Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi Hóa học giữa kì 1 lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 2 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 2 đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10

Phần trắc nghiệm ( đáp án đúng là câu A)

Câu 1: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

A. proton và electron.
B. proton neutron và electron.
C. proton và neutron.
D. electron và neutron.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. Neutron, m 1 amu, q = 0.
B. Proton, m 0,00055 amu, q = +1.
C. Electron, m 1 amu, q = -1.
D. Proton, m 1 amu, q = -1.

Câu 3: Một cách gần đúng ta có thể coi khối lượng nguyên tử (tính theo đơn vị amu) bằng với giá trị của số khối. Vậy số khối của một nguyên tư được tính theo công thức nào sau đây?

A. A = Z + N.
B. A = Z – N.
C. A = Z + P.
D. A = Z – P.

Câu 4: Chọn phát biểu sai:

A. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.
B. Các đồng vị phải có số neutron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
D. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.

Câu 5: Nhóm các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ?

Câu 6: Orbital nguyên tử là

A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
B. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
C. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.

Câu 7: Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả

A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục.
C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.

Tham khảo thêm:   Thông tư 22/2020/TT-BTTTT Quy định mới về kỹ thuật đối với phần mềm ký số

Câu 8: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân ra xa dần là : K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất ?

A. Lớp N.
B. Lớp L.
C. Lớp M.
D. Lớp K.

Câu 9: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa

A. 2 electron.
B. 1 electron.
C. 3 electron.
D. 4 electron.

Câu 10: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

Câu 11: Xét về mức năng lượng, các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng:

A. bằng nhau.
B. gần bằng nhau.
C. không bằng nhau.
D. có thể bằng nhau hoặc không.

Câu 12: Nhận định vê số phân lớp electron trên các lớp nào sau đây là sai?

A. Lớp K có 2 phân lớp.
B. Lớp L có hai phân lớp.
C. Lớp M có 3 phân lớp.
D. lớp N có 4 phân lớp.

Câu 13: Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần nào sa đây là đúng:

A. 1s < 2s < 2p < 3s
B. 1s < 2s < 3p < 3s
C. 1s < 2s < 3s < 2p
D. 3s < 3p < 3d < 4s.

Câu 14: Nguyên tử sulfur (Z=16) ở trạng thái cơ bản sự phân bố electron vào các lớp từ trong ra ngoài lần lượt là

A. Lớp K có 2e; lớp L có 8e; lớp M có 6e.
B. Lớp K có 2e; lớp L có 6e; lớp M có 8e.
C. Lớp K có 2e; lớp L có 4e; lớp M có 6e; lớp N có 4e.
D. Lớp K có 2e; lớp L có 2e; lớp M có 6e; lớp N có 6e.

Câu 15: Các electron lớp ngoài cùng có vai trò quyết định đến tính chất hoá học đặc rưng của một nguyên tố. Dự đoán tính chất hoá học dựa vào số electron lớp ngoài cùng nào sau đây à sai?

A. Nguyên tử (X) có 8 electron lớp ngoài cùng nên (X) là phi kim.
B. Nguyên tử (Y) có 6 electron lớp ngoài cùng nên (Y) là phi kim.
C. Nguyên tử (A) có 1 electron lớp ngoài cùng nên (A) là kim loại.
D. Nguyên tử (B) có 7 electron lớp ngoài cùng nên (B) là phi kim.

Câu 16: Số orbital trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:

A. 1,3,5,7.
B. 2,4,6,8.
C. 2,6,10,14.
D. 1,2,3,4.

Câu 17: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?

A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước của hạt nhân so với kích thước của nguyên tử?

A. Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử.
B. Hạt nhân có kích thước bằng một nửa nguyên tử.
C. Hạt nhân chiếm gần như toàn bộ kích thước nguyên tử.
D. Hạt nhân có kích thước bằng 2/3 kích thước nguyên tử.

………….

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Hóa học 10

Xem thêm đáp án trong file tải về

Ma trận đề thi giữa kì 1 Hóa 10

Hình thức: trắc nghiệm (70%) + tự luận(30%)

Tham khảo thêm:   Thông báo 218/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2020

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Chương

Nguyên tử

Thành phần cấu tạo nguyên tử

2

1,5

2

2

1

4,5

1

6

4

3

45

22,5

Nguyên tố hóa học

3

2,25

3

3

1

6

6

22,5

Mô hình nuyên tử và orbital nguyên tử

5

3,75

3

3

8

2

20

Lớp, phân lớp và cấu hình electron

6

4,5

4

4

1

4,5

10

35

Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

MÔN: Hóa học 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Nguyên tử

Thành phần cấu tạo nguyên tử

Nhận biết:

– Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. (1)

– Đơn vị kích thước, khối lượng nguyên tử.

– Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

– Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. (2)

Thông hiểu:

– Khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng proton và nơtron. (17)

– Kích thước của nguyên tử chủ yếu là kích thước của lớp vỏ. (18)

Vận dụng:

– Xác định số proton, electron, nơtron trong nguyên tử, phân tử. (29a)

– Xác định khối lượng nguyên tử. (29b)

Vận dụng cao:

– Làm bài tập liên quan đến thành phần cấu tạo nguyên tử. (31)

– So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử.

2

2

1

1

Nguyên tố hoá học

Nhận biết:

– số hiệu nguyên tử bằngg số p, bằng số e nguyên tố , Số khối bằng số Z+N.. (3)

– Khái niệm về nguyên tố hoá học, khái niệm đồng vị, khái niệm nguyên tử khối. (4) + (5)

Thông hiểu:

– Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. (19)

– Kí hiệu nguyên tử Trong đó X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. (20)

– Đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố ( tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có hai đồng vị khi biết phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị). (21)

Vận dụng:

– Xác định số electron, số proton, số nơtron, số khối, điện tích hạt nhân khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại.

– Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

Vận dụng cao:

– Tính phần trăm các đồng vị.

– Tính số nguyên tử, phần trăm của một đồng vị trong một lượng chất xác định. (32)

– Tính nguyên tử khối trung bình trong bài toán phức tạp.

3

3

1

Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Nhận biết:

– Nêu được các nội dung của mô hình nguyên tử theo Rutherford – bohr và mô hình hiện đại.

– Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. (7)

– Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). (8)

– Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. (9)

– nêu được khái niệm orbital nguyên tử, hình dạng của các AO (6) , số lượng electron trong một AO (10)

Thông hiểu:

thế nào là elecron độc thân, electron ghép đôi(23)

Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp. (22)

– so sánh được sự khác nhau giữa mô hình nguyên tử theo Rutherford – bohr và mô hình hiện đại.

– Tính được Số electron tối đa trong mỗi lớp = 2n2 (24)

Vận dụng:

– Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, và biểu diễn được sự phân bố các electron trên mỗi lớp trong nguyên tử cụ thể.

5

3

Lớp – phân lớp và Cấu hình electron nguyên tử

Nhận biết:

Khái niệm lớp , phân lóp electron (11)

– Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. (12)

– Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. (13)

– Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. (14)

– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). (15)

– Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.

– Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.

– Số orbital trong mỗi lớp, mỗi phân lớp (16)

Thông hiểu:

– Quy ước viết cấu hình electron của nguyên tử (25)

– Xác định số electron lớp ngoài cùng. (26)

– Xác định loại nguyên tố s, p, d dựa vào cấu hình electron nguyên tử. (27)

– Hiểu được cách phân bố electron vào các lớp thứ 1, 2, 3.

– Hiểu được cách phân bố electron vào các phân lớp. (28)

– Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

– Số phân lớp (s, p, d) trong một lớp, trong nguyên tử

Vận dụng:

– Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học có Z≤20 (30a)

– Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. (30b)

– biểu diễn được cấu hình electron theo ô orbital. (30c)

Vận dụng cao:

– Viết được cấu hình electron nguyên tử của những nguyên tố có Z>20

6

4

1

Tổng

16

12

2

2

Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 (Có ma trận, đáp án)

……………….

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *