Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề đọc hiểu Bếp lửa (Có đáp án) 4 Đề đọc hiểu Bếp lửa của Bằng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Đề đọc hiểu Bếp lửa của Bằng Việt có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt, để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 sắp tới.

Bếp lửa

Bài thơ Bếp lửa còn cho chúng ta thấy rõ tấm lòng kính trọng, yêu thương của tác giả Bằng Việt dành cho bà của mình. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

Đề đọc hiểu Bếp lửa – Đề 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Câu 1: Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.

Câu 2: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước?

Câu 3: Tác giả dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 4: Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”.

Đáp án đề đọc hiểu Bếp lửa

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.

Ý nghĩa của văn bản: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối vs bà cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Câu 2: Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới gợi nhớ về thời điểm năm 1945, năm mà đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.

Câu 3: Tác giả dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi” có tác dụng là:- Về mặt ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

  • Về mặt cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ;
  • Về mặt nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Câu 4: Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

  • Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.
  • Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 119 sách Kết nối tri thức tập 1

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

Đề đọc hiểu Bếp lửa – Đề 2

Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn thơ trên

Câu 2: Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4: Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó.

Đáp án đề đọc hiểu Bếp lửa

Câu 1: Nội dung của đoạn thơ trên: Bà tần tảo, lặng lẽ hi sinh cả một đời. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ mai sau.

Câu 2:

  • Từ “lận đận” là từ láy tượng hình, cuộc đời bà là cuộc đời đầy truân chuyên, vất vả, nhiều gian khổ, chênh vênh.
  • Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa là: Bà đối mặt và vượt qua mọi “mưa nắng” cuộc đời để trở thành chỗ dựa cho con cái.

=> Hình ảnh bà chính là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hi sinh dù gian truân nhưng vẫn sáng lên tình yêu thương.

Câu 3: Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa là:

  • Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
  • Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ: bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
Tham khảo thêm:   Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THPT năm 2022 - 2023 3 Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên

Câu 4: Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!” là câu cảm thán thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị, từ ngọn lửa bà nhen nhóm mỗi ngày, cháu nhận ra niềm tin, tình yêu thương, ngọn nguồn của tình nghĩa.

Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập: thành phần phụ chú, nhằm giải thích, nhấn mạnh về điều kì lạ và thiêng liêng với người cháu – bếp lửa – tình bà cháu.

Đề đọc hiểu Bếp lửa – Đề 3

Cho đoạn thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 1: Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Về ai?

Câu 3: Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra những biện pháp đó.

Câu 4: Chỉ ra từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới.

Đáp án đề đọc hiểu Bếp lửa

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Câu 2: Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của người cháu nhớ về người bà.

Câu 3: Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ:

  • Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)
  • Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.

Câu 4: Các từ láy trong đoạn thơ trên là: “chờn vờn, ấp iu”.

Từ láy “chờn vờn” gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm nhà thơ, giờ đây nó trở thành một hình ảnh huyền ảo trong hồi ức, đong đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương.

Từ láy “ấp iu” trong câu mang giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Đồng thời “ấp iu” còn gợi tấm lòng chăm chút yêu thương của bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ngày càng “nồng đượm”

Với sự góp mặt của hai từ láy “chờn vờn, ấp iu”, đoạn thơ đã diễn tả thành công kỉ niệm về bếp lửa, về tấm lòng bà và tình bà cháu thiêng liêng.

Đề đọc hiểu Bếp lửa – Đề 4

Cho đoạn thơ dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Đoạn thơ trên nhắc tới mấy hình ảnh ngọn lửa? Sự khác nhau giữa những ngọn lửa đó là gì?

Tham khảo thêm:   Thông tư 96/2018/TT-BTC Tăng mức tiền, quà tặng mừng thọ người cao tuổi

Câu 2: Hình ảnh người bà hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3: Tại sao trong đoạn thơ, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải “bếp lửa”? Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?

Câu 4: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, dựa vào dấu hiệu nào mà em biết?

Câu 5: Lời dặn của người bà trong đoạn thơ trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Đáp án đề đọc hiểu Bếp lửa

Câu 1: Trong đoạn thơ trên có nhắc tới hai hình ảnh ngọn lửa:

– Ngọn lửa từ bếp lửa của bà ân cần, ấm cúng, nhẫn nại, ngọn lửa tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của bà.

  • Những năm tháng kháng chiến khó khăn, ác liệt nhưng bà vẫn “vững lòng” là chỗ dựa cho con cháu.
  • Bà kiên cường trước mọi thử thách, tai họa khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vững chắc cho con cái đi công tác.
  • Lời dặn của người bà đối với đứa cháu giúp ta hình dung ra được tình cảm, suy nghĩ cũng như làm sáng lên những phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng.

– Ngọn lửa của kẻ thù thiêu rụi sự sống, tàn phá cuộc sống thanh bình “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.

→ Ngọn lửa của bọn giặc hủy diệt sức sống thì niềm tin và tình yêu thương của người bà được nhen nhóm mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Câu 2: Những phẩm chất đáng quý của bà tỏa sáng cả bài thơ, trong ba câu thơ:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

– Bà kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất mát trong chiến tranh.

– Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt.

Câu 3: Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người.

– Cả câu thơ cho thấy tấm lòng của bà ấm áp, yêu thương, ngọn lửa bất tận của tình yêu thương không gì dập tắt được.

– Từ ngọn lửa mang tính biểu tượng.

Câu 4: Lời dẫn trực tiếp: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

– Dấu hiệu để biết đây là lời dẫn trực tiếp là tác giả sử dụng dấu hai chấm và mở ngoặc kép để mở đầu lời đối thoại.

Câu 5: Lời dặn của bà không tuân thủ phương châm về chất. Người bà cố ý không tuân thủ phương châm về chất vì để cho người bố yên tâm công tác chiến đấu tại chiến khu. Bà không muốn bố lại lo lắng cho gia đình khi nghe những lời kể của người cháu. Bà cứ như vậy mà hy sinh âm thầm cho con cháu, là chỗ dựa cho cả gia đình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề đọc hiểu Bếp lửa (Có đáp án) 4 Đề đọc hiểu Bếp lửa của Bằng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *