Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8 Ôn thi học sinh giỏi môn Sử 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8 tổng hợp rất nhiều bài tập có đáp án chi tiết kèm theo. Đây là tư liệu vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 8 ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi sắp tới.

Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi Lịch sử 8 gần như bao trùm phần toàn bộ kiến thức lịch sử Việt Nam thuộc lớp 8 và một phần lịch sử thế giới giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ 2. Câu hỏi ôn thi HSG Lịch sử 8 giúp các em học sinh có trong tay tài liệu gần như đầy đủ những kiến thức vừa cơ bản, vừa chuyên sâu, nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và ôn luyện thi môn Lịch sử. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8.

Câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8

Phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Câu hỏi 1:

Trình bày hoàn cảnh, nội dung cơ bản và rút ra nhận xét của em về các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX ở VN.

Gợi ý trả lời:

* Hoàn cảnh:

– Nửa sau TK XIX, đ/n tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

– Để đối phó với tình hình đó, triều đình Huế tăng cường bóc lột nhân dân (thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực: cho nộp tiền để chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán nước…).

– Nhiều cuộc bạo loạn chống triều đình nổ ra. Tuy ác cuộc k/c thất bại nhưng nó làm cho tài lực và binh lực triều đình suy yếu. Mâu thuẫn g/c ngày càng sâu sắc.Trong khi đó TD Pháp đang ráo riết chuẩn bị x/l nước ta.

– Vận nước nguy nan đã tác động đến các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Nhiều đề nghị cải cách, duy tân được đưa ra.

* Nội dung cơ bản:

Trong những năm trước khi TDP đánh thành HN lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một pt đề nghị cải cách, Duy tân của các văn thân, sĩ phu như Phạm Phú Thứ, Ng. Trường Tộ, Ng. Lộ Trạch… Các đề nghị cải cách đó đã đề cập đến những lĩnh vực của đ/s KT – XH nước ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đ/n thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc ch/tr x/l của Pháp. Đó là những nội dung cơ bản sau:

– Muốn đưa đ/n theo con đường duy tân Nhật Bản.

– Muốn biệt đãi người phương Tây, học người phương Tây để đưa đ/n thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

– Cải cách chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ GD.

* Nhận xét:

Tích cực:

– Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về KT và sự bất ổn về CT – XH lúc bấy giờ.

– Nhìn thấy sự tồn tại quá lâu đời của ý thức hệ phong kiến là nhân tố chính cản trở sự canh tân đ/n.

– Thể hiện lòng y/n muốn Duy tân để đưa đ/n ph/tr.

– Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của chế độ phong kiến đương thời, để làm cho đ/n ph/tr.

Hạn chế:

– Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đ/n.

– Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.

Câu hỏi 2:

So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… qua đó làm rõ điểm mới trong con đường cứu nước của Người.

Gợi ý trả lời:

* Giống:

Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành đ/l cho dân tộc.

* Khác:

– PBC chủ trương cầu viện NB để đánh Pháp giành đ/l dân tộc.

– PCT chủ trương dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.

– NTT đi ra nước ngoài, đến chính nước đang thống trị dân tộc mình để tìm đương cứu nước mới.

* Điểm mới:

– Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, mà điều cần thiết cốt yếu là phải dựa vào chính mình (nội lực).

– Người quyết định ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của nền VM thế giới lúc bấy giờ, và cũng là quê hương của các cuộc c/m lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm ntn, sau đó sẽ về giúp đồng bào mình.

Câu hỏi 3:

Phân tích tình hình VN giữa thế kỉ XIX trước cuộc x/l của TDP. Tại sao TDP chọn Đà Nẵng làm mục tiêu t/c đầu tiên ?

Gợi ý trả lời:

* Tình hình VN giữa thế kỉ XIX trước khi TDP x/l:

– Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp x/l, VN là nước đ/l, KT đã có những bước ph/tr, nhưng đã bộc lộ những suy yếu.

– Đ/S nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc k/n bùng nổ.

– Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự x/l của TB phương Tây.

* TDP chọn Đà Nẵng làm mục tiêu t/c x/l đầu tiên vì:

– Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận của tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn (biển sâu có thể cho tàu lớn vào), là đầu mối GT từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây. Đặc biệt gần kinh thành Huế (khoảng 80 km).

– Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm m/đ: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam, đánh ra Bắc, nhanh chóng t/c kinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc ch/tr x/l.

Câu hỏi 4:

Nêu những đề nghị cải cách ở VN cuối thế kỉ XIX. Vì sao những đề nghị cải cách này không được thực hiện. Từ đó rút ra điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách ?

Gợi ý trả lời:

* Những đề nghị cải cách

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể về giấc mơ được gặp Thánh Gióng của em (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

– 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (…), Đinh Văn Điền (…).

– 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ dâng 30 bản điều trần (…).

– 1872, Viện thương bạc (…).

– 1877, Nguyễn Lộ Trạch (…).

* Vì:

– Đất nước khủng hoảng: KT suy yếu, CT – XH bất ổn. Nhân tài vật lực kiệt quệ không đủ khả năng tiến hành cải cách.

– Triều đình Huế cố chấp, bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với h/c, khư khư ôm lấy cái cũ không chịu đ/m. Còn người có tư tưởng cải cách lại không phải là người có quyền lực cao trong triều đình phong kiến.

– Thiếu sự đồng thuận từ triều đình đến dân chúng… Bản thân những đề nghị cải cách cũng còn nhiều h/c.

– Đ/n đã bị TDP x/l nên càng khó tiến hành cải cách.

* Điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách:

– Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và p/t nhất thiết phải cải cách.

– Để một cuộc cải cách thành hiện thực phải có các điều kiện:

+ Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người l/đ, sự ủng hộ của nh/dân.

+ Phải có điều kiện thuận lợi nhất định để đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.

Câu hỏi 5:

Trong cuộc k/c chống TDP (1858 – 1884), phong trào k/c của nh.dân ta ở các tỉnh Nam Kì diễn ra như thế nào và mang những đặc điểm gì ?

Gợi ý trả lời:

* Phong trào k/c của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kì trong cuộc k/c chống TDP x/l.

– 2.1959, TDP t/c Gia Định, chúng vấp phải tinh thần k/c mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của TDP thất bại.

– Khi TDP mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861 – 1862), nhân dân ta k/c mạnh mẽ dưới sự l/đạo của các văn thân sĩ phu y/n, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã lập đc nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Et-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nh.dân.

– Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), mặc dầu triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nh.dân ta vẫn tiếp tục k/c bằng nhiều hình thức vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng. Tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm, cổ động chống Pháp (NĐC, Phan V Trị…) hoặctiếp tục bám đất, bám dân l.đạo nh.dân k/c mà nổi bật nhất là cuộc k/n Trương Định.

– 1867, TDP x/l 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân ở đây đứng lên chống Pháp với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu y/n. Tiêu biểu như k/n Trương Quyền (T.Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (B.Tre), Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử ông vẫn hiên ngang, khảng khái tuyên bố: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây !”, hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân ở Mĩ Tho…

* Đặc điểm của phong trào k/c chống Pháp…

– Phong trào k/c của nh.dân Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.

– Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần “người trước ngã xuống, người sau đứng lên” dưới sự l.đạo của các văn thân, sĩ phu y/n.

– Lúc đầu đơn thuần là phong trào đ.tranh chống Pháp, nhưng về sau kết hợp cả đấu tranh chống triều đình phong kiến.

– Phong trào thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

– Kết quả: các cuộc k/n đều bị thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên phong trào chỉ tạm lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài khiến TDP phải chống trả lao đao khó khăn cho việc đặt ách cai trị.

– Phong trào k/c của nh.dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng y/n nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu hỏi 6:

Trình bày những chuyển biến của KT và XH VN dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP.

Gợi ý trả lời:

* Chuyển biến về kinh tế:

– Nét nổi bật là chính sách ruộng đất: năm 1897, TDP ép triều đình Huế kí điều ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su. Ruộng công làng xã, ruộng của nông dân lưu tán bị TDP chiếm đoạt mạnh mẽ.

– Pháp chú ý xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ khá hiện đại ở VN lúc bấy giờ nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột KT và đàn áp nhân dân.

– Trong CN, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, trước hết là than đá để đưa về Pháp, phục vụ cho nền CN chính quốc hoặc bán ra thị trường các nước. Chúng tiến hành xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xát gạo,… để lợi dụng nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt ở nước ta, phục vụ nhu cầu tại chỗ của chúng.

– Pháp được quyền thu thuế nhập khẩu, đánh thuế nặng các mặt hàng nước ngoài khác.

– Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất TBCN từng bước đượcdu nhập vào VN. Tuy nhiên TDP vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực KT và đ/s XH.

* Chuyển biến về XH:

– Giai cấp Địa chủ phong kiến: phần lớn là tay sai đắc lực của TDP, dựa vào Pháp bóc lột nông dân; một bộ phận nhỏ bị TDP chèn ép có tinh thần dân tộc.

– Giai cấp Nông dân: chiếm đa số trong XH, bị chèn ép bóc lột, cướp đoạt… Đây là lực lượng C/m lớn. Nhưng chưa có lực lượng lãnh đạo chân chính nên chưa phát huy hết sức mạnh của mình.

– Giai cấp Công nhân: vốn là nông dân bị phá sản phải vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm việc cho Pháp. Trước CTTG thứ nhất số lượng còn ít, khoảng 10 vạn người nhưng lại phân bố khá đều và rất tập trung trong các cơ sở KT chủ yếu của Pháp. Họ là những người có tinh thần c/m triệt để…

Tham khảo thêm:   Viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình Giải GDKTPL 10 KNTT bài 7

– Tầng lớp Tư sản: Ngay từ đầu T.kỉ XX, đã có một lớp người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập xưởng sx, nhưng ngay từ đầu họ đã bị TDP khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt. Đó là những lớp người đầu tiên của tầng lớp Tư sản dân tộc.

– Tầng lớp Tiểu Tư sản là những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức, HS, sinh viên,… cũng ngày một đông cùng với sự mở rộng khai thác của TDP. Các sĩ phu Nho học cũng ngày càng chuyển biến về tư tưởng chính trị, họ hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sx kinh doanh.

Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP đã có tác động làm nảy sinh các lực lượng XH mới. Sự biến động này đã tạo đ/k bên trong cho một cuộc vận động GPDT theo hướng mới.

Câu hỏi 7:

Tại sao đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước cho rằng việc cứu nước phải gắn liền với việc Duy tân đất nước ?

Gợi ý trả lời: Vì:

– Ngay từ lúc nước ta bị TDP đô hộ, thống trị, hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, rộng kháp cả nước nhưng cuối cùng đều thất bại do khủng hoảng đường lối cứu nước.

– Lúc bấy giờ, những trào lưu c/m mới gắn liền với những nh/vật như: cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc, tư tưởng c/m Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-téc-ki-ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các sĩ phu y/n VN.

– Đặc biệt ở Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị (1868). Sau 30 năm đã đưa đất nước Nhật Bản trở thành một cường quốc Tư bản, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây.

– Chính những tác động đó đã làm cho các sĩ phu y/n VN thấy rằng muốn cứu nước nhất thiết phải tiến hành duy tân đất nước. Họ coi đó là một yêu cầu hợp với xu thế thời đại, là điều kiện để giành độc lập cho dân tộc.

Câu hỏi 8:

Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào “Cần Vương” ? Tại sao cuộc k/n Hương Khê được xem là cuộc k/n đỉnh cao trong phong trào “Cần Vương” ?

Gợi ý trả lời:

* Các giai đoạn phát triển của phong trào “Cần Vương”:

– Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 – 11/1888

+ Sau khi chiếu “Cần Vương” ra đời, nhiều văn thân sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Họ đã tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với TDP và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung chủ yếu ở Bắc Kì và Trung Kì.

+ Có nhiều văn thân và tướng lĩnh tham gia như: Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành…

+ Đặc điểm phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

– Giai đoạn 2: từ cuối năm 1888 – 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào “Cần Vương” vẫn tiếp tục phát triển và quy tụ thành những cuộc k/n lớn có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc kháng chiến chống Pháp trong nhiều năm như: k/n Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, k/n Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật, k/n Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo…

+ Thực dân Pháp tăng cường càn quét, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động lên vùng rừng núi và trung du.

+ Tuy nhiên phong trào “Cần Vương” giai đoạn này vẫn không khắc phục được những hạn chế như nổ ra lẻ tẻ, mang tính chất địa phương, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc k/n lần lượt bị dập tắt. Năm 1896, phong trào “Cần Vương” kết thúc.

* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc k/n đỉnh cao trong phong trào “Cần Vương”, vì:

– Thời gian kéo dài suốt 10 năm, từ 1885 – 1895.

– Phạm vi hoạt động (địa bàn) rộng lớn gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

– Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.

– Tổ chức kháng chiến: Nghĩa quân có tổ chức tương đối chặt chẽ, sử dụng những hương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với quân Pháp. Nghĩa quân đã chế tạo và sử dụng được loại súng trường tự của Pháp (1874).

– Nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, TDP phải tốn nhiều công sức, tiền của để bao vây dập tắt.

Câu hỏi 9:

Những nguyên nhân nào khiến cuộc kháng chiến chống TDP x/l của nhân dân ta từ năm 1858 – 1884 thất bại ? Bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc Việt Nam bị rơi vào tay TDP là gì ?

Gợi ý trả lời:

* Những nguyên nhân…

– Triều đình Nguyễn ban đầu đã có những cố gắng chống chọi với cuộc x/l của TDP. Tuy nhiên trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự, lại hết sức xảo quyệt trong bước đường x/l, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua những thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của triều đình đã khiến triều đình tách dần khỏi cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của nhân dân ngày càng hao mòn, tạo đk cho địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó triều đình Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội canh tân đ/n đã bị bỏ qua.

– Thay vì việc tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, ngược lại nhà Nguyễn đã chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào kháng chiến của nhân dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào k/n của quần chúng, tạo đk cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

Tham khảo thêm:   Mẫu xác nhận tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân Giấy cam kết xác nhận tài sản

– Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu … thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

– Phong trào k/c của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn tổn thất cho Pháp nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào k/c của nhân dân chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp,về lịch sử nên chưa có đường lối, sách lược đúng đắn, còn mang tư tưởng phong kiến.

* Bài học kinh nghiệm:

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được đường lối chính sách kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân , tăng cường củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ x/l phải có đường lối k/c đúng đắn, đó là sự kết hợp nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

Câu hỏi 10:

Khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong hoàn cảnh lịch sử nào ? So với phong trào yêu nước VN cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có gì mới ?

Gợi ý trả lời:

* Hoàn cảnh trong nước:

– Sau khi phong trào “Cần Vương” thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.

– Từ 1897, TDP tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở VN. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế VN có nhiều thay đổi. Phương thức sản xuất TBCN từng bước được du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.

– Cơ cấu xã hội VN cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả những biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.

* Hoàn cảnh thế giới:

– Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, trước hết là từ Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến VN.

– Phong trào cải cách chính trị – văn hóa ở Trung quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu – Khang Hữu Vi; tư tưởng cách mạng Pháp với những tác phảm của Rút-xô, Mông-téc-ki-ơ; Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu yêu nước VN.

– Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc đánh bại cả Nga (1905).Các sĩ phu VN nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân đất nước theo Nhật Bản.

* Những điểm mới:

– Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống TDP giành độc lập dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến. Còn phong trào y/n đầu thế kỉ XX cũng chống Pháp nhưng gắn liền với cải biến xã hội theo hướng TBCN.

– Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

– Về lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

– Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản,tiểu tư sản…

– Hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành k/n vũ trang, còn phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền vận động đ/kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.

– Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.

…………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm câu hỏi ôn thi HSG Lịch sử 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 8 Ôn thi học sinh giỏi môn Sử 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *