Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Tây Tiến (Có đáp án) Các đề đọc hiểu bài Tây Tiến ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề đọc hiểu Tây Tiến của Quang Dũng gồm 3 đề có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt, để đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023 – 2024 sắp tới.

Tây Tiến đã vô cùng thành công khi tái hiện lên vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người nơi núi rừng Tây Bắc. Đồng thời cũng khắc họa được vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan trong tâm hồn của những chàng lính trẻ cùng bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề đọc hiểu Việt Bắc, Bộ 110 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

Đọc hiểu Tây Tiến – Đề 1

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”,

Câu 2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến?

Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ?

Câu 4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ .

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ trên là:

– Ở 4 câu thơ đầu, người lính Tây Tiến hiện ra với những bước chân Tây tiến vang dội, khí thế hào hùng và một thế giới tâm hồn hết sức lãng mạn

– Ở 4 câu cuối có giọng điệu trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội. Quang Dũng qua khổ thơ này đã bộc lộ sâu sắc sự gắn bó, ám ảnh, ghi nhớ hình ảnh về đồng đội những ngày gian khổ nơi núi rừng miền tây. “đoàn binh” âm Hán Việt đã gợi ra một khí thế hết sức nghiêm trang, hùng dũng.

Câu 2: Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến là: tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liệt của bệnh tật. Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất Hà Thành. Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng trọc, da xanh. Nhưng với sức sống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiện thực cuộc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạ thường. Người lính vẫn hiên ngang đầy khí phách:“ dữ oai hùm”., bút pháp lãng mạn đã xoá đi cái cảm giác tiều tụy, ốm yếu để nhấn mạnh đến sức mạnh khí phách của những người lính.

Tham khảo thêm:   Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt MBB-01 ban hành kèm Thông tư 37/2017/TT-BGTVT

Câu 3: Qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện là:

– Hình ảnh lạ, sáng tạo độc đáo

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” .

  • Mộng lập công danh: có ý chí, khát vọng lớn lao.
  • Bên trong cái dữ dằn, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương:Trong khổ cực, gian khó vẫn giữ được cái mơ mộng, lãng mạn của đất Hà Thành thanh lịch. Họ sống với cả những giấc mộng “dáng kiều thơm”, sống với nỗi nhớ da diết cái đẹp trong cuộc sống thanh bình.

Câu 4: Ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ là: biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính: sự thanh thản, nhẹ nhõm khi đón nhận cái chết.

Đọc hiểu Tây tiến – Đề 2

“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản

Câu 3. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.

Câu 4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 5. Anh/ chị hãy viết 1 bài văn trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những người lính trong thời đại xưa và nay

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.

Câu 2. Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh)

Câu 3. Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sử dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.

Câu 4. Phép tu từ nói giảm được thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng.

Câu 5. Học sinh có thể tham khảo gợi ý sau để viết bài:

– Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:

+ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, có bóng dáng của các tráng sĩ thời xưa: Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống .

+ Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt game tô màu theo số No.Pix

– Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn:

+ Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.

+ Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hòa nhập vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.

Về vẻ đẹp của người lính trong thời đại ngày nay: dũng cảm ,ngày đêm chiến đấu quên mình để bảo vệ biển đảo quê hương ( dẫn chứng ), đó là những phẩm chất cao đẹp đã trở thành truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ.Người lính vẫn mang trong mình lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng, lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc…

Đọc hiểu Tây Tiến – Đề 3

“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?

Câu 2. Từ “Tây Tiến” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép lặp ấy là gì?

Câu 3. Từ hai câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng giấy thi cảm nhận về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự phát huy tư tưởng yêu nước trong thời điểm hiện tại?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến:

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

– Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)

Câu 2: Từ “Tây Tiến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lần từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ.

Câu 3:

– Một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của người lính Tây Tiến “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Người lính gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nữa, tấm tranh..

Tham khảo thêm:   Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Mầm non Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên

– Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bị thương của những mất mát:

  • Ảo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng.
  • Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ.
  • Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bị luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng

Trắc nghiệm bài thơ Tây Tiến

Câu 1: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)
B. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội
C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 2: Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng làm công việc gì?

A. Phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu
B. Tham gia cách mạng
C. Dạy học
D. Nhà văn

Câu 3: Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Quang Dũng làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

A. 1946
B. 1947
C. 1948
D. 1949

Câu 5: Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

A. Đầu năm 1947
B. Cuối năm 1947
C. Đầu năm 1948
D. Cuối năm 1948

Câu 6: Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

A. Đúng
B. Sai

Câu 7: Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

A. Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
B. Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
C. Giải thưởng cống hiến
D. Đáp án khác

Câu 8: Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc
B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng
C. Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Câu 9: Quang Dũng đã từng làm những lĩnh vực nào dưới đây?

A. Sáng tác thơ
B. Chữa bệnh
C. Viết truyện ngắn, viết kịch
D. Triển lãm tranh
E. Sáng tác nhạc
F. Dạy học
G. Kiến trúc sư

Câu 10: Tích vào những tác phẩm không phải của nhà thơ Quang Dũng:

A. Mấy đầu ô
B. Mặt trận trên cao
C. Thơ văn Quang Dũng
D. Vào lửa
E. Vỡ bờ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Tây Tiến (Có đáp án) Các đề đọc hiểu bài Tây Tiến của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *