Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh (Có đáp án) 3 đề đọc hiểu ôn thi vào lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh gồm 3 đề, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn thật tốt kỹ năng trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sắp tới.

Tri thức

Ngoài ra, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy, nhanh chóng trả lời những câu hỏi đề đọc hiểu thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 3 đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh – Đề 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?…

Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?

Tham khảo thêm:   Nội quy lao động

Đáp án đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2. Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: chứng minh, bình luận.

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.

Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục.

Đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh – Đề 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng:“Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-Nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn:“Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậỵ, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ồng xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, ông ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?…

Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35 – 36)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Tại sao trong giấy biên nhận, ông Xten-mét-xơ ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”?

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?

Câu 4. Thông điệp mà Anh/Chị tâm đắc nhất qua văn bản trên là gì?

Đáp án đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2: Trong giấy biên nhận, ông Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”. Lí do đó là:

  • Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la: vì vạch một đường thẳng là việc làm đơn giản, ai cũng thực hiện được nên chỉ cần tiền công bình thường.
  • Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la: Việc tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy không phải là việc làm đơn giản, dễ dàng, mà đó là công sức của trí tuệ, tài năng, phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của con người, không phải ai cũng có được. Cho nên cần phải được trả công xứng đáng.
Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Hưng Yên Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023

Câu 3: Việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm chọ máy hoạt động trở lại” nói lên sức mạnh của tri thức, chứng minh cho chân lí người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.

Câu 4:

HS trình bày suy nghĩ cá nhân về thông điệp qua văn bản. Có thể trả lời một trong các ý sau:

  • Cần đề cao vị trí, vai trò của tri thức trong cuộc sống;
  • Không nên có lối học thực dụng, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy giá trị về sau;
  • Phải biết dùng sự hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống bằng cái tâm trong sáng.

Đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh – Đề 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:

“… Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?

Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới”.

(Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2016, tr.35)

Câu 1: (0,5 điểm) Trong hai câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công.

Tham khảo thêm:   Công văn 2159/BHXH-BT Điều chỉnh số tiền đóng BHXH từ ngày 1/7

Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết về hình thức trong hai câu sau:
(1) Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. (2) Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại.

Câu 3: (0,5 điểm) Xác định các thành phần trong câu sau:

Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.

Câu 4: (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề gì?

Câu 5: (0,5 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của từ “tri thức” và “trí thức”.

Câu 6: (0,5 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em (trình bày từ 5 đến 7 dòng)?

Đáp án đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh

Câu 1: Trong hai câu văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:

Giải thích:

  • Liệt kê “ kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng…
  • Liệt kê: quân giới, giáo dục, y tế…

Câu 2: Phép liên kết về hình thức là:

Phép thế: “chuyên gia Xten-mét-xơ thành ông”.

Câu 3:

  • Trạng ngữ: Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
  • Chủ ngữ: Các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự.
  • Vị ngữ: đã huy động trí thức góp phần phá thủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.

Cân 4: Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề: “Tri thức là sức mạnh”

Câu 5:

  • Nghĩa của từ “tri thức”: Là kiến thức nhân loại, con người tiếp thu được phải trải qua thời gian lịch sử, không gian mới tạo thành. Tri thức gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
  • Nghĩa của từ “trí thức”: Là chủ thể (người đã qua đào tạo chuyên ngành, nắm vững kiến thức chuyên môn, lấy tri thức làm thủ pháp mưu sinh, lấy lao động trí óc làm nghề nghiệp).

Câu 6: Học sinh trình bày thông điệp theo cảm nhận của bản thân. Có thể tham khảo một vài ý sau:

  • Có được tri thức vững vàng, con người có thể làm giàu cuộc sống của mình, hiểu biết thêm về bản thân mình và hiểu thêm về cuộc sống. Và nhờ đó, con người trở nên hòa nhập hơn với cuộc sống của cộng đồng, xã hội.
  • Chúng ta phải thường xuyên trau dồi tri thức, bởi tri thức là sức mạnh giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, khẳng định bản thân, thực hiện mơ ước.
  • Có tri thức, con người có khả năng và bản lĩnh thực hiện được những dự định, lí tưởng của đời mình. Đóng góp cho xã hội những sáng kiến, phát minh, sáng chế của mình, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Tri thức là sức mạnh (Có đáp án) 3 đề đọc hiểu ôn thi vào lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *