Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 6 đề ôn thi, là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề ôn thi học kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài 60 phút. Đề ôn thi cuối kì 2 Hóa học 10 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là TOP 6 Đề ôn thi học kì 2 Hóa học 10 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề ôn thi cuối kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Tốc độ phản ứng là

A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Tham khảo thêm:   Mẫu tờ khai căn cước công dân Cách ghi tờ khai căn cước công dân

Câu2. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

(1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt.

A. (1),(3)
B. (2),(4)
C. (1),(2),(4)
D. (1),(2),(3),(4)

Câu 3. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?

A. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
B. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
C. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
D. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.

Câu 4. Cho phản ứng hóa học. A(k) + 2B(k) + nhiệt → AB2(k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu

A. Tăng áp suất
B. Tăng thể tích của bình phản ứng.
C. Giảm áp suất.
D. Giảm nồng độ của A

Câu 5: Cho phản ứng. Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?

A. 10-2.
B. 10-3.
C. 10-4;.
D. 10-5.

Câu 6: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên:

Tham khảo thêm:   Thông tư số 27/2012/TT-BGTVT Quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải

A. 18 lần.
B. 27 lần.
C. 243 lần.
D. 729 lần.

Câu 7. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là:

A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. có tính oxi hóa mạnh
C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
D. tác dụng mạnh với nước

Câu 8. Nguyên tử có số nơtron là:

A. 18
B. 17
C. 20
D. 35

Câu 9. Số oxi hóa của nguyên tố clo trong KClO3

A.+1
B. +3.
C. +7.
D. +5.

Câu 10. Ở điều kiện thường halogen nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn?

A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2

Câu 11. Khí Cl2không tác dụng với

A. khí O2
B. H2O
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch NaOH

Câu 12. Cho phản ứng sau: Cl2 + NaOH X + Y + H2O. Clo đóng vai trò gì trong phản ứng trên?

A. Chỉ là chất khử
B. Chỉ là chất oxi hoá
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
D. Không phải là chất oxi hoá , không phải là chất khử

II. Phần tự luận

Câu 13: Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:

a. Đốt nóng sợi dây Iron rồi cho vào bình khí chứa khí chlorine.

b. Sục khí Chlorine vào dung dịch Sodium Bromine

c. Sục khí Chlorine vào dung dịch Sodium Hydroxide

d. Sục khi Fluorine vào nước nóng.

Câu 14:Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid:

Tham khảo thêm:   Thông tư số 27/2011/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực

4NH3(g) +5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)

Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.

Câu 15:Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? (Cho Mn= 55, Cl = 35,5, O = 16).

Câu 16:Để hoà tan hết một mẫu Mg trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Mg đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Mg đó trong dung dịch nói trên ở toC thì cần thời gian là 60s. Tính giá trị của toC.

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *