Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 4 (Có đáp án) Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Bộ đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 4. Bộ đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh lớp 8 hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Bộ đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8

Đề 1:

Câu 1: Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).

Câu 2: Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam Fe, thu được Fe2O3. Giá trị của a đem dung là bao nhiêu? Lấy N = 6.1023

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:Ví dụ: Oxi tác dụng với hầu hết các chất ở nhiệt độ cao:

4P + 5O2 −to→ 2P2O5; C + O2 −to→ CO2

3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4; S + O2 −to→ SO2

Câu 2: Số nguyên tử oxi = nO2 x 6.1023 → nO2= 0,36N/N = 0,36 (mol)

Phản ứng: 4Fe + 3O2 −to→ 2Fe2O3 (1)

(mol) 0,48 ← 0,36

Từ (1) → nFe = 0,48 (mol) → mFe = 0,48 x 56 = 26,88 (gam).

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Chưa đủ để giữ em

Đề 2:

Câu 1: Đốt cáy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).

Câu 2: Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1,5.1024 phân tử khí oxi. Hãy tính giá trị của a.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Ta có: nCH4= 3,36/22,4 = 0,15 (mol)

Phản ứng: CH4 + 2O2 −to→ CO2 + 2H2O (1)

(mol) 0,15 → 0,3

Từ (1) → nO2= 0,3 (mol) → VO2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)

Vì VKK = 5VO2 → VKK = 5 x 6,72 = 33,6 (lít)

Câu 2: Ta có: nO2= (1,5.1024)/(6.1023) = 2,5 (mol)

Theo phản ứng: nC = nO2 = 2,5 (mol) → mC = a = 2,5 x 12 = 30 (gam)

Đề 3:

Câu 1: Phản ứng hóa hợp là gì? Nêu ví dụ minh họa.

Câu 2:

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.

b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

Câu 3: Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 0,2 mol khí oxi thì khối lượng khí cacbonic thu được là bao nhiêu?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl ; 3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4

Câu 2:

Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín, ta thấy ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, vì khi cây nến cháy, lượng oxi trong lọ thủy tinh sẽ giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ tắt.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 11 (Có ma trận, đáp án)

Khi tắt đèn cồn, người ta đậy nắp đèn lại để ngăn không cho cồn và không khí tiếp xúc (trong không khí có oxi).

Câu 3: Phản ứng: C + O2 −to→ CO2 (1)

(mol) 0,2 ← 0,2 → 0,2

Vì nC : nO2= 1 : 1 và nC = 0,3 mol > nO2= 0,2 mol

→ sau phản ứng (1) thì cacbon dư: nC dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)

Từ (1) → nCO2= 0,2 (mol) → mCO2= 0,2 x 44 = 8,8 (gam)

Đề 4:

Câu 1: Hãy giải thích vì sao:

a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm?

b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?

c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?

Câu 2: Cho 2,16 gam một kim loại R hóa trị (III) tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2O3. Xác định tên và kí hiệu hóa học của kim loại R.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm vì khí oxi nặng hơn không khí.

Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí, vì ở trong bình chứa oxi, bề mặt tiếp xúc của các chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

Tham khảo thêm:   Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn Mẫu xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn mới nhất

Bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt, vì oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể con người sinh ra năng lượng để duy trì sự sống.

Câu 2: Phản ứng:

4R + 3O2 −to→ 2R2O3

(gam) 4R 2(2R+48)

(gam) 2,16 4,08

4R/2,16 = (2(2R+48))/4,08

1,92R = 51,84 ↔ R = 27 : Nhôm (Al).

Đề 5:

Câu 1: Cho các oxit có công thức hóa học như sau:

a) SO3; b) N2O5; c) CO2;

d) Fe2O3; e) CuO; g) CaO.

Những chất nào thuộc loại oxit bazơ, những chất nào thuộc loại oxit axit?

Câu 2: Cho các công thức oxit sau: Fe2O3, Al2O3, P2O5, NO2, ZnO, CO2, N2O, Cu2O, FeO. Hãy đọc tên các công thức oxit trên.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO.

Oxit axit: SO3, N2O5, CO2.

Câu 2:

Fe2O3: sắt (III) oxit Al2O3: nhôm oxit

P2O5: điphotpho pentaoxit NO2: nitơ đioxit

ZnO: kẽm oxit CO2: cacbon đioxit

N2O: đinitơ oxit Cu2O: đồng (I) oxit

FeO: sắt (II) oxit

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 4 (Có đáp án) Đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *