Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường) Câu hỏi thi giáo viên dạy giỏi khối Mầm non ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non Cấp trường là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn.

Nội dung trong đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường bao gồm 2 phần thi: phần trắc nghiệm và phần tự luận giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non – Đề 01

Phần 1: Phần thi trắc nghiệm: (10 điểm)

Câu 1. Mục tiêu nào dưới đây giáo dục kỷ năng sống?

a, Rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm

b) Giúp trẻ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

c, Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tinh, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hào hoà trong tương lại

d, Tất cả các ý trên.

Câu 2: Những phương pháp nào dưới đây phát huy mạnh hơn tính tích cực nhận thức của trẻ

a) Vấn đáp, tìm tòi, khám phá

b) Thuyết minh – giải thích, minh họa

c) Làm thí nghiệm – giải thích, minh họa

d) Trẻ thực hành, quan sát, tìm tòi

Câu 3. Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là

a) Tăng cường thực hành vận dụng kiến thức

b) Phát huy tính tích cực của trẻ

c. Dạy kiến thức cơ bản, vững chắc

Câu 4. Vai trò của cô giáo trong phương pháp dạy học tích cực

a) Truyền đạt nội dung kiến thức gần gũi trẻ.

b) Gợi mở, hướng dẫn trẻ trong các hoạt động tìm tòi khám phá.

c) Tích cực sử dụng các thiết bị nghe nhìn.

Câu 5: Tư duy trực quan hình tượng là kiểu tư duy đặc trưng của lứa tuổi nào?

a) Từ 3 – 4 tuổi.

b) Từ 4 – 5 tuổi.

c) Từ 5 – 6 tuổi.

Câu 6: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động nào sau đây đóng vai trò chủ đạo?

a) Hoạt động lao động.

b, Hoạt động học.

c, Hoạt động vui chơi.

Câu 7: Khi xây dựng các góc hoạt động ta căn cứ vào phương án nào?

a) Diện tích phòng học và đồ dùng học liệu.

b, Nội dung cụ thể từng chủ điểm.

c) Độ tuổi và số trẻ trong lớp.

d) Tất cả các phương án trên.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 01/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn

Câu 8: Theo bạn khi tổ chức 1 hoạt động trên tiết học cho trẻ mẫu giáo thì chọn bao nhiêu nội dung trọng tâm và bao nhiêu nội dung kết hợp là hợp lý nhất?

a, 1 nội dung trọng tâm và 1-2 nội dung kết hợp.

b, 2 nội dung trọng tâm và 2 nội dung kết hợp.

c, 1 nội dung trọng tâm và 2-3 nội dung kết hợp.

Câu 9: Theo Điều lệ trường mầm non giáo viên có quyền nào sau đây?

a) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Được thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng, Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

c) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non gồm những nội dung nào sau đây:

a, Vệ sinh da, vệ sinh bàn tay, rữa mặt, vệ sinh răng miệng, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, đi bô, vệ sinh quần áo, dày dép.

b, Vệ sinh răng miệng, mặt, quần áo, dày dép, nguồn rác thải

c, Vệ sinh răng miệng, mặt, quần áo, dày dép, vệ sinh phòng học.

Phần 2: Phần thi tự luận: (10 điểm)

Phần dành cho giáo viên nhà trẻ:

Câu 1: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 – 3 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp? (2 điểm)

Phần dành cho giáo viên mẫu giáo:

Câu 2: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 – 5 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp? (2 điểm)

Phần câu hỏi chung:

Câu 3: Đồng chí hãy chọn hoạt động Dạo chơi ngoài trời, Chơi các góc buổi

sáng hoặc hoạt động chiều soạn theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hãy nêu nội dung đánh giá cuối ngày của trẻ ở lớp mình phụ trách? Việc đánh giá trẻ có ý nghĩa như thế nào trong công tác chăm sóc giáo dục? (3 điểm)

Câu 4: Đồng chí hãy nêu chủ đề năm học 2015 – 2016. Đồng chí đã làm gì tại lớp mình phụ trách để thực hiện tốt chủ đề đó? (3 điểm)

Đáp án đề thi

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: d.

Câu 2: d.

Câu 3: b.

Câu 4: b.

Câu 5: c.

Câu 6: c.

Câu 7: d

Câu 8: a.

Câu 9: a. c

Câu 10: a.

II. Phần thi tự luận:

Câu 1:

* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 – 3 tuổi trong một ngày:

Tham khảo thêm:   Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

– Gạo: 150 – 200g

– Thịt( cá, tôm, trứng): 120 – 150g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng

– Sữa: 400 – 500ml

– Dầu mỡ: 30 – 40 g

– Rau xanh: 100 – 120g

– Quả chín: 150 – 200g

* Cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ

– Chuẩn bị và chăm sóc trước bữa ăn:

+ Kê bàn ghế ngay ngắn, khoảng cạch đủ cho các cháu đi lại được, giáo viên dễ bao quát.

+ Chuẩn bị 01 bàn và 01 khăn lau bàn riêng để giáo viên chia thức ăn.

+ Chuẩn bị khăn lau miệng ẩm, trời lạnh khăn phải đủ ấm.

+ Giáo viên phải rữa sạch tay trước khi chia thức ăn, cho trẻ vệ sinh tay.

+ Giáo viên nhận và kiểm tra thức ăn theo đúng thực đơn quy định của ngày, nhận và kiểm đồ dùng: Bát, thìa, môi…

+ Chia thức ăn cho trẻ, giáo viên chia tại bàn chia ăn rồi mới đua phát cho trẻ.

– Trong bữa ăn:

+ Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, hướng dẫn trẻ mời cô và các ban ăn, hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, xúc cơm ăn không bị rơi vãi.

+ Với trẻ nhà trẻ giáo viên phải xúc cho trẻ, nếu trẻ ngồi chưa vững giáo viên phải bế trẻ.

+ Bao quát giời ăn, động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất

+ Trẻ đang ăn mà khóc, buồn ngủ, giáo viên phải tàm ngừng cho trẻ ăn, sau khi trẻ ngủ dậy hoặc trẻ nín mới cho ăn tiếp.

– Sau bữa ăn:

+ Giáo viên hướng dẫn trẻ dùng khăn lao miệng và rủa tay.

* Biện pháp giúp trẻ phục hồi suy dinh dưỡng tại lớp:

– Tìm ra nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng: Do quá trình nuôi dưỡng, dị tật, kinh tế gia đình, trẻ bị ốm đau, biếng ăn.

– Phát hiện các dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng như: Như trẻ không tăng cân, rối loạn tiêu hóa, da xanh xao.

– Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo tháng tuổi, nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.

– Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng…

– Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

– Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao.

– Cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.

– Gia đình nên có thực đơn phù hợp với nhà trường đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.

– Thường xuyên tắm rữa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

– Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đảm bảo đủ ánh sáng

– Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.

– Ngoài ra phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ Tìm ra các nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp cụ thể, phù hợp với mỗi trẻ suy dinh dưỡng.

– Phối hợp với nhà trường tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để hạ số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp nhất có thể.

Câu 2:

* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 – 5 tuổi trong một ngày:

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đăng ký dự tuyển lao động (song ngữ)

– Gạo: 200 – 300 g

– Thịt( cá, tôm, trứng): 200 g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng

– Sữa: 400 – 500 ml

– Dầu mỡ: 30 – 40 g

– Rau xanh: 120 – 150 g

– Quả chín: 200 – 300 g

Câu 3:

* Nội dung đánh giá trẻ:

– Đánh giá về sức khoẻ trẻ trong ngày

– Đánh giá những cảm xúc của trẻ qua các hoạt động trong ngày.

– Đánh giá kỹ năng của trẻ qua các hoạt động trong ngày.

* Ý nghĩa:

– Hiểu và nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen hành vi của từng trẻ nhằm giúp giáo viên lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp nhằm phát triển thể chất, tình cảm.

– Dựa vào đánh giá nhằm giúp giáo viên có sự điều chỉnh trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.

– Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.

Câu 4:

* Chủ đề năm học: Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện trong trường học.

* Những việc đã làm:

– Tạo môi trường xanh:

+ Trồng thêm cây xanh, bố trí phù hợp với vị trí trong và ngoài lớp.

+ Trồng thêm các loại hoa nhằm tạo cảm giác thoải mái cho trẻ

+ Tạo góc cây xanh ở ngoài lớp

– Tạo môi trường sạch:

+ Thường xuyên giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ môi trường (không vứt rác bừa bãi), chăm sóc cây xanh, vệ sinh các đồ dùng cá nhân, lớp sạch sẽ- ngăn nắp và gọn gàng; Bảo vệ cơ sở vật chất ( giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị ở lớp)

+ Kiểm tra công trình vệ sinh thường xuyên quét dọn không để bốc mùi hôi khai gây ô nhiễm môi trường.

+ Sắp xếp lại các góc trong lớp học ngăn nắp – sạch sẽ.

– Tạo môi trường đẹp, thân thiện:

+ Lớp học trang trí đẹp, theo đúng chủ đề chủ điểm hàng tháng

+ Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng, bố trí các góc hợp lý mang tính thẫm mỹ cao.

+Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ, giáo viên và trẻ.

+ Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực và tệ nạn xã hội trong trường học.

+ Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng cảnh quan sư phạm để thực sự đạt tiêu chuẩn ” Xanh- sạch – đẹp”, an toàn trong trường học.

+ Thực hiện tốt công tác phòng chống, cháy nổ, điện giật, các khu vui chơi…để đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Nâng cao ý thức về công tác VSATTP, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống ngộ độc thực phẩm xảy ra ở các động vật, gia cầm…

* Giáo dục cho trẻ tham gia đảm bảo VSATTP như: vệ sinh cá nhân trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh trường, lớp và các hành vi văn minh nơi công cộng.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường) Câu hỏi thi giáo viên dạy giỏi khối Mầm non của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *