Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 6 Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024.

Bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 6 KNTT có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT – Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Trường THCS……..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Câu 1. Cho những nhận định sau, những nhận định nào là đúng để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành?

1. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
2. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
3 Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
4. Sau khi làm thí nghiệm, không cần thu gom chất thải, để lại nơi làm thí nghiệm, thực hành.

A. 1,2,4
B. 2,3,4
C. 1,3,4
D.1,2,3

Câu 2. Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

A. Đặt kính ở khoảng sao cho nhìn thấy vật rõ nét, mắt nhìn vào mặt kính.
B. Đặt kính cách xa mắt, mắt nhìn vào mặt kính.
C. Đặt kính ở khoảng 20 cm, mắt nhìn vào mặt kính.
D. Đặt kính trong khoảng mắt không phải điều tiết, mắt nhìn vào mặt kính.

Câu 3. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là?

A. Lít (l)
B. Kilogam (Kg)
C. Mét(m)
D. Newton (N)

Câu 4. Để đo chiều dài của một vật ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Thước.
B. Cân.
C. Kính lúp.
D. Nhiệt kế.

Câu 5. Đâu là vật thể tự nhiên?

A. Cái bàn học.
B. Con sư tử.
C. Xe máy.
D. Cái bút.

Câu 6. Chất có trong vật thể cái lốp xe là

A. thủy tinh
B. cao su
C. gỗ
D. nhôm

Câu 7. Sự nóng chảy là

A. quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể khí.
B. quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A. Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
D. Sự sôi diễn ra không cùng lúc ở trong lòng chất lỏng và bề mặt chất lỏng.

Câu 9. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là gì?

A. Vật liệu.
B. Nguyên liệu.
C. Nhiên liệu.
D. Phế liệu.

Câu 10. Nhiên liệu được cung cấp cho nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện là

A. gỗ.
B. than đá.
C. xăng.
D. Cao su.

Câu 11. Trong nhiệt giai Xen-ci-út (Celsius) thì nước đá tan ở bao nhiêu 0C?

A. 10C.
B. 1000C.
C. 00C.
D. 40C.

Câu 12. Trong nhiệt giai Xen-ci-út (Celsius) thì nước đang sôi ở bao nhiêu 0C?

A. 10C.
B. 00C.
C. 1000C.
D. 40C.

Câu 13. Trước khi đo chiều dài của một vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.
B. Vật thể tự nhiên là vật sống.
C. Vật không sống là vật thể nhân tạo.
D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển. Còn vật không sống không có các khả năng trên.

Câu 15. Khẳng định nào sau đây đánh giá đúng cấu tạo hạt của chất ở thể rắn?

A. Ở thể rắn các hạt không ở vị trí cố định.
B. Ở thể rắn các hạt di chuyển và trượt lên nhau.
C. Ở thể rắn các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
D. Ở thể rắn các hạt di chuyển tự do.

Câu 16. Đâu không phải là đặc điểm của thể lỏng?

A. Có hình dạng cố định.
B. Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
C. Khó nén.
D. Có hình dạng theo vật chứa.

Câu 17. Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi

A. đun nóng một vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
D. đun nóng vật đến 1000C

Câu 18. Dựa vào tính chất nào mà cao su được sử dụng để chế tạo lốp xe?

A. Cao su được sử dụng làm lốp xe do có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng nén, đàn hồi, chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.
B. Cao su được sử dụng làm lốp xe do có khả năng đàn hồi khi chịu tác dụng nén, chịu mài mòn, cách điện và thấm nước.
C. Cao su được sử dụng làm lốp xe do có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng nén, chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.
D. Cao su được sử dụng làm lốp xe do có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng nén, không chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.

Câu 19. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A. Gỗ.
B. Bông.
C. Dầu thô.
D. Nông sản.

Câu 20. Lương thực, thực phẩm nào sau đây giàu protein nhất?

A. Thịt nạc.
B. Gạo.
C. Rau xanh
D. Gạo và rau xanh.

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 21 (1,5 điểm). Em hãy nêu 1 số quy định an toàn trong phòng thực hành?

Câu 22 (1,0 điểm). Em hãy nêu khái niệm và đặc điểm của sự sôi?

Câu 23 (1,0 điểm). Em hãy nêu vai trò của không khí đối với tự nhiên?

Câu 24 (1,0 điểm). Em hãy nêu vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người?

Câu 25 (0,75 điểm). Hãy kể tên các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

Câu 26 (0,75điểm). Nêu các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/A D A B A B B C C B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ/A C C A D C A B A C A

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,5 điểm)

Một số quy định an toàn trong phòng thực hành:

– Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt…

– Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

– Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm, không nếm hoặc ngửi hóa chất.

– Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm.

– Thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;…

0,3 điểm

0,3điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

0,3 điểm

Câu 22

(1,0 điểm)

– Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

– Đặc điểm của sự sôi:

+ Sôi ở một nhiệt độ nhất định

+ Các chất khác nhau sôi ở một nhiệt độ khác nhau

+ Xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng

+ Trong khi sôi thì nhiệt độ không thay đổi

+ Khi sôi thì khí bay hơi lên, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

0,5 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

0,1 điểm

Câu 23

(1,0 điểm)

– Cung cấp oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật…

– Cung cấp carbon dioxide cần cho sự quang hợp.

– Cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật thông qua nitơ có trong không khí.

– Hơi nước trong không khí góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.

– Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

Câu 24

(1,0 điểm)

Cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như:

– Chất béo

– Đường

– Chất bột

– Chất đạm

– Vitamin và khoáng chất

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

Câu 25

(0,75 điểm)

– Khói bụi

– Các khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy, rác thải, cháy rừng…

0,25 điểm

0.5 điểm

Câu 26.

(0,75 điểm)

Các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

– Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

– Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

– Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,…)

0.25 điểm.

0,25 điểm.

0,25 điểm.

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Tổng điểm(%)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm

1. Mở đầu về khoa học tự nhiên (15 tiết)

1

4

4

1

2

8

4,1

(41,0%)

2. Chất quanh ta (10 tiết)

4

1

3

1

2

7

3,4

(34%)

3. Một số vật liệu, nhiên liệu, lương thực thực phẩm thông dụng.

(8 tiết)

1

2

3

1

2

5

2,5

(2,5%)

Tổng câu

2

10

1

10

2

1

6

20

26

Tổng điểm

2

2

1

2

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Tham khảo thêm:   Cách chat với bạn bè trong Pokemon Go

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 môn KHTN 6 KNTT


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Mở đầu (15 tiết)

2

8

– Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

– Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong
phòng thực hàn

– Đo chiều dài, khối lượng
và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

Nhận biết

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

1

1

C21

C1

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiển vi,…).

1

C2

– Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

1

C3

– Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

– Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

1

C4

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

-Phát biểu được khái niệm và đặc điểm của sự sôi?

1

C22

Thông hiểu

– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)

1

C11

– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ  Celsius

1

C12

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

1

C13

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

– Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

1

C14

Vận dụng

– Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).

Vận dụng cao

– Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ (ống nước, vòi máy nước), đường kính các trục hay các viên bi,..

– Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại

2. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (10 tiết)

2

7

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái) cơ bản của

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Nhận biết

-Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh)

– Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta.

– Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên.

1

C5

– Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo.

1

C6

Nêu được chất có trong các vật vô sinh.

– Nêu được chất có trong các vật hữu sinh.

Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

2

C7, C8

Thông hiểu

– Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh.

– Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn.

1

C15

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng.

1

C16

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí.

– So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy.

1

C17

– Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi.

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, …).

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Vận dụng

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

1

C23

– Kể tên các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

1

C25

Vận dụng cao

– Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió.

– Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí

3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

2

5

– Một số vật liệu

– Một số nhiên liệu

– Một số nguyên liệu

– Một số lương thực – thực phẩm

Nhận biết

– Nhận biết được nguyên liệu

1

C9

– Nhận biết được nhiên liệu

1

C10

Thông hiểu

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,…

1

C18

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, …

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, …

1

C19

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

1

1

C24

C20

Vận dụng

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, …) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

Vận dụng cao

Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

C26: bằng kiến thức đã học em hãy nêu cách sử dụng nhiên liệu trong đời sống( xăng dầu…) một cách an toàn tiết kiệm bảo vệ môi trường

1

C26

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT – Đề 2

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

UBND HUYỆN……….
TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: KHTN 6

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1. KHTN không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lí.
C. Hoá học và Sinh học.
B. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.

Câu 2. Việc làm nào sau đây không phải là việc bảo quản kính hiển vi?

A. Lau khô sau khi sử dụng.
C. Rửa sạch bộ phận quang học bằng nước khoáng.
B. Để nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học.
D. Kính phải được bảo dưỡng định kì.

Câu 3. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của KHTN?

A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
C. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
B. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
D. Nghiên cứu về luật đi đường.

Câu 4. Cho các vật thể sau, vật thể không sống là:

A. Con gà.
C. Cây lúa.
B. Máy bay.
D. Vi khuẩn.

Câu 5. Thao tác nào dưới đây là sai khi dùng đồng hồ bấm giây?

A. Nhấn nút Start để bắt đầu tính thời gian.
C. Nhấn nút Reset để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi đo.
B. Nhấn nút Stop đúng thời điểm kết thúc sự kiện.
D. Nhấn nút Reset đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

Câu 6. Đơn vị đo thời gian hợp pháp ở nước ta là

A. giờ.
B. phút.
C. ngày.
D. giây.

Câu 7: Đơn vị đo nào sau đây không phải đơn vị đo chiều dài?

A. cm.
B. m.
C. kg.
D. dm.

Câu 8. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ Mặt Trời.
C. Đồng hồ cát.
B. Đồng hồ treo tường.
D. Đồng hồ bấm giây.

Câu 9. Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là?

A. 00C
B. 230F
C. 1000C
D. 320F

Câu 10. Người ta chế tạo ra nhiệt kế thuỷ ngân là dựa trên hiện tượng nào?

A. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. Dãn nở vì nhiệt của các chất.
D. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

Câu 11. Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để

A. tìm cách đo thích hợp.
C. chọn cách đặt mắt phù hợp.
B. chọn dụng cụ đo thích hợp.
D. tiết kiệm thời gian đo.

Câu 12: Để xác định đường kính của một đồng xu, người ta thường dùng:

A. Thước dây.
C. Thước cuộn.
B. Thước kẹp.
D. Thước kẻ.

Câu 13: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

A. Đồng, muối ăn, đường mía
B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước
C. Đường mía, xe máy, nhôm
D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Câu 14. Trong các dãy sau, dãy gồm các vật thể tự nhiên là

A. con mèo, xe máy, con người.
C. bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối.
B. con sư tử, đồi núi, mủ cao su.
D. cây cam, quả nho, bánh ngọt.

Câu 15: Sự nóng chảy là sự chuyển thể

A. Thể rắn sang thể lỏng
B. Thể lỏng sang thể rắn
C. Thể hơi sang thể lỏng
D. Thể lỏng sang thể hơi

Câu 16: Sự đông đặc là sự chuyển thể

A. Thể rắn sang thể lỏng
B. Thể lỏng sang thể rắn
C. Thể hơi sang thể lỏng
D. Thể lỏng sang thể hơi

Câu 17: Sự sôi có đặc điểm nào

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
B. Nhiệt độ không đổi trong suốt thời gian sôi
C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng
D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Khoa học Tiểu học Giáo án minh họa môn Khoa học Module 4

Câu 18: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?

A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.

Câu 19: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể rắn
C. thể hơi sang thể lỏng
D. thể lỏng sang thể hơi

Câu 20. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của chất?

A. Tính tan.
C. Tính dẻo.
B. Tính dẫn nhiệt.
D. Từ chất này biến đổi thành chất khác.

Câu 21: Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

A. Vì vật rắn dễ nén
B. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa
C. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén
D. Vật rắn thường đẹp hơn

Câu 22: Tính chất nào sau đây mà oxygen không có:

A. Oxygen là chất khí.
B. Không màu, không mùi, không vị
C. Tan nhiều trong nước.
D. Nặng hơn không khí.

Câu 23. Người ta sử dụng kim loại làm dây dẫn điện là dựa vào tính chất nào của kim loại?

A. Dẫn nhiệt.
B. Dẫn điện.
C. Tính dẻo.
D. Tính đàn hồi.

Câu 24. Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn?

A. Nhựa.
B. Gỗ.
C. Kim loại.
D. Cao su.

Câu 25: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

A.3
B. 2.
C. 5
D. 4

Câu 26: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thủy tinh
B. Kim loại
C. Cao su
D. Gốm

Câu 27. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu khí.
C. Nhiên liệu rắn.
B. Nhiên liệu lỏng.
D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 28: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

A. Đá vôi.
B. Đất sét.
C. Cát.
D. Gạch.

II. Tự Luận (3,0 điểm)

Câu 29 (1 điểm). Em hãy điền các nội dung cảnh báo nguy hiểm trong các hình dưới đây.

Câu 29

Câu 30 (1 điểm). Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình dưới đây. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và đặt mắt của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này

Câu 30

Câu 31 (1 điểm). Em hãy tìm hiểu và nêu cách sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô…) an toàn và tiết kiệm?

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

C

C

B

D

D

C

B

A

D

B

B

A

B

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

A

B

B

C

C

D

C

C

B

C

D

B

A

A

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 29

Câu 29

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 30

Cách đặt thước và đặt mắt của bạn không đúng.

Ta cần đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, từ cuống lá đến ngọn lá, vạch số 0 của thước ngang với cuống lá và mắt phải nhìn vuông góc với vạch chia của thước.

Các lỗi trong phép đo này là: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước

0,25

0,5

0,25

Câu 31

Khi dùng gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết.

Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động, tốt cho sức khoẻ.

Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

0,5

0,25

0,25

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu về KHTN

(7 tiết)

2

2

1

1

1,0 đ

4

1,0 đ

2,0 đ

2. Các phép đo

(10 tiết)

4

4

1

1

1,0 đ

8

2,0 đ

3,0 đ

3. Chất quanh ta

( 7 tiết)

7

3

10

2,5 đ

2,5 đ

4. Một số nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và… (8 tiết)

3

3

1

1

1,0 đ

6

1,5 đ

2,5 đ

Số câu

16

12

2

1

3

28

Điểm số

4,0

3,0

2,0

1,0

3,0

7,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

100%

10 điểm

2.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Mở đầu (7 tiết)

– Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

– Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong
phòng thực hành

Nhận biết

– Nhận biết được các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên.

1

C1

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiển vi,…).

1

C2

Thông hiểu

– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

1

C3

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

1

C4

–Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát tế bào.

– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

1

C29

– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

2. Các phép đo (10 tiết)

– Đo chiều dài, khối lượng
và thời gian

– Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

Nhận biết

– Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

1

C5

– Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

2

C6,C7

– Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

1

C8

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

Thông hiểu

– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)

– Biết được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

1

C9

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

1

C10

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

1

C11

– Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

1

C12

Vận dụng

– Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).

1

C30

Vận dụng

Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa.

3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (7 tiết)

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái) cơ bản của

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Nhận biết

Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh)

1

C13

– Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta.

– Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên.

1

C14

– Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo.

Nêu được chất có trong các vật vô sinh.

– Nêu được chất có trong các vật hữu sinh.

Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy

1

C15

– Nêu được khái niệm về sự sự sôi.

1

C16

– Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi.

1

C17

– Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ.

1

C18

– Nêu được khái niệm về sự đông đặc.

1

C19

Thông hiểu

– Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh.

– Chỉ ra được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.

1

C20

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn.

1

C21

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí.

– So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi.

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, …).

1

C22

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Vận dụng

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

Vận dụng cao

– Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió.

– Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

– Một số vật liệu

– Một số nhiên liệu

– Một số nguyên liệu

– Một số lương thực – thực phẩm

Nhận biết

Chỉ ra được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.

– Nhận biết được một số loại vật liệu thông dụng.

3

C23, C24,C25

Thông hiểu

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,…

1

C26

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, …

1

C27

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, …

1

C28

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

Vận dụng

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, …) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

Vận dụng cao

Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

1

C31

Tham khảo thêm:   Luật Hải quan 2014 Luật số: 54/2014/QH13

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT – Đề 3

3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

UBND HUYỆN……….
TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề gồm 01 trang )

A. Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên

A. Sinh Hóa
C. Lịch sử
B. Thiên văn
D. Địa chất

Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:

A. Tế bào biểu bì vảy hành
C. Con ong
B. Con kiến
D. Tép bưởi

Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:

A. Tế bào thần kinh
C. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào lông hút (rễ)
D. Tế bào lá cây

Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:

A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 6. Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu

Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động
C. Hô hấp
B. Sinh trưởng và vận động
D. Cả A,B,C đúng

Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá
B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt
D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:

A. 32
B. 4
C. 8
D. 16

Câu 11. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
C. Ngồi học đúng tư thế
B. Tập thể dục thể thao thường xuyên
D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 12.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri
B. Nhỏ một ít nước vào đĩa
C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào
D. Do tế bào phân chia.

Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

A. Giúp tăng số lượng tế bào
C. Giúp cơ thể lớn lên
B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết
D. Cả A,B, C đúng

Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:

A. Có màng tế bào
C. Có nhân
B. Có tế bào chất
D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 16. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:

A. Có nhân
C. Có thành tế bào
B. Có màng tế bào
D. Có ti thể

Câu 17. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm
B. Nấm men, vi khuẩn, con thỏ
D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 18. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D
C. A → C → B → D
B. A → D→ C →B
D. B → C → D → A

Câu 19. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:

A. Màng tế bào, ti thể, nhân
C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

B. Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 21: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 22: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất

A. Đường tan vào nước
C. Tuyết tan
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 23: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây
C. Mưa rơi
B. Gió thổi
D. Lốc xoáy

Câu 24: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén được
C. Chất dễ hóa hơi
B. Chất dễ nóng chảy
D. Chất không chảy được

Câu 25: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen

A. Hô hấp
C. Hòa tan
B. Quang hợp
D. Nóng chảy

Câu 26: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?

A. Oxygen không tan trong nước
C. Oxygen không mùi và không vị
B. Oxygen cần thiết cho sự sống
D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 27: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
D. Sự hô hấp của động vật

Câu 28: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit

A. Oxygen
C. Cacbon đi oxit
B. Nitrogen
D. Sulfur đi oxit

Câu 29: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng
C. Tàn đỏ từ từ tắt
B. Tàn đỏ tắt ngay
D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa

Câu 30: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm
C. Không xả rác bừa bãi
B. Bảo vệ và trồng cây xanh
D. Cả A, B, C

C. Phân môn:Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 31: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?

A. Lau chùi bằng khăn mềm.
C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng
B. Cất kính vào hộp kín.
D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 32: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :

A. Nhìn vật xa hơn
C. Phóng to ảnh của một vật
B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn
D. Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 33: Tấm kính dùng làm kính lúp có:

A. Phần rìa dày hơn phần giữa
C. Có hai mặt phẳng
B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
D. Có phần giữa bị lõm.

Câu 34: Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là:

A. mm
C. km
B. cm
D. m

Câu 35: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A. 3cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 5cm

Câu 36: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Câu 36

Câu 37: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?

A. Khối lượng của cả hộp sữa
C. Khối lượng của sữa trong hộp
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa
D. Khối lượng hộp sữa là 900g

Câu 38: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. gam
C. Tạ
B. Kilogam
D. Tấn

Câu 39: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?

A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

Câu 40: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?

A. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ quả lắc.
D. Đồng hồ bấm giây

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

UBND HUYỆN……….
TRƯỜNG THCS …

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: KHTN 6

Phân môn Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Sinh học 1.C 2.A 3.A 4.A 5.C 6.A 7.D 8.A 9.C 10.A
11.D 12.D 13.B 14.D 15.D 16.C 17.A 18.B 19.C 20.C
Hóa học 21.B 22.D 23.C 24.C 25.B 26.A 27.C 28.D 29.D 30.D
Vật Lý 31.C 32.C 33.B 34.D 35.A 36.B 37.C 38.B 39.D 40.D

3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Phân môn Nội dung chương Mức độ câu hỏi Tổng số câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Sinh học

Mở đầu KHTN (04 tiết)

1,3

2

3

Tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống (11 tiết)

5,7,14,19

4,6,8,9,15,16,17

11,12,18,20

10,13

17

Số câu

6

8

4

2

20

Số điểm

Tỉ lệ %

1.5

15%

2

20%

1

10%

0.5

5%

5

50%

Vật lí

Mở đầu KHTN (01 tiết)

31, 32

33

3

Các phép đo (7 tiết)

34, 38

35, 36, 37

39

40

7

Số câu

4

4

1

1

10

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

1

10%

0.25

2.5%

0.25

2.5%

2.5

25%

Hóa học

Mở đầu KHTN (01 tiết)

Chất quanh ta (7 tiết)

23, 26, 30

21, 22, 24, 25

27, 28

29

10

Số câu

3

4

2

1

10

Số điểm

Tỉ lệ %

0.75

7,5%

1

10%

0.5

5%

0.25

0.25%

2.5

25%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

13

3.25

32.5%

16

4

40%

7

1.75

17.5%

4

1

10%

40

10

100%

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *