Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 11 năm 2021 – 2022 25 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 (8 Môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 11 năm 2021 – 2022 gồm 25 đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 gồm đề thi của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Tin học. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 năm 2021

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 11

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Thấp

Cao

Chủ đề 1: Đọc hiểu

-Văn bản thông tin, nhật dụng

– Nhận diện được phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ thể loại…của văn bản.

– Nội dung/ chủ đề của văn bản.

– Hiểu và lí giải được các chi tiết, hình ảnh, các biện pháp tu từ.

Liên hệ với thực tế đời sống

Số câu

1 câu

2 câu

1 câu

4 câu

Số điểm

0.5

2.0

0.5

3,0

%

5%

20 %

5%

30%

Chủ đề 2: Làm văn

Nghị luận xã hội

-Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống

Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài

– Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.

– Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm.

– Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống….

– Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân..

Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL

Số câu

(ý 1 câu 2)

(ý 2 câu 2 )

(ý 3câu 2)

(ý 4 câu 2 )

1 câu

Số điểm

0.25

0.25

1.0

0.5

2.0

%

2,5%

2,5 %

10 %

5%

20%

Nghị luận văn học

Văn bản thơ trữ tình và văn tế Việt Nam thời kì trung đại.

– Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp

– Xác định được vấn đề cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận …

– Giải thích được các ý kiến bàn về một tác phẩm, hình tượng nghệ thuật.

– Lí giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật tác giả.

– Vận dụng kiến thức đã học viết một bài nghị luận văn học về một trích đoạn, một tác phẩm, một vấn đề văn học…

– Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận.

Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL

số câu

(ý 1 câu 3)

(ý 2 câu 3 )

(ý 3câu 3)

(ý 4câu 3)

1 câu

Số điểm

0.5

0.5

3.5

0.5

5.0

%

5%

5 %

35%

5%

30%

Tổng

số câu

6

số điểm

1.25

2.75

4.5

1.5

10

%

12.5%

27.5%

45%

15%

100%

Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Văn

I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

“… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

Đáp án thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Văn

A. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,5 điểm và không làm tròn.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh

– Mức đầy đủ: trả lời đúng như đáp án trên

– Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 2: (1,0 điểm)

Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên. (1,0 điểm)

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 3:(1,0 điểm)

Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên.

+ Mức không đầy đủ: sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet…

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 4: (0,5 điểm)

– Mức đầy đủ: hs bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.

– Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):

– Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Lợi ích, vai trò của việc đọc sách.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

– Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích: (0,25 điểm)

+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng…

+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

2. Bàn luận: (0,5 điểm)

+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH).

+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,…

+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc…

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người…

3. Bài học (0,25 điểm)

d) Sáng tạo (0,25 điểm)

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

– Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Tham khảo thêm:   Thông tư 274/2016/TT-BTC về phí Hải quan, lệ phí hàng hóa Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh

– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài Câu cá mùa thu.

– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):

– Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:

+ Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của VHTĐ Viêt Nam.

+ Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

2. Giải thích: (0,25 điểm)

+ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.

3. Phân tích, chứng minh:(2,75 điểm)

+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước:

– Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác…).Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh… đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ.

– Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.

+ Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao:

– Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân.Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.

=> Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 11 năm 2021

Đề thi tiếng Anh lớp 11 giữa học kì 1

MID-TERM TEST – READING AND WRITING

ENGLISH 11

TIME: 45’

Student’s full name: ……………………………………..

Class: 11A

SECTION 1: PHONETICS (1 point)

Underline the stress of each word.

manner               parents               appropriate                     grandparents           create

preference          relationship        generation                       sympathetic              criticize

SECTION 2: USE OF LANGUAGE (4 points)

VOCABULARY. Choose the suitable word provided in the box for each question below. Note that there is one unnecessary word in the box

complaining           extended               reliable                  dependent

nuclear                        fulfills                         celebrate                   conflict

1. My mother keeps ____________ about my clothes.

2. In a(n)____________ family, there are at least 3 generations.

3. He is reliable. He always____________ his tasks on time.

4. Now, it’s time for all of us to ____________ our achievements.

5. He is a ____________ person. You can rely on him.

GRAMMAR. Complete the sentence with must/ mustn’t/ should/ needn’t/ cannot. You don’t have to use all of these modals

6. You ________ use your mobile phone in the examination room.

7. You ________ listen to your parents. They are experience enough to give you good advice.

8. I have already water the trees. You ________ water them anymore.

9. We ________ wear uniforms on Mondays, Wednesdays and Fridays.
Complete the sentences with the correct form of the words

10. She is reading the ________________ newspaper. (daily)

11. She is always________________ She is a good student. (early).

12. The boys played so ________________that they won the tournament. (good)

13. These food are________________.(cost)

14. “Go and have a rest. You shouldn’t work so ________________.” (hard)

15. It’s (awful) ________________cold today.

16. Why does dog food smell so (terrible) ________________?

17. Max is a (good) ________________singer.

18. I went over to comfort him and he looked at me (sad) ________________.

19. I tasted the soup (careful) ________________.

20. That sounds ________________. (great)

SECTION 3: READING (2 points)

The generation gap refers to the difference in attitudes or behavior between a younger generation and the older one. In my opinion, different attitudes towards life, different views about certain problems, and a lack of communication can cause a generation gap in most societies.

The first factor is that parents and children generally see things from different perspectives. Choosing a career is a good example for this. Many parents try to impose certain careers they favor on their children, based on their own perceptions. However, young people don’t always understand their parents’ points of views. Instead, they prefer to be free to make their own decisions on their future career. Another factor lies in differences in musical tastes, fashion, and political views between young people and their parents. For example, having a pierced nose might be viewed as fashionable by some teens, but for many parents, it is considered to be an act of rebellion against social norms. Some parents may also find their children’s behavior unacceptable and disrespectful to traditional values.

The major factor causing the generation gap is lack of communication between parents and their children. Parents tend to be dominant and not to trust their children to deal with crises. Also, they keep talking too much about certain problems. That is the reason why young people seldom reveal their feelings to their parents. When facing problems, young people prefer to seek help from their classmates or friends.

The above mentioned factors could lead to a generation gap. In order to bridge the gap between the old generation and the younger one, mutual understanding is the vital key. The wisest solution would be for parents and their children to treat each other as friends.

1. How many causes of the generation gap are mentioned?

A. 2

B. 3

C. 4

2. How do young people usually react when their parents impose career choices on them?

They want to make their own decisions.

They follow their parents’ advice.

They try to understand their parents’ goodwill.

3. What do parents often think about nose piercing?

They think that it is acceptable.

They think that it is fashionable.

They think that it is against social norms.

4. What do young people often do when they face problems?

They share the problems with their parents.

They ask their classmates or friends for help.

They ask their parents for help.

5. What would be the best way to narrow the generation gap?

Parents and children should try to be friends and understand each other.

Parents should be tolerant and let children do what they want.

Children should follow their parents’ advice.

SECTION 4: WRITING (3 points)

Rewrite the sentences using cleft sentences

1. The man is learning English.

=>………………………………………………

2. The woman gave him the book..

=>………………………………………………

3. She sent her friend the postcard.

=>………………………………………………

4. Hoa borrowed the book from Long.

=>………………………………………………

5. The little boy greeted his grandfather in a strange language.

Combine the sentences using to-infinitive with an adjective or a given noun

………………………………………………

6. I’ll win the competition. I’m determined.

=>………………………………………………

7. The kids heard that their granny would visit them. They were excited.

=>………………………………………………

8. Don’t try to make him give up such habit. It’s not easy.

=>………………………………………………

9. She can do the English homework by herself and that makes her better at English. (ability).

=>………………………………………………

10. I like her because she is willing to help other people. (willingness)

=>……………………………………………….

Đáp án đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 11

SECTION 1: PHONETICS (1 point) (0.1 each)

manner         parents              appropriate           grandparents            create

preference     relationship      generation             sympathetic              criticize

SECTION 2: USE OF LANGUAGE (4 points) (0.2 each)

1. Complaining

2. Extended

3. Fulfills

4. Celebrate

5. Reliable

6. Mustn’t

7. Should

8. Needn’t

9. Must

10. Daily

11. Early

12. Well

13. Costly

14. Hard

15. Awfully

16. Terrible

17. Good

18. Sadly

19. Carefully

20. Great

SECTION 3: READING (2 points) (0.4 each)

1 B

2 A

3C

4 B

5 A

SECTION 4: WRITING (3 points) (0.3 each)

1. It is English that the man is learning.

2. It was the book that the woman gave him.

3. It was her friend that she sent the postcard.

4. It was the book that Hoa borrowed from Long.

5. It was his grandfather that the boy greeted in a strange language.

6. I’m determined to win the competition

7. They were excited to hear that their granny would visit them.

8. It’s not easy to make him give up such habit.

9. Her ability to do the English homework by herself makes her better at English.

10. I like her willingness to help other people.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11 năm 2021

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11

Họ và tên : ……………………. .

Lớp: 11B….

MA TRẬN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 11

Môn : Vật Lí – Thời gian: 45 phút

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Vật lí lớp 11 sau khi HS học xong chương I, II ( cụ thể ở khung ma trận)

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

– Hình thức: Kiểm tra 1 tiết, TNKQ, 10 câu TN – 2 câu tự luận. HS làm bài trên lớp.

a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung

Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực

Trọng số

LT

VD

LT

VD

Chương I: Điện tích – Điện trường

11

7

4,9

6,1

20,4

25,4

Chương II: Dòng điện không đổi

13

6

4,2

8,8

17,5

36,7

Tổng

24

13

9,1

14,9

37,9

62,1

b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ

Nội dung (chủ đề)

Trọng số

Số lượng câu

(chuẩn cần kiểm tra)

Điểm số

Cấp độ 1,2

Chương I: Điện tích – Điện trường

20,4

6,1≈ 6

2

Chương II: Dòng điện không đổi

17,5

5,3≈ 5

1,6

Cấp độ 3, 4

Chương I: Điện tích – Điện trường

25,4

7,6 ≈ 8

2,7

Chương II: Dòng điện không đổi

36,7

11≈ 11

3,7

Tổng

100

30

10

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý 11

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. vuông góc với đường sức điện trưường.

B. theo một quỹ đạo bất kỳ.

C. ngược chiều đường sức điện trường.

D. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1. 10-31(kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6. 10-19(C).

Câu 3. Bộ nguồn điện có n nguồn giống nhau (E, r) được mắc nối tiếp, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn được xác định bởi

A. Eb = E , rb = nr

B. E_{b}=frac{n}{E}, r_{b}=frac{I I}{r}

C. Eb = nE , rb = r

D. Eb = nE , rb = nr

Câu 4. Công của dòng điện có đơn vị là:

A. J/s

B. kWh

C. W

D. kVA

Câu 5. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của cường độ dòng điện?

A. Ampe (A)

C. Giây trên Culông (s/C)

B. Culông trên giây (C/s)

D. Vôn trên ôm (V/)

Tham khảo thêm:   Danh sách bài hát để chơi đàn piano Wheelbarrow trong Rust

Câu 6. Một điện tích điểm Q = 3. 10-8 C gây ra một cường độ điện trường là 3. 105 V/m tại một điểm cách nó một khoảng

A. 1 cm

B. 2cm

C. 3cm

D. 4cm

Câu 7. Hãy chỉ ra biểu thức của định luật Junlenxơ

A. Q = I2Rt

C. Q = U2Rt2

B. Q = UI2t

D. Q = U2Rt

Câu 8. Một tụ điện tích được một lượng điện tích là 10. 10-4 C. Khi đặt vào hai đầu bản tụ một hiệu điện thế 20V. Điện dung của tụ điện là:

A. 5mF

B. 50mF

C. 5nF

D. 50nF

Câu 9. Cho hiệu điện thế UAB = 200V. Một điện tích q = 10-7C dịch chuyển từ điểm A đến điểm B. Năng lượng mà điện tích thu được khi dịch chuyển là bao nhiêu?

A. 2. 10-5J

B. 20. 10-5 J

C. 2. 105 J

D. 20. 105 J

Câu 10. Trên nhãn của một bàn là điện có ghi : 220V- 1100W. Nếu dùng bàn là trên ở hiệu điện thế 220V trong 10 phút thì bàn là tiêu thụ một lượng điện năng là:

A. 660J

B. 6600J

C. 66000J

D. 660000J

II. Phần tự luận (5điểm) (Làm bài tự luận ra giấy kiểm tra và kẹp vào)

Câu 1(2,5đ): Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn có suất điện động 5V, điện trở trong 1W.

Các điện trở R1 = 6W, R2 = R3 = 4W.

a/ Xác định điện trở mạch ngoài?

b/ Tính cường độ dòng điện mạch chính? Hiệu điện thế mạch ngoài?

c/ Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài và của bộ nguồn? Hiệu suất

của bộ nguồn?

d/ Tính điện năng tiêu thụ của bộ nguồn trong thời gian 5 phút?

Câu 2 (2,5đ). Hai điện tích điểm q1 = -10-6C và q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không.

a) Tính lực tương tác giữa hai điện tích.

b) Tính cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm. .

c) Đặt tại N một điện tích q3= 10-6 Tính lực điện tác dụng lên q3.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lý 11

I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10

Đáp án D A D B C C A B A

D

Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

0,5

2345tyui

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Hóa lớp 11

SỞ GD & ĐT ………….

TRƯỜNG THPT ………….

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2021 -2022

Môn: Hoá. Lớp: 11

Ngày kiểm tra: /10/2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ởmức cao hơn
TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Sự điện li

Axit, bazơ, muối

2 câu

1 đ

1 câu

3 câu

3,0 đ

30%

2 pH của dung dịch

Chất chỉ thị axit, bazơ

1 câu

1 đ

1 câu

0,5 đ

2 câu

1,5 đ

15%

3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch

1 câu

0,5 đ

1 câu

2câu

1,5 đ

15%

4. Nitơ và hợp chất của nitơ

1 câu

0,5 đ

1 câu

0,5 đ

1 câu

1 câu

4 câu

4,0 đ

40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

4 câu

2,0 đ

20%

1 câu

0,5 đ

5%

3 câu

4,0 đ

40%

1 câu

0,5 đ

5%

1 câu

1đ

10%

1 câu

2đ

20%

11 câu

10 đ

100%

Đề thi giữa kì 1 môn Hóa lớp 11

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1.Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH.

A. Mg(OH)2, NaCl, Al(OH)3.

B. Al(OH)3, NaHCO3, Zn(OH)2

C. CO2, Zn(OH)2, NaHCO3.

D. Sn(OH)2, K2SO4, dd NH3.

Câu 2. Có 10 lít dd axit HCl có pH = 2, cần cho thêm bao nhiêu lít H2O để được dung dịch có pH = 3 ?

A. 9 lít.

B. 100 lít.

C. 90 lít.

D. 10 lít.

Câu 3. Phương trình ion Fe2+ + 2OH ® Fe (OH)2 ¯ ứng với phương trình phân tử nào.

A. FeSO4+ Cu(OH)2

B. Fe + NaOH

C. FeCl2+ KOH

D. FeCO3+ Ba(OH)2

Câu 4. Có mấy chất điện li mạnh trong số : HCl, H2O, NaNO3, NaOH, Al(OH)3, HF

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5.Trong các chất sau có mấy chất (hay dung dịch) tác dụng được với dd HNO3? H2SO4, CuSO4, NaHCO3, K2CO3, Zn(OH)2, Au, Cu, CuO.

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 6. Để phân biệt các dung dịch không mầu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3 . Ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Ba(OH)2

B. BaCl2

C. quỳ tím

D. dd iot

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đểm)

Câu 7 (2 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn:

a. NH4Cl + NaOH → ? + ? + ?

b. Cu + HNO3 loãng→ NO + ? + ?

Câu 8 ( 1điểm)

a. Tính pH của dung dịch HNO30,001M.

b. Khi cho quỳ tím vào dung dịch trên thì xảy ra hiện tượng gì?

Câu 9 (1 điểm) Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn khi cho dung dịch HCl dư và dung dịch NaOH dư lần lượt tác dụng với dd NaHCO3.

Câu 10 (2 điểm) ).

a. Cho 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4 M và HNO30,6M. Để làm kết tủa hết ion Cl trong A cần cho vào bao nhiêu ml dd AgNO3 0,5M?

b. Cho 200 ml dung dịch A vào 800 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1875M. Tính pH của dung dịch sau phản ứng.

Câu 11 (1 điểm) Hoà tan 12,8 gam kim loại M hóa trị II bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 8,96 lít (đktc) khí NO2. Viết phương trình phản ứng và xác định tên của M?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Hóa lớp 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đ/a

B

C

C

B

B

A

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu

Tổng điểm

Nội dung cần đạt

Điểm

7

2 đ

a. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

pt ion rút gọn: NH4+ + OH → NH3 + H2O

b. 3Cu + 8HNO3 loãng → 2NO + 3Cu(NO3)2 + 4H2O

3 Cu + 8H+ + 2NO3 → 2NO + 3 Cu2+ + 4H2O

0,5

0,5

0,5

0,5

8

a. [H+] = 0,001M = 10-3M → pH= 3

b. quỳ tím chuyển sang màu đỏ

0,5

0,5

9

1. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 +H2O

Ion rút gọn: H+ + HCO3 → CO2 +H2O

2. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Ion rút gọn: OH + HCO3 → CO32- + H2O

0,25

0,25

0,25

0,25

10

a. Số mol H+ = 0,2. (0,4 + 0,6) = 0,2 (mol)

Số mol Cl = 0,08 (mol)

Số mol NO3 = 0,12 (mol)

PTHH : Ag+ + Cl → AgCl¯

Số mol AgNO3 = số mol Cl = 0,08 mol => Vdd AgNO3 = 0,08/ 0,5 = 0,16 (lít) hay 160 ml

b. Số mol OH = 2. 0,8. 0,1875 = 0,3 (mol)

số mol H+ = 0,2mol

PTHH : H+ + OH → H2O

pư 0,2 0,2 (mol)

Dung dịch sau pư có môi trường kiềm:

số mol OHdư = 0,3-0,2 = 0,1 mol

[OH ]dư = 0,1/1 = 0,1 M3 → pH= 14+lg 0,1= 13

1,0

1,0

11

-pthh: M + 4HNO3 → M(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (1)

– số mol NO2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol

Theo pt (1) số mol M = ½ số mol NO2 = 0,2 mol

⇒ M = 12,8/0,2 = 64. Vậy kim loại cần tìm là đồng (Cu)

0,5

0,5

Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Sinh

Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Sinh

I. Phần trắc nghiệm (5đ)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

A. N2+, NO3

B. N2+, NH3+

C. NH+4, NO3

D. NH4, NO+3

Câu 2. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

A. miệng, dạ dày, ruột non

B. miệng, thực quản, dạ dày

C. thực quản, dạ dày, ruột non.

D. dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 3. Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách:

A. cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

B. một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ

C. nhờ rễ chính

D. cả A và B

Câu 4. Nhận định nào sau đây sai ?

A. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn thực vật không hô hấp sáng.

B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4 hoặc xảy ra rất yếu.

C. Các loài thực vật không xảy ra hô hấp sáng thường phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.

D. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4.

Câu 5. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

A. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> ruột -> hậu môn

B. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> diều -> ruột -> hậu môn

C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> diều -> ruột -> hậu môn

D. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn

Câu 6. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?

A.Cung cấp năng lượng chống chịu

B.Tăng khả năng chống chịu

C.Tạo ra các sản phẩm trung gian

D.Miễn dịch cho cây

Câu 7. Tiêu hóa là quá trình:

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

B. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng

C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 8.Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

C, Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

Câu 9. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:

A. APG (axit phốtphoglixêric).

B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).

C. AM (axitmalic).

D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Câu 10. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

A.Nhóm thực vật CAM.

B.Nhóm thực vật C4 và CAM.

C. Nhóm thực vật C3.

D. Nhóm thực vật C4

Câu 11.Quá trình cố định nitơ trong khí quyển (nitơ phân tử) nhờ nhóm sinh vật:

A. vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh.

B. vi khuẩn kí sinh

C. vi khuẩn cộng sinh

D. vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn cộng sinh.

Câu 12.Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:

A Lúa.

B. Đậu tương.

C. Củ cải.

D. Ngô.

Câu 13. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?

Ở chất nền. B.Ở tilacôit

Ở màng ngoài. D.Ở màng trong.

Câu 14. Phương trình nào dưới đây là đúng với bản chất của quá trình quang hợp:

A. C6H12O6 + 6O2→ 6CO6 + 6H2O.

B. C6H12O6 + 6O2 →6CO6 + 6H2O.

C. 6CO2 + 6H2O →C6H12O6 + 6O2.

D. 6CO2 + 12H2O →C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.

Câu 15. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

A. Đường phân.

B.Chu trình crep.

C. Tổng hợp Axetyl – CoA.

D.Chuỗi chuyển êlectron.

Câu 16. Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến hàng trăm mét ở cây?

A. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.

B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau .

C. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.

D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.

A. II, IV

B.II, III.

C. III, IV.

D. I, IV.

Câu 17. Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 – điphôtphat).

B. Khử APG thành ALPGtái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 – điphôtphat) cố định CO2.

C. Cố định CO2 khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 – điphôtphat) cố định CO2.

D. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 – điphôtphat) khử APG thành ALPG.

Câu 18. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.

Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.

Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.

Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.

Câu 19. Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ?

A. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

B. Là những nguyên tố gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

C. Không thể thay thế bởi các nguyên tố nào khác dù chúng có tính chất hóa học tương tự.

D. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn 18-HD/BTCTW Hướng dẫn chính sách tinh giản biên chế

Câu 20. Hiện nay, người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?

Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2cao.

Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.

Bảo quản khô. IV. Bảo quản lạnh.

A. I, II, IV.

B.II, III, IV.

C. I, III, IV.

D. I, II, III.

II. Phần tự luận ( 5đ)

Câu 1 (2 điểm)

Cho hình ảnh sau:

a. Hãy cho biết tên của chu trình

b. Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình trên

Câu 2. (3 điểm) Hãy quan sát vào hình ảnh A và hình ảnh B bên dưới và trả lời các câu hỏi

(Hình vẽ trong file tải)

a. Hãy xác định hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thịt và hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật.

b. Hãy chỉ ra những căn cứ để xác định dạ dày và ruột của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

c. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
1 Răng
2 Dạ dày
3 Ruột non
4 Manh tràng

Đáp án đề thi Sinh 11 giữa học kì 1

I. Trắc nghiệm

Câu Mã 135
1 C
2 A
3 D
4 A
5 D
6 C
7 D
8 B
9 D
10 C
11 A
12 B
13 B
14 D
15 A
16 A
17 C
18 B
19 B
20 C

Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí năm 2021

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lý

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TL

TN

1

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI

A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước

3

2.25

1

1.25

4

3.5

10

A.2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá

3

2.25

1

1.25

4

3.5

10

A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

4

3

2

2.5

1b*

1

8

6

1

13.5

25

A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực

6

4.5

4

5

10

9.5

25

2

B. KỸ NĂNG

B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ

4

5

4

5

10

B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê

1(a,b*)

10

1

10

20

Tổng

16

12

12

15

1

10

1

8

28

2

45

100

40

30

20

10

70

30

70

30

100

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

– Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu tự luận được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Các câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng gồm ý a và chọn một trong số các ý b*.

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa lí

I. TRẮC NGHIỆM ( 7đ )

1. CÂU HỎI MĐ NB ( Nhận biết )

A 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

Câu 3. Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là

A. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.

B. khoa học được ứng dụng vào sản xuất.

C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

D. quy trình sản xuất được tự động hóa.

A2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa

Câu 4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 5. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. thành phần chủng tộc.

B. mục tiêu và lợi ích phát triển.

C. lịch sử dựng nước, giữ nước.

D. trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 6. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Thị trường chung Nam Mĩ

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Câu 7. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

A. ở hầu hết các quốc gia.

B. chủ yếu ở các nước phát triển.

C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.

D. chủ yếu ở châu Phi.

Câu 8. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thiếu việc làm

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước

C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.

D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt

Câu 9. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. xuất hiện nhiều động đất

B. nhiệt độ Trái Đất tăng

C. băng ở vùng cực ngày càng dày

D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi

Câu 10. Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. Chất thải ra môi trường không qua xử lí.

A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Câu 11. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

A. than và uranium.

B. dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. sắt và dầu mỏ.

D. đồng và kim cương.

Câu 12. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Trung Á?

A. Uzbekistan.

B. Kazakhstan.

C. Iran.

D. Afghanistan.

Câu 13. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Câu 14. Dòng sông có ý nghĩa như dòng sữa mẹ, gắn liền với nền văn minh cổ đại ở châu Phi là sông

A. Ô-bi

B. A-ma-dôn

C. Nile

D.Von-ga

Câu 15. Những tài nguyên tự nhiên nào của châu Phi đang bị khai thác mạnh?

A. Động vật và rừng

B. Khoáng sản và rừng

C. Nước và khoáng sản

D. Biển và khoáng sản

Câu 16. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là

A. quặng kim loại màu, kim loại quý, vật liệu xây dựng.

B. quặng kim loại đen, nhiên liệu, vật liệu xây dựng.

C. quặng kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu.

D. quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.

2. CÂU HỎI MĐ HIỂU

A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước

Câu 17. Trong các công nghệ trụ cột, công nghệ nào giúp các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?

A. Năng lượng.

B. Vật liệu

C. Thông tin.

D. Sinh học.

A2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá

Câu 18. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế

C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

A3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Câu 19. Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là

A. thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. mực nước ngầm hạ thấp.

C. suy giảm hệ sinh vật.

D. băng tan nhanh.

Câu 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là

A. khai thác rừng bừa bãi.

B. nạn du canh du cư.

C. lượng chất thải công nghiệp tăng.

D. săn bắt động vật quá mức.

A4. Một số vấn đề châu lục và khu vực

Câu 21. Tại sao áp dụng các biện pháp thủy lợi là giải pháp cấp bách đối với đa số các nước Châu Phi?

A. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

B. Nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa.

C. Nhiều nơi có nguy cơ ngập do nước biển dâng.

D. Thường xuyên bị mưa bão, ngập lụt trên diện rộng.

Câu 22. Nhiều nước Mĩ La Tinh, dân cư còn nghèo đói, nguyên nhân không phải là do

A. tình hình chính trị không ổn định.

B. phần lớn người dân không có đất canh tác.

C. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.

D. hạn chế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động.

Câu 23. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. nguồn lao động.

B. bảo vệ rừng.

C. giải quyết nước tưới.

D. giống cây trồng.

Câu 24. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu, nghèo sâu sắc.

B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ

Câu 25. Cho vào bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm (Đơn vị:%)

Năm 2000 2005 2017
An-grê-ri 2,4 5,9 1,3
CH Công-gô 8,2 7,8 -3,1
Nam Phi 3,5 5,3 1,4

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu phi

A. khá ổn định

B. không ổn định

C. đều cao như nhau

D. không chênh lệch

Câu 26. Cho biểu đồ:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2005 (Đơn vị:%)

Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ

B. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già

C. Nhóm nước phát triển có tỉ lệ nhóm tuổi 15 – 64 cao

D. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ

Câu 27. Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở Mĩ Latinh qua các năm (Đơn vị:%)

Năm 2005 2010 2013
Grê-na-đa 13,3 -0,5 2,4
Bra-xin 3,2 7,5 2,5
Chi-lê 5,6 5,8 4,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không ổn định

C. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều cao như nhau

D. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không chênh lệch

Câu 28. Cho bảng số liệu:

Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và 2014

Năm 2010 2014
Châu Phi 55 59
Châu Mỹ 75 76
Châu Á 70 71
Châu Âu 76 78
Châu Đại Dương 76 77
Thế giới 69 71

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.

B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới.

C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.

D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau.

II . TỰ LUẬN (3đ )

VẬN DỤNG

Câu 1. Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC NƯỚC MĨ LA TINH,

GIAI ĐOẠN 1985-2010 (Đơn vị: %)

Năm

1985

1990

1995

2000

2004

2010

Tốc độ tăng trưởng GDP

2,3

0,5

0,4

2,9

6,0

5,9

a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985- 2010.

b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985-2010.

VẬN DỤNG CAO

Câu 2. Đồng Nai là một địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở địa phương, theo em, cần chú ý những vấn đề gì?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 11

I. TRẮC NGHIỆM

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

D

C

B

B

B

D

C

B

B

A

B

C

C

A

CÂU

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

C

B

D

C

C

D

A

C

C

B

B

D

B

B

II. TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

VẬN DỤNG

1

a) Vẽ biểu đồ:

– Học sinh vẽ đúng biểu đồ cột, đúng tỉ lệ khoảng cách năm, đúng tỉ lệ %, điền đầy đủ thông tin (đơn vị, tên biểu đồ…)

– Vẽ sai hoặc thiếu một trong những yêu cầu trên trừ – 0,25đ

(Vẽ biểu đồ khác không tính điểm)

1,5

b)Nhận xét:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2010 khá cao nhưng thiếu ổn định (d/c).

(Nếu HS không nêu dẫn chứng trừ – 0,25 điểm)

0,5

VẬN DỤNG CAO

2

Cần chú ý những vấn đề sau:

1,0

– Hs trình bày được việc phát triển mạnh về CN, tập trung đông dân sẽ dẫn đến những vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường không khí; ô nhiễm môi trường nước…

– HS đưa ra được một số giải pháp để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường địa phương như: cắt giảm lượng khí thải; trồng nhiều cây xanh; xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường;…

(Tùy ý kiến cá nhân của mỗi HS, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa không quá 0,75 điểm)

0,25

0,75

………………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 11 năm 2021 – 2022 25 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 (8 Môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *