Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 12 7 Đề kiểm tra 45 phút lớp 12 môn Hóa chương Cacbohiđrat ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học, Download.com.vn xin giới thiệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 12.

Tài liệu bao gồm 7 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã học trong chương II môn Hóa học làm nền tảng chuẩn bị cho bài thi cuối học kì I. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 12

(CHO NGUYÊN TỬ KHỐI: H = 1; O = 16; N=14; K=39; C=12; Ag= 108; Ca = 40; Na = 23)

Câu 1: Để hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol triolein cần dùng tối đa bao nhiêu mol H2?

A. 0,6.

B.0,2.

C. 0,4.

D. 1,2.

Câu 2: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ vàsaccarozơ đều là những chất rắn ở điều kiện thường, dễtan trong nước.

B. Tinhbộtvà xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

C. Glucozơ và fructozơ là 2 chất đồng phân của nhau.

D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng cộng H2(Ni/t0).

Câu 3: Metyl propionat có công thức cấu tạo:

A. HCOOC3H7.

B. C2H5COOCH3.

C. C2H5COOH.

D. C3H7COOH .

Câu 4: Chất nào sau đây là este no, đơn chức, mạch hở?

A. HCOOCH=CH2.

B. CH3COOH.

C. HCOOCH3.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Nghịch Mệnh Sư

D. HCOOC6H5.

Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,76 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,32.

B. 19,24.

C. 18,84.

D. 14,64.

Câu 6: Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ ta có thể dùng thuốc thử là:

A. Cu(OH)2.

B. nước brom.

A. dung dịch AgNO3/NH3.

D. dung dịch NaOH.

Câu 7: Saccarozơ được cấu tạo từ:

A. 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β-fructozơ.

B. 2 gốc β-fructozơ.

C. nhiều gốc α-glucozơ.

D. 2 gốc α-glucozơ.

Câu 8: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?

A. Tráng gương, tráng ruột phích.

B. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.

C. Thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.

D. Nguyên liệu sản xuất PVC.

Câu 9: Hợp chất CH2=CH–COO–CH2–CH3 có tên gọi

A. vinyl propionat

B. etyl acrylat

C. etyl axetat

D. etyl propionat

Câu 10: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là:

A. 1

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 11: Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ là:

A. CH2OH[CHOH]4CHO.

B. CHO[CHOH]4CHO.

C. CH2OH[CHOH]3COCH2OH.

D. CH2OH[CHOH]4CH2OH.

Câu 12: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,6M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 9,0 gam.

B. 8,6 gam.

C. 8,2 gam.

D. 10,4 gam.

Câu 13: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. (C17H33COO)2C2H4.

B. CH3COOCH2C6H5.

C. C15H31COOCH3.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 7: Lesson 11 Unit 7 trang 126 Explore Our World (Cánh diều)

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. fructozơ.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. glucozơ.

Câu 15: Xà phòng hóa tripanmitin bởi dung dịch NaOH thu được muối có công thức là

A. C3H5(OH)3.

B. C17H35 COONa.

C. C17H31COONa.

D. C15H31COONa.

Câu 16: Dãy chất nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi?

A. C4H9OH, CH3COOCH3, C2H5COOH.

B. CH3COOCH3, C2H5COOH, C4H9OH.

C. CH3COOCH3, C4H9OH, C2H5COOH.

D. C2H5COOH, C4H9OH, CH3COOCH3.

Câu 17: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 64,8.

B. 90,0.

C. 75,6.

D. 72,0.

Câu 18: Cho các chất sau: etyl axetat, etanol, axit acrylic, tristearin và p-crezol. Trong các chất trên số chất phản ứng với dung dịch NaOH là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của este?

A. Dùng làm dung môi.

B. Dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.

C. Dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

D. Dùng để sản xuất chất dẻo như poli(metyl metacrylat).

Câu 20: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A. Glixerol, tinh bột, glucozơ.

B. Glucozơ, axit fomic, xenlulozơ.

C. Glucozơ, saccarozơ, fructozơ.

D. Andehit axetic, saccarozơ, glucozơ.

Câu 21: Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 5: Lesson 2 Unit 5 trang 36 Global Success (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tập 1

A. C2H5COOH; HCHO.

B. C2H5COOH; C2H5OH.

C. C2H5COOH; CH2=CH-OH.

D. C2H5COOH; CH3CHO.

Câu 22: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm ta thu được

A. muối của axit béo và ancol.

B. axit béo và glixerol.

C. muối và etylen glicol.

D. muối của axit béo và glixerol.

Câu 23: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc (có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng). Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là:

A. 30,0

B. 7,0 kg

C. 21,0 kg.

D. 42,0 kg

Câu 24: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,34 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,40 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là

A. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.

B. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.

C. HCOOCH3 và HCOOC2H5.

D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

Câu 25: Đun nóng 37,50 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 6,48 gam bạc. Giá trị của a là

A. 11,40.

B. 14,40.

C. 13,40.

D. 12,40.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 12 7 Đề kiểm tra 45 phút lớp 12 môn Hóa chương Cacbohiđrat của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *