Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 224 câu hỏi về Đội năm 2023 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ câu hỏi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh gồm 224 câu hỏi trắc nghiệm, tự luận có đáp án kèm theo, giúp các em có thêm nhiều thông tin bổ ích về lịch sử ra đời, quá trình hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Qua đó, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu hơn về Đội để nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi tìm hiểu về Đội năm 2023. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Bộ câu hỏi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thuộc chương mấy và có bao nhiêu điều:

a) Chương I – có 4 điều
b) Chương II – có 6 điều
c) Chương III – có 5 điều
d) Chương IV – có 2 điều.

Câu 2. Các tính chất của tổ chức Đội là:

a) Tính quần chúng, tính chính trị, tính giáo dục.
b) Tính quần chúng, tính tự nguyện, tự quản.
c) Tính giáo dục, tính tự nguyện, tự quản.
d) Tính giáo dục, tính chính trị.

Câu 3. Có bao nhiêu nhiệm vụ và bao nhiêu nguyên tắc của Đội TNTP Hồ Chí Minh?

a) 3 nhiệm vụ, 2 nguyên tắc.
b) 3 nhiệm vụ, 3 nguyên tắc.
c) 2 nhiệm vụ, 2 nguyên tắc.
d) 2 nhiệm vụ, 3 nguyên tắc.

Câu 4. Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là:

a) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
b) Tuân theo điều lệ Đội.
c) Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh.
d) Cả 3 đều đúng.

Câu 5. Điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a) Từ 6 – 14 tuổi
b) Từ 8 – 14 tuổi
c) từ 9 – 15 tuổi
d) Từ 9 – 14 tuổi

Câu 6. Hệ thống tổ chức Hội đồng Đội gồm bao nhiêu cấp?

a) 2 cấp
b) 3 cấp
c) 4 cấp
d) 5 cấp

Câu 7. Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội ?

a) 2 đội viên
b) 3 đội viên
c) 4 đội viên
d) 5 đội viên

Câu 8. Chi đội có từ bao nhiêu đội viên trở lên có thể phân chia thành các phân đội?

a) 6 đội viên
b) 7 đội viên
c) 8 đội viên
d) 9 đội viên

Câu 9. Nhiệm kỳ Đại hội chi đội, liên đội là:

a) Một học kỳ
b) Một năm
c) Một năm học
d) Phụ thuộc vào điều kiện của cơ sở

Câu 10. Cấp cơ sở của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a) Phân đội và chi đội
b) Chi đội và liên đội
c) Phân đội, chi đội và liên đội
d) Sao nhi đồng.

Câu 11. Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm:

a) Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội
b) Cờ Đội, huy hiệu măng non, cấp hiệu chỉ huy đội, phòng truyền thống, khăn quàng Đỏ.
c) Khẩu hiệu Đội, huy hiệu măng non, phòng đội, phòng truyền thống, Đội ca.
d) Chào Đội, trống Đội, phòng truyền thống, phòng Đội, đồng phục đội viên, khẩu hiệu Đội.

Câu 12. Hình thức kỷ luật của Đội TNTP là:

a) Phê bình, cảnh cáo, khiển trách
b) Kiểm điểm, cảnh cáo, xoá tên trong danh sách đội viên
c) Khiển trách, cảnh cáo, cấm đeo khăn quàng
d) Phê bình, khiển trách, xoá tên trong danh sách Đội viên

Câu 13. Một bộ trống Đội có ít nhất:

a) Một trống cái, hai trống con
b) Một trống cái, ba trống con
c) Một trống cái, bốn trống con
d) Một trống cái, năm trống con

Câu 14. Tên gọi đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

a) Hồng nhi Đội
b) Hội Nhi đồng Cứu quốc
c) Đội Thiếu nhi Tháng Tám
d) Đội Thiếu niên Tiền phong

Câu 15. Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào?

a) 1945
b) 1970
c) 1975
d) 1976

Câu 16. Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai?

a) Nông Văn Thàn
b) Nông Văn Dền
c) Lý Thị Nị
d) Lý Thị Xậu

Câu 17. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý:

a) Huân chương Sao Vàng
b) Huân chương Độc lập hạng Nhất.
c) Huân chương Hồ Chí Minh
d) Huân chương Chiến Công hạng Nhất

Câu 18. Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì?

a)1959; “Hợp tác xã Măng non”
b)1858; “Vì Miền Nam ruột thịt”
c)1958: “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong”
d)1976; “Đoàn tàu Thống nhất”

Câu  19. Tháng 2/1948 Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi: “Trước thì giúp các nhà chiến sỹ, nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người, sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy…”. Từ lời dạy này, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã tổ chức phong trào mang tên là:

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 10 Bài tập cuối tuần lớp 2

a. Kế hoạch nhỏ
b. Trần Quốc Toản
c. Đền ơn đáp nghĩa
d. Làm nghìn việc tốt

Câu 20. Mục đích của việc rèn luyện chương trình rèn luyện đội viên là:

a) Giúp các em trở thành đội viên tốt
b) Trở thành cháu ngoan Bác Hồ
c) Phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
d) Cả 3 câu đều đúng

Câu 21. Trong trường học hoặc ở địa bàn dân cư có từ bao nhiêu chi đội trở lên thì thành lập liên đội?

a) 2 chi đội
b) 3 chi đội
c) 4 chi đội
d) 5 chi đội

Câu 22.Việc thành lập các chi đội, liên đội do ai quyết định?

a) Hội đồng Đội cùng cấp
b) Cấp bộ Đoàn cùng cấp
c) Câu a và b đều đúng
d) Câu a và b đều sai

Câu 23. Nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật truyền thống, thành tích của Đội và sinh hoạt Đội được gọi là:

a) Phòng truyền thống
b) Phòng Đội
c) Phòng truyền thống, phòng Đội
d) Phòng Đội, phòng sinh hoạt

Câu 24. Các nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm:

a) Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành, đại hội Đội
b) Chào cờ, diễu hành, truyền thống, đại hội Đội, kết nạp đội viên
c) Kết nạp đội viên, duyệt đội, đại hội Đội, liên hoan cháu ngoan Bác Hồ
d) Phút truyền thống, liên hoan cháu ngoan Bác Hồ, đại hội Đội.

Câu 25.Việt Nam ký công ước Quốc tế Quyền trẻ em vào năm:

a) 1919
b) 1989
c) 1990
d) 1991

Câu 26. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam gồm:

a) Lời mở đầu, 5 chương, 26 điều
b) Lời mở đầu, 4 chương, 60 điều
c) Lời mở đầu, 5 chương, 60 điều
d) Lời mở đầu, 4 chương, 26 điều

Câu 27. Nội dung chương trình Rèn luyện phụ trách Đội thực chất là:

a) Sự kế thừa và phát triển của chương trình rèn luyện Đoàn viên
b) Sự phát triển mang tính sư phạm cao của chương trình rèn luyện Đội viên
c) Phù hợp tính chất, yêu cầu của việc chuẩn hóa giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT
d) Cả 3 câu đều đúng

Câu 28.Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội dành cho đối tượng:

a) Tổng phụ trách Đội trong trường học, phụ trách chi đội, đoàn viên giáo viên, giáo sinh các trường sư phạm, học sinh THPT, thanh niên ham thích công tác thiếu nhi.
b) Phụ trách Đội trên địa bàn dân cư, các Nhà thiếu nhi, Câu lạc bộ, đội nhóm.
c) Hội đồng Đội các cấp.
d) Cả 3 câu đều đúng

Câu 29. Theo nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có bao nhiêu yêu cầu đối với đội viên?

a. 6 yêu cầu 
b. 7 yêu cầu
c. 8 yêu cầu
d. 9 yêu cầu

Câu 30. Khi đang chạy đều, nếu có lệnh “đứng lại – đứng” thì:

a. Đội hình chạy thêm 3 bước rồi kéo chân trái về tư thế nghiêm.
b. Đội hình chạy thêm 3 bước rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.
c. Đội hình chạy chậm dần thêm 3 bước rồi kéo chân trái về tư thế nghiêm.
d. Đội hình chạy chậm dần thêm 4 bước.

Câu 31. Khẩu hiệu của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Hãy sẵn sàng!
b. Vì Chủ nghĩa Cộng sản. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!
c. Vì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!
d. Vì danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh. Hãy sẵn sàng!

Câu 32.Tên bài hát được chọn làm Đội ca của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a) Đi ta đi lên
b) Cùng nhau ta đi lên – Phong Nhã
c) Mơ ước ngày mai
d) Em là mầm non của Đảng

Câu 33.Khi nghe lệnh tập hợp của chỉ huy, đội hình sẽ triển khai về :

a. Bên trái của chỉ huy.
c. Hai phía của chỉ huy.
b. Bên phải của chỉ huy.
d. Đằng sau của chỉ huy.

Câu 34. Bài hát được dùng trong lễ kết nạp đội viên là:

a. Tiến lên đoàn viên – Phạm Tuyên
b. Mơ ước ngày mai – Trần Đức
c. Nhanh bước nhanh nhi đồng – Phong Nhã
d. Em là mầm non của Đảng – Mộng Lân

Câu 35. Quản lý và sử dụng quỹ Đội là:

a. Phụ trách Đội
b. Chi đội
c. Liên đội
d. Chi đội và liên đội

Câu 36. Đội hình vòng tròn, cự ly hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau là:

a. Hai nắm tay chạm nhau, cánh tay tạo với thân người 1 góc 45 độ.
b. Nắm tay nhau, cánh tay tạo với thân người 1 góc 45 độ.
c. Bằng một khuỷu tay trái chạm hông nhau.
d. Nắm tay nhau, đưa tay ra trước mặt.

Câu 37. Nguyên tắc hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a.Nguyên tắc tự nguyện
b. Nguyên tắc tự quản
c. Nguyên tắc tự nguyện, tự quản
d. Nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn của phụ trách Đội

Câu 38. Sau khi thắt khăn quàng

a. Đuôi khăn bên trái dài hơn bên phải.
b. Đuôi khăn bên phải dài hơn bên trái
c. Đuôi khăn hai bên bằng nhau.
d. Đuôi khăn bên nào dài hơn cũng được

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thủy điện Soạn Lý 9 trang 160, 161

Câu 39. Khẩu lệnh so cự ly hẹp của đội hình chữ U:

a. Cự ly hẹp nhìn chuẩn – thẳng.
b. Cự ly hẹp đàng trước – thẳng.
c. Cự ly hẹp nhìn trước – thẳng.
d. Cự ly hẹp – chỉnh đốn đội ngũ.

Câu 40. Động tác tiến, lùi khi có động lệnh “bước”

a. Bắt đầu bằng chân phải, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân.
b. Bắt đầu bằng chân trái, khoảng cách bước chân bằng vai.
c. Bắt đầu bằng chân phải, khoảng cách bước chân bằng vai.
d. Bắt đầu bằng chân trái, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân.

…..

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Đội là tổ chức của những ai?

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của tất cả thiếu nhi Việt Nam. Đội do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Ngay từ khi sáng lập đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phụ trách tổ chức Đội.

Câu 2. Mục đích của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là gì?

Mục đích của tổ chức Đội được thể hiện rõ trong khẩu hiệu Đội là:

“Vì tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa – Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”

Mục đích này mang tính lý tưởng của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có thiếu nhi Việt Nam là xây dựng nước ta thành một Xã Hội Chủ Nghĩa.

Mục đích này cũng mang tính hành động nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp này.

Câu 3. Tôi có nên vào Đội không? Tại sao?

Đội là một tổ chức lớn của thiếu niên, giúp cho thiếu niên có thể rèn luyện đạo đức, rèn luyện những kĩ năng trong đời sống, là nơi để thiếu niên vui chơi tập thể. Đội cũng có một bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng đáng tự hào. Vì thế khi vào Đội bạn sẽ có cơ hội rèn luyện, học tập để hiểu thêm nhiều điều, được vui chơi với tập thể, tham gia các hoạt động xã hội. Như thế bạn sẽ trở thành một công dân tốt trong tương lai.

Câu 4. Nhiệm vụ của Đội viên là gì?

Đội viên là thành viên của tổ chức Đội, trước hết phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:

Thứ nhất: Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên. Điều này thể hiện tính kỉ luật của Đội viên với tổ chức của mình.

Thứ hai: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu lớn lên là công dân tốt và Đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện việc thực thi những yêu cầu của Đội, của gia đình và nhà trường. Đây cũng là yêu cầu của sự phát triển về năng lực, phẩm chất và kết quả trong quá trình Đội viên ở trong tổ chức Đội.

Thứ ba: Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng trở thành Đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Đây là trách nhiệm của Đội viên cới tổ chức của mình, giúp Đội phát triển về số lượng, chất lượng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cá nhân Đội viên trong quá trình chăm lo xây dựng lực lượng dự bị của Đội.

Câu 5. Điều kiện vào Đội là gì?

Thiếu niên Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi có những điều kiện sau đây đều được vào Đội:

– Tự nguyện xin vào Đội.

– Được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý.

Câu 6. Lời hứa của Đội viên là gì?

Lời hứa Đội viên là những điều Đội viên quyết tâm làm theo từ khi vào Đội và suốt quá trình sinh hoạt trong tổ chức Đội. Đội viên có 3 lời hứa:

1. Hứa “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” thể hiện quyết tâm trong học tập, rèn luyện toàn diện để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

2. Hứa “Tuân theo điều lệ Đội” thể hiện tính kỉ luật của Đội viên trong tổ chức của mình và ý thức xây dựng tổ chức vững mạnh.

3. Hứa “Giữ gìn danh dự Đội” là thể hiện trách nhiệm của Đội viên trong việc giữ gìn phát huy truyền thống Đội và làm đẹp phẩm chất mỗi đội viên.

Câu 7. Hãy trình bày cờ Đội?

Cờ Đội có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có huy hiệu măng non, đường kính của huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ. Đây là quy định chung để thống nhất trong tổ chức Đội. Không gọi là cờ chi đội, liên đội mà gọi chung là cờ Đội. Các liên đội có cờ truyền thống của liên đội mình có thể ghi tên liên đội mình ở trong cờ, dưới huy hiệu măng non và tua ba cạnh.

Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ quốc. Nền đỏ là nền của lá cờ Tổ quốc, huy hiệu măng non là biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi chi đội, liên đội điều phải có cờ Đội.

Câu 8. Hãy trình bày Huy hiệu Đội:

Huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh hình tròn, ở trong có hình măng non, trên nền cờ đỏ sao vàng. Ở dưới có băng chữ sẵn sàng.

Tham khảo thêm:   Thông tư 23/2018/TT-BQP Quy định sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ tạm giam trong Quân đội

Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc, măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chữ “Sẵn sàng” là khẩu hiệu hành động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhỡ đội viên học tập rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu và của dân tộc Việt Nam.

Câu 9. Nêu ý Nghĩa của khăn quàng đỏ?

Khăn quàng đỏ là một phần của là cờ tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ là tự hào về đội viên TNTP Hồ Chí Minh tự hào về tổ quốc, về Đảng Cộng Sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu trở thành Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.

Câu 10. Nêu cách chào ý nghĩa của kiểu chào đội viên?

Đội viên đứng nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh đầu, cách thùy trán khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khủy tay chếch ra phía trước.

Ý nghĩa: tay giơ lên đầu biểu hiện Đội viên luôn đặt lợi ích của tổ quốc và tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của Đội viên xây dựng tập thể Đội vững mạnh.

Giơ tay chào và bỏ xuống không gây tiếng động.

Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, khi chào đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm… Chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc khi đeo huy hiệu Đội.

Câu 11. Năm đội viên đầu tiên là ai nêu bí danh?

Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật:

– NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG

– NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN

– LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH

– LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN

– LÝ THỊ SẬU bí danh THA NH THỦY.

Câu 12. Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm những loại nào? Vào ngày tháng năm nào đội mới đổi tên thành Đội TNTP Hồ Chí Minh?

Cờ đội, huy hiệu đội, Đội ca, khăn quàng, khẩu hiệu đội.

Ngày 30/1/1970

Câu 13. Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại địa điểm nào? Anh Kim Đồng hy sinh vào ngày tháng năm nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cho học sinh cả nước nhân năm học mới đầu tiên nước nhà được độc lập vào ngày tháng năm nào?

Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại thủ đô Hà Nội.

Anh Kim Đồng huy sinh vào ngày 15/2/1943.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cho học sinh cả nước nhân năm học mới đầu tiên nước nhà được độc lập vào ngày 15/9/1945.

Câu 14. Hãy trình bày các bước trình tự của lễ chào cờ đối với Chi Đội?

– Người chỉ huy tập hợp và ổn định đơn vị

– Chỉ huy hô: “Đội trống, đội cờ về vị trí” (Đội trống đeo trống, đội cờ liên đội và cờ các chi đội được vác đi về vị trí qui định, đưa cờ về vị trí nghỉ)

– Chỉ huy hô: “Mời các đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!” (Mọi người đứng lên, cất nón mũ, chỉnh trang tư thế, trang phục)

– Chỉ huy hô: “Nghiêm ! Chào cờ ! Chào !” (lúc này cờ giương, nếu rước cờ thì đánh trống hành tiến, nếu không rước cờ thì đánh trống chào cờ – khi trống nổi bài chào cờ thì đội viên giơ tay chào. Dứt tiếng trống chào cờ, chỉ huy hô “Thôi” đội viên bỏ tay xuống, đứng tư thế nghiêm)

– Chỉ huy hô: “Quốc ca !” (Đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống đệm bài Quốc ca)

– Chỉ huy hô: “Đội ca !” (đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống bài Đội ca)

– Phụ trách hoặc một em trong BCH bước ra đứng dưới cờ quay mặt về phía đơn vị hô: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng !” (Tất cả đội viên đáp lại: “Sẵn sàng !”)

– Chỉ huy hô: “Đội trống, cờ về vị trí – mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ”. (Đi cờ ra khỏi sân lễ – Mọi người ngồi xuống ghế).

………….

Tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết toàn bộ câu hỏi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 224 câu hỏi về Đội năm 2023 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *