 ước là 1 và chính nó
C. Chỉ có 3 ước
D. Có nhiều hơn 2 ước.

Câu 13. Trong các số sau, số nào là bội của 15

A. 55
B. 65
C. 75
D. 85

Câu 14. Tìm các số tự nhiên biết x⁝11 và x < 33

A. x ∈ {0,11,22}
B. x ∈ {11,22,33}
C. x ∈ {0;11;22}
D. x ∈ {0;11;22; 23}

Câu 15. Tìm số tự nhiên a lớn nhất, biết 480⁝a và 720⁝a

A. 240
B. 241
C. 239
D. 242

Câu 16: Cho A = 15 + 1003 + x với x là số tự nhiên. Tìm điều kiện của x để A⁝5

A. x⁝5
B. x chia cho 5 dư 1
C. x chia cho 5 dư 3
D. x chia cho 5 dư 2

Câu 17. Trong tam giác đều số đo mỗi góc bằng bao nhiêu độ?

A. 300
B. 450
C. 500
D. 600

Câu 18. Trong hình vẽ bên dưới có bao nhiêu hình chữ nhật?

Câu 18

A. 1
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 19. Cho hình thoi như hình vẽ bên dưới. Nếu góc M bằng 500 thì góc O bằng bao nhiêu độ ?

Câu 19

A. 500
B. 900
C. 400
D. 300

Câu 20. Tính diện tích hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 30 cm và đường chéo lớn hơn đường chéo bé là 2 cm.

A. 110 cm2
B. 112 cm2
C. 111 cm2=2
D. 114 cm2

II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Câu 21. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể).

a) 135 + 340 + 65 + 160

b) 12.75 + 12.17 + 12.8

c) 24.5 – [131-(13-4)2]

Câu 22. (1, 5 điểm) Tìm số tự nhiên , biết:

a) 5.x – 13 = 102

b) 21 + 3x-2 = 48

c) 2.x – 14 = 5.23

Câu 23: (1,5 điểm) Một khoảng sân có dạng hình chữ nhật với chiều dài 9m và chiều rộng 4m. Người ta để một phần của sân để trồng hoa (phần kẻ sọc), phần còn lại lát gạch (phần trắng).

a) Tính diện tích phần sân trồng hoa?

b) Nếu lát phần sân còn lại bằng những viên gạch hình vuông cạnh 40cm thì cần bao nhiêu viên gạch?

Câu 23

Câu 24: (0,5 điểm) Cho B = 3 + 32 + 33 + … + 3100

Tìm số tự nhiên n, biết rằng 2B + 3 = 3n

2.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán 6

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1- D 6- C 11- A 16- D
2- D 7- A 12- B 17- D
3- B 8- B 13- C 18- C
4- B 9- D 14- C 19- A
5- D 10- A 15- A 20- B
Tham khảo thêm:   Cảm nhận như thế nào về hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Chân trời sáng tạo

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu Phần Hướng dẫn giải Điểm
Câu 21 a) 135 + 340 + 65 + 160
= (135 +65) + (340 + 160) 0,25
= 200 + 500 = 700 0,25
b) 12.75 + 12.17 + 12.8
= 12.75 + 12.17 + 12. 8 = 12.(75 + 17+ 8) 0,25
= 12. 100 = 1200 0,25
c) 24.5 – [131-(13-4)2]
= 16.5 – (131-92) = 80- (131-81) 0,25
= 80- 50 = 30 0,25

Câu 22

a)

5.x – 13 = 102
5.x = 102 + 13
5.x = 115 0,25
x = 115 : 5
x = 23 0,25
b) 21 + 3x-2 = 48
3x-2 = 48-21
3x-2 = 27 0,25
3x-2 = 33
x- 2 = 3
x = 3 + 2 = 5 0,25

c)

2.x – 14 = 5.23
2.x- 14 = 40
2.x = 40 + 14 0,25
2.x = 54
x = 54: 2
x = 27 0,25

Câu 23

Câu 23

a)

Diện tích phần trồng hoa là: 1.4 = 4 (m2)

0,5

b)

Chiều rộng phần sân lát gạch là: 9 – 1 = 8 (m)

0,25

Diện tích phần lát gạch là: 4.8 = 32 (m2)

0,25

Diện tích một viên gạch là: 0,4 . 0,4 = 0,16 (m2)

0,25

Cần số viên gạch là: 32 : 0,16 = 200 (viên gạch)

0,25

Câu 24

B = 3 + 32 + 33 + … + 399 + 3100 (1)

3B = 32 + 33 + … + 3100 + 3101 (2)

Lấy (2) trừ (1) ta được: 2B = 3101 – 3

0,25

Do đó: 2B + 3 = 3101

Theo đề bài 2B + 3 = 3n . Vậy n = 101

0,25

2.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6

  • Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm= 5,0 điểm
  • Tự luận: 3 bài = 6 ý x 2/3 điểm + 1 ý x 1 điểm = 5,0 điểm

Chủ đề

Chuẩn KTKN

Cấp độ tư duy

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Tập hợp các số tự nhiên

3

10%

Các phép toán trên tập N

3

2

Bài 1a

Bài 1b

Bài 1c

37%

Quan hệ chia hết và tính chất

Dấu hiệu chia hết, số nguyên tố

2

1

Bài 2b

17,5%

Ước chung, ước chung lớn nhất; bội chung, bội chung nhỏ nhất.

2

Bài 2a

Bài 3a

21,6%

Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

1

3,3%

Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

1

3,3%

Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

Bài 3b

7,5%

Điểm

4

1

2

2

1

100%

Cộng

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

10 điểm

2.4. Bảng mô tả chi tiết nội dung câu hỏi Toán 6

CHỦ ĐỀ

CÂU

MÔ TẢ

Chủ đề 1:

Tập hợp các số tự nhiên

1

Nhận biết: Biết cách viết một tập hợp, biết tập N, tập N*.

2

Nhận biết: Biết dùng các kí hiệu, , .

3

Nhận biết: Biết số phần tử của một tập hợp.

Chủ đề 2:

Các phép toán trên tập N

4

Nhận biết:Biết tìm số bị chia, số chia, thương và số dư trong phép chia có dư trong N.

5

Nhận biết:Biết các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hết trong N.

6

Nhận biết: Biết công thức tính lũy thừa

Bài 1a

Thông hiểu: Thực hiện được các phép tính trong một biểu thức, sử dụng tính chất của phép cộng, phép nhân để tính nhanh

7

Thông hiểu: Viết được kết quả phép nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số dưới dạng một lũy thừa.

8

Thông hiểu:Tính được giá trị của một biểu thức.

Bài 1b

Vận dụng thấp: Thực hiện được các phép tính trong một biểu thức có ngoặc

Bài 1c

Vận dụng cao:Vận dụng linh hoạt tính chất các phép toán trong N để giải toán.

Chủ đề 3:

Quan hệ chia hết và tính chất

Dấu hiệu chia hết, số nguyên tố

9

Nhận biết: Nhận biết một tổng(một hiệu) chia hết cho một số khác 0.

10

Nhận biết: Nhận biết một số chia hết cho 2, 3, 5, 9; chia hết cho 2 và 5; chia hết cho 3 và 9.

11

Thông hiểu: Hiểu định nghĩa số nguyên tố và quan hệ chia hết, tính chất chia hết để kiểm tra biểu thức đã cho là nguyên tố hay hợp số

Bài 2a

Thông hiểu: Sử dụng các dấu hiệu chia hết tìm chữ số để số đã cho chia hết cho một số

12

Thông hiểu: Biết tìm x để một biểu thức đơn giản là ước của một số nguyên tố

Ước chung, ước chung lớn nhất; bội chung, bội chung nhỏ nhất.

13

Nhận biết: Nhận biết tập hợp ước hay bội của một số

Bài 2b

Thông hiểu: Tìm x liên quan đến Ước chung, ước chung lớn nhất; bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Bài 3a

Vận dụng thấp: Giải bài toán thực tế liên quan đến Ước chung, ước chung lớn nhất; bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

14

Nhận biết: Biết được các yếu tố cơ bản của một hình

Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

15

Nhận biết: Đếm đúng số hình theo yêu cầu trong hình vẽ cho trước

Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

Bài 3b

Thông hiểu: Tính được diện tích, độ dài cạnh hay chiều cao của các tứ giác đã học

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *