Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 học kì 1 Bài kiểm tra 15 phút lớp 6 môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 học kì 1 được Wikihoc.com đăng tải ngay trong bài viết dưới đây.

Đây là đề kiểm tra 15 phút nhằm đánh giá kiến thức môn Vật lý học kì 1 của các bạn học sinh. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo phục vụ việc ra đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 học kì 1 – Đề 1

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của lò xo là đúng?

A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: Trường hợp lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

B. Độ biến dạng lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo giãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Tham khảo thêm:   Viết bài giới thiệu thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) - Lịch sử 7 Bài 13 KNTT

Câu 2: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.

C. Lục hút của Trái đất.

D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

Câu 3: Trọng lượng của một vật 20 g là

A. 0,02 N.

B. 0,2 N.

C. 20 N.

D. 200 N.

Câu 4: Đơn vị trọng lượng là gì?

A. N

B. N.m

C. N.m2

D. N/m3

Câu 5: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3; thể tích tích 50 dm3. Khối lượng của vật là

A. 390 kg.

B. 312 kg.

C. 390000 kg.

D. 156 kg.

Câu 6: Các lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của Trái đất lên các vật.

B. Lực hút của mặt trời lên Trái đất.

C. Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.

D. Lực mà cung tác dụng lên mũi tên.

E. Lực cản của nước tác dụng lên tàu đang chuyển động.

B. TỰ LUẬN

Câu 7: Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai cân cho cùng một quả. Nếu mang cả hai cân này và vật đến Bắc cực thì chỉ số hai cân có còn giống nhau không? Cân nào chỉ đúng?

Đáp án

Câu 1: Chọn B

Câu 2: Chọn B

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn A.

Câu 5: Chọn A.

Câu 6: Trong các lực đã nêu, lực đàn hồi là các lực:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Vườn quê của Gió Phương Nam (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 11

C. Lực kéo của một sợi dây khi treo vật nặng vào.

D. lực mà cung tác dụng lên mũi tên.

Câu 7: Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng Xích đạo. Khi đó hai cân cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai cân này đến vùng cực Bắc thì số chỉ hai cân sẽ không giống nhau nữa. Cân Rôbecvan chỉ đúng còn lực kế chỉ không đúng.

Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 học kì 1 – Đề 2

Đề bài

Câu 1: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo độ dài?

A. Thước dây. B. Thước mét.

C. Thước kẹp. D. Compa.

Câu 2: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

D. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.

Câu 3: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là

A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.

B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. Độ dài của thước.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là?

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Âm nhạc - Đề 1 Đề kiểm tra môn Nhạc

A. 45 cm3

B. 55 cm3

C. 100 cm3

D. 155 cm3

Câu 5: Một con chim muốn uống nước trong cái lọ, nó dùng mỏ gắp từng hòn sỏi cho vào lọ, nước trong lọ dâng lên. Thể tích nước trong lọ dâng lên bằng:

A. Thể tích của một hòn sỏi.

B. Thể tích của nước trong lọ.

C. Tổng thể tích của các hòn sỏi.

D. Thể tích của cái lọ.

B. TỰ LUẬN

Câu 6: Để đo diện tích của một cái sân có kích thước khoảng 14 x 19 (m), bạn A dùng thước cuộn có GHĐ 20 m, bạn B dùng thước xếp có GHĐ 1 m. Theo em, em lựa chọn phép đo của ai?

Câu 7: Hãy biến đổi các đơn vị:

a) 0.4m3 =… dm3 =… lít.

b) 25 lít = … m3 = … cm3.

c) 11ml = … cm3 = … lít.

d) 3m3 = … lít = … cm3.

Đáp án

Câu 1: Chọn D.

Câu 2: Chọn c.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn A.

Câu 5: Chọn C.

Câu 6: Lựa chọn phép đo dùng thước của bạn A vì chỉ cần số lần đo ít nhất.

Câu 7: a) 0,4 m3 = 400 dm3 = 400 lít.

b) 25 lít = 0,25 m3 = 25000 cm3.

c) 11 ml = 11 cm3 = 0,011 lít.

d) 3 m3 = 3000 lít = 3000000 cm3.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 6 học kì 1 Bài kiểm tra 15 phút lớp 6 môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *