Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo 10 Đề đọc hiểu Văn 6 CTST (Học kì 2) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo gồm 10 đề đọc hiểu Văn 6 học kì 2, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện tập thật tốt phần đọc hiểu Văn 6.

Với 10 đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 78 đề đọc hiểu Văn 6 KNTT. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“…Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

– Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

– Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

– Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó?

Tham khảo thêm:   Mẫu Giấy bảo lãnh cho thân nhân Cho thân nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:

“…Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận biết điều đó: người kể giấu mình, gọi tên theo tên của nhân vật (Sơn, Lan, Hiên).

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính: Sơn, Lan, Hiên

Câu 3:

Lời nhân vật: Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Lời của người kể chuyện:

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát See Tình

Câu 4: Thành phần chính trong câu:

– Chủ ngữ:chị Lan

– Vị ngữ: hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là những người tốt bụng, trong sáng và giàu tình yêu thương.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

( Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Từ “đi” trong câu thơ Hai cha con bước đi trên cát được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Giải thích nghĩa đó.

Câu 4: Trong đoạn thơ, khung cảnh cuộc dạo chơi của hai cha con được miêu tả như thế nào?

Câu 5: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.

Câu 6: Hình ảnh cha và con trong đoạn thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2:

– Yếu tố tự sự: kể lại việc hai cha con dạo chơi trên bờ biển sau cơn mưa đêm rả rích.

– Yếu tố miêu tả:

  • Hình ảnh thiên nhiên: Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh, cát càng mịn, biển càng trong, trận mưa đêm rả rích, ánh mai hồng.
  • Hình ảnh con người: Bóng cha dài lênh khênh – Bóng con tròn chắc nịch
Tham khảo thêm:   Công văn 1952/BGTVT-CQLXD Thực hiện Quyết định 228/QĐ-BGTVT và Văn bản 1004/BGTVT-CQLXD

Câu 3: Từ “đi” trong câu thơ Hai cha con bước đi trên cát được dùng theo nghĩa gốc. Nghĩa gốc của từ “đi”: chỉ hành động của người hay dộng vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân.

Câu 4: Trong đoạn thơ, khung cảnh cuộc dạo chơi của hai cha con được miêu tả :

– Thời gian: Hai cha con dạo chơi trên bờ biến vào buổi sớm mai.

– Khung cảnh thiên nhiên: bình minh rực rỡ sắc màu; có cát trắng mịn, nước biển xanh trong, nắng vàng óng ả. Tất cả tạo thành bức tranh ban mai tươi hồng tuyệt đẹp.

Câu 5:

– Các từ láy trong đoạn thơ: rực rỡ, lênh khênh, rả rích, phơi phới.

– Tác dụng: Làm cho bức tranh được miêu tả sinh động, giàu hình ảnh hơn. Giúp người đọc cảm nhận được không gian thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt sau đêm mưa và tâm trạng của người cha khi cùng con đi dạo trên bờ biển.

Câu 6: Hình ảnh cha và con trong đoạn thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ, cảm xúc:

Thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng. Bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong sáng của con. Cha và con yêu thương nhau. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. Đó cũng là niềm tin tưởng vào sự tiếp nối của thế hệ sau với thế hệ trước.

….

>> Tải file Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo 10 Đề đọc hiểu Văn 6 CTST (Học kì 2) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *