Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 4 Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 năm 2023 – 2024 bao gồm 4 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và ma trận đề thi. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 12 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 4 Đề thi Văn 12 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm phần đọc hiểu và tập làm văn. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 4 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 12.

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 năm 2023

SỞ GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THPT ………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12

Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè ….

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4. Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Những ngày qua đồng bào Miền Trung phải gồng mình trước những thiên tai, bão lũ. Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương Thân tương ái”.

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Theo Sách Ngữ văn 12- tập một, NXB Giáo dục)

————–HẾT————–

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 12

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng, không cho điểm

0,75

2

Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

con diều biếc, đồng, con đò nhỏ, sông, cầu tre nhỏ, nón lá, hương hoa đồng cỏ nội.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh chỉ ra được 3 cụm từ trở lên : 0,75 điểm.

Học sinh chỉ ra được 1 cụm từ: 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng, không cho điểm

0,75

3

– Biện pháp tu từ: (0,5 điểm)

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh:

Quê hương là con diều biếc,
là con đò nhỏ,

là cầu tre nhỏ,
Là hương hoa đồng cỏ nội,

Như là chỉ một mẹ thôi.

– Tác dụng: (0,5 điểm)

Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được 2 biện pháp tu từ :0,5 điểm.

Học sinh nêu được 1 biện pháp tu từ: 0,25 điểm.

1,0

4

– HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân:

+ Vai trò của quê hương.

+ Giáo dục tình yêu quê hương.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

– Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 diểm.

0,5

Tham khảo thêm:   Giáo án dạy thêm Toán 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án dạy thêm Toán 7

II

LÀM VĂN

7,0

1

Những ngày qua đồng bào Miền Trung phải gồng mình trước những thiên tai, bão lũ. Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương thân tương ái”.

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương thân tương ái”.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ:

* Nhận thức:

– Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương, biết giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng.

– Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

-> Liên hệ đến tinh thần “Hướng về Miền Trung” của nhân dân cả nước trong đợt bị lũ lụt vừa qua….

– Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

2

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ 3 của bài “Tây Tiến” – Quang Dũng

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lính

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), bài thơ và đoạn thơ (0,25 điểm).

0,5

* Cảm nhận về đoạn thơ

Vẻ đẹp chân dung của hình tượng người lính:

+ Những đói rét, bệnh tật, vẻ tiều tụy về hình hài nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt của loài mãnh hổ rừng thiêng.

+ Tâm hồn tràn đầy lãng mạn, mơ mộng yêu đương.

– Sự hi sinh đầy bi tráng:

+ Người lính với tinh thần chiến đấu mang vẻ đẹp thời đại : Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

+ Sông Mã tiễn đưa người lính Tây Tiến về với đất mẹ bằng khúc nhạc trầm hùng, đầy bi tráng.

– Giọng điệu bi hùng, dùng nhiều từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, độc hành…

Hướng dẫn chấm:

Học sinh cảm nhận về hình tượng người lính đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh cảm nhận hình tượng người lính chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình tượngngười lính: 0,75 điểm – 1,25 điểm.

– Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng người lính: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

2,5

*Đánh giá:

Nội dung: Vẻ đẹp của hình tượng người lính là vẻ đẹp bi tráng của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi quyết ra đi vì non sông, đất nước.

Nghệ thuật: Sử dụng những từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang trọng; lời thơ hàm súc vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng; bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với cảm hứng lãng mạn; cách nói giảm, nói tránh, thủ pháp đối lập; giọng điệu hào hùng, bi tráng.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Quang Dũng; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm

10,0

Tham khảo thêm:   Blockman Go: Mẹo cải thiện kỹ năng PvP

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12

TT

năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

câu hỏi

Thời gian

(phút)

1

Đọc hiểu

15

10

10

5

5

5

0

0

04

20

30

2

Viết đoạn văn nghị luận

xã hội

5

5

5

5

5

5

5

5

01

20

20

3

Viết bài nghị luận văn học

20

10

15

10

10

20

5

10

01

50

50

Tổng

40

25

30

20

20

30

10

15

06

90

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức/

kĩ năng

Đơn vị

kiến thức/kĩ năng

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Việt Nam hiện đại

(1945_

1975)

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

C1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

C2.Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ?

Thông hiểu:

C3: Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Vận dụng:

C4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

2

1

1

0

4

2

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

(Khoảng 150 chữ)

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Nhận biết:

– Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương Thân tương ái”.

– Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

1*

3

Viết bài văn nghị luận văn học

Nghị luận về một đoạn thơ

“Tây Tiến” – (Quang Dũng)

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, đoạn thơ.

– Nêu hình tượng nghệ thuật nổi bật… của đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải cảm nhận về vẻ đẹp người lính Tây Tiến trong đoạn thơ, nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nghệ thuật và và nghệ thuật tình cảm của tác giả trong đoạn thơ theo yêu cầu của đề…

– Lí giải được một số đặc điểm của Thơ Việt Nam hiện đại

(1945_1975) được thể hiện trong bài thơ.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1*

Tổng

6

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

Tham khảo thêm:   Quyết định 1195-QĐ/UBKTTW Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với đảng viên

………….

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 Văn 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 4 Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *