Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 có đáp án kèm theo, giúp các bạn tham khảo để có thêm kinh nghiệm, vốn kiến thức về phòng, chống dịch Covid-19 nhanh chóng vượt qua các câu hỏi của cuộc thi.
Ngày 14/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1839/UBND-NC về phát động, triển khai cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy mời các bạn cùng theo dõi gợi ý đáp án trong bài viết dưới đây:
Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19
BỘ CÂU HỎI
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-BTC ngày 10/6/2021 của Ban Tổ chức Cuộc thi)
Phần I. Câu hỏi phần thi trắc nghiệm
Người dự thi lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ thời điểm nào?
a) Ngày 01/04/2020.
b) Ngày 23/01/2020.
c) Ngày 11/3/2020.
d) Ngày 01/02/2020.
Câu 2. Theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đường lây của dịch bệnh COVID-19 là đường nào?
a) Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
b) Lây truyền qua đường máu từ người sang người.
c) Lây truyền qua đường tiêu hóa từ người sang người.
d) Lây truyền qua đường hô hấp, đường máu và đường tiêu hóa từ người sang người.
Câu 3. Người mắc bệnh COVID-19 có triệu trứng lâm sàng nào dưới đây?
a) Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
b) Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mãn tính.
c) Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 4. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
c) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 5. Những trường hợp nào sau đây phải thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người mắc bệnh COVID-19, nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
b) Người mang mầm bệnh COVID-19; Người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh COVID-19.
c) Nguời nhập cảnh.
d)Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 6. Theo Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thì người phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải thực hiện cách ly trong thời gian bao nhiêu lâu?
a) Cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
b) Cách ly 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
c) Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
d) Ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm COVID-19 và tiếp tục thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
Câu 7. Đối tượng nào dưới đây phải thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định COVID-19.
b) Người nhập cảnh .
c) Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp … với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 8. Người cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải tuân thủ những quy định nào dưới đây?
a) Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
b)Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
c) Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 9. Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú phải thực hiện quy định nào dưới đây khi có người thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
b) Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
c) Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 10.Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, nếu bản thân có các dấu hiệu ho, sốt, đau họng, khó thở… học sinh cần làm gì?
a) Thông báo với cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm.
b) Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa.
c) Thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 11. Theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các biện pháp nào sau đây được áp dụng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
b) Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
c) Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 12. Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, người dân phải thực hiện những nội dung nào sau đây?
a) Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.
b) Thực hiện nghiêm giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
c) Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 13. Chế phẩm nào trong số các chế phẩm sau đây có thể được dùng để khử khuẩn bề mặt để phòng tránh dịch bệnh COVID-19?
a) Chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn.
b) Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước.
c) Dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc Cồn 70%.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 14. Đối với dịch bệnh COVID-19 thì khoảng cách tiếp xúc nào sau đây được xác định là tiếp xúc gần?
a) Tiếp xúc ngoài vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
b) Tiếp xúc trong vòng bán kính 2 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
c) Tiếp xúc trong vòng bán kính 3 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19;
d) Tiếp xúc trong vòng bán kính 4 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
Câu 15. Người sống trong hộ gia đình phải thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân nào sau đây để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
b) Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
c) Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 16. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn có trách nhiệm nào sau đây?
a) Hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình.
b) Yêu cầu chủ hộ gia đình thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
c) Phối hợp với các cơ quan y tế, chính quyền cơ sở, công an sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra, theo dõi, giám sát những người phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 17. Nội dung Thông điệp “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là gì?
a) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
b) Khẩu trang – Không ra khỏi nhà – Không tụ tập – Khai báo y tế – Khoảng cách.
c) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không hút thuốc – Khai báo y tế – Khoảng cách.
d) Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Không đến nơi đông người – Khoảng cách.
Câu 18. Hãy chọn phương án rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Rửa tay nhiều lần trong ngày.
b) Rửa tay trước khi đeo khẩu trang và sau khi tháo khẩu trang.
c) Trước các bữa ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 19. Trong Thông điệp 5K của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bạn sử dụng khẩu trang y tế khi nào?
a) Khi đi ra khỏi nhà.
b) Khi đi làm tại công sở.
c) Khi đi đến các cơ sở y tế; khu cách ly.
d) Khi đến siêu thị.
Câu 20. Ứng dụng BLUEZONE có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để thực hiện nội dung nào sau đây?
a) Sử dụng truy vết trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
b) Khai báo y tế.
c) Phản ánh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 21. Việc khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm những nội dung gì?
a) Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
b) Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
c) Giữ vệ sinh, lau rửa và để cửa nhà thông thoáng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 22. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 do ai chi trả?
a) Do người bệnh chi trả.
b) Do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
c) Do người làm lây nhiễm chi trả.
d) Do Nhà nước chi trả (miễn phí).
Câu 23. Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải trả chi phí nào sau đây?
a) Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung.
b) Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.
c) Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.
d) Chí phí tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.
Câu 24. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, người sinh sống trong cùng nhà phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch nào sau đây?
a) Đeo khẩu trang y tế.
b) Đeo khẩu trang vải.
c) Không phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 25. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chung cư được thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra khỏi căn hộ của gia đình.
b) Khách khi đến thăm, rời khỏi và làm việc phải đeo khẩu trang ở không gian bên ngoài căn hộ của gia đình.
c) Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động trong chung cư phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 26. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trường học được thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Người đưa đón trẻ (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường, khi đón trẻ về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón trẻ.
b) Người đưa đón học sinh (cha, mẹ, người giám hộ) phải đeo khẩu trang cho mình khi đưa học sinh đến trường, khi đón học sinh về và nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang. Học sinh phải đeo khẩu trang trong khi đi đến trường và khi ra về. Giáo viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về, khi tiếp xúc với khách đến thăm và làm việc, tiếp xúc với người đưa đón học sinh.
c) Học sinh, sinh viên, học viên phải đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc. Giáo viên, giảng viên, nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại trường phải đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 27. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ, trên phương tiện giao thông công cộng và đối với người điều khiển phương tiện giao hàng hóa được thực hiện theo phương án nào dưới đây?
a) Hành khách khi đến, rời khỏi và trong suốt quá trình chờ đợi, làm thủ tục tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên các phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang.
b) Người điều khiển phương tiện và người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
c) Người điều khiển phương tiện giao hàng hóa phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 28. Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Khách hàng khi đến trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
b) Khách hàng khi rời khỏi trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
c) Khách hàng trong suốt thời gian ở trung tâm thương mại, siêu thị, nơi giao dịch phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 29.Theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì việc đeo khẩu trang tại chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu (bán hàng, sửa chữa,…) thực hiện theo phương án nào sau đây?
a) Người mua hàng khi đến mua bán tại chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
b) Người mua hàng khi rời khỏi chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
c) Người mua hàng trong lúc mua bán tại chợ, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu phải đeo khẩu trang.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 30. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng nào dưới đây bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng?
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh COVID-19.
b) Không xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh COVID-19.
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 31. Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Câu 32. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 1 triệu đồng.
b) 2 triệu đồng.
c) 3 triệu đồng.
d) 4 triệu đồng.
Câu 33. Người không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 1 triệu đồng.
b) 2 triệu đồng.
c) 3 triệu đồng.
d) 4 triệu đồng.
Câu 34. Người che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Câu 35. Cá nhân không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh COVID-19 tại vùng có dịch bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Cá nhân không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 15 triệu đồng.
b) 20 triệu đồng.
c) 25 triệu đồng.
d) 30 triệu đồng.
Câu 37. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt tối đa là bao nhiêu?
a) 25 triệu đồng.
b) 30 triệu đồng.
c) 40 triệu đồng.
d) 50 triệu đồng.
Câu 38. Người nhập cảnh, xuất cảnh trái phép bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 10 triệu đồng;
b) 15 triệu đồng;
c) 20 triệu đồng;
d) 25 triệu đồng.
Câu 39. Người đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
a) 10 triệu đồng.
b) 15 triệu đồng.
c) 20 triệu đồng.
d) 25 triệu đồng.
Câu 40. Người trốn khỏi nơi cách ly hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mà gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thuộc trường hợp vi phạm Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
a) 8 năm tù.
b) 10 năm tù.
c) 12 năm tù.
d) 15 năm tù.
Câu 41. Người trốn khỏi khu vực cách ly, khu vực phong tỏa hoặc không tuân thủ quy định về cách ly hoặc từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thuộc trường hợp vi phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
a) 10 năm tù.
b) 12 năm tù.
c) 14 năm tù.
d) 15 năm tù.
Câu 42. Người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thuộc trường hợp vi phạm Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
a) 6 năm tù.
b) 8 năm tù.
c) 10 năm tù.
d) 12 năm tù.
Câu 43. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính bị xử lý về Tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
a) 11 năm tù.
b) 13 năm tù.
c) 15 năm tù.
d) 17 năm tù.
Câu 44. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
a) 8 năm tù.
b) 10 năm tù.
c) 12 năm tù.
d) 14 năm tù.
Câu 45. Theo quy định khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù theo mức nào dưới đây?
a) Từ 1 năm đến 5 năm
b) Từ 1 năm đến 3 năm
c) Từ 2 năm đến 3 năm
d) Từ 2 năm đến 7 năm
Câu 46. Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu sẽ bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
a) 5 năm tù.
b) 6 năm tù.
c) 7 năm tù.
d) 8 năm tù.
Câu 47. Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa là bao nhiêu năm?
a) 5 năm tù.
b) 6 năm tù.
c) 7 năm tù.
d) 8 năm tù.
Câu 48. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
a) 5 năm tù.
b) 6 năm tù.
c) 7 năm tù.
d) 8 năm tù.
Câu 49. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán bar, karaoke, vũ trường…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cơ quan có thẩm quyền, gây thiệt hại bao nhiêu tiền do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)?
a) Từ 50 triệu đồng trở lên.
b) Từ 30 triệu đồng trở lên.
c) Từ 100 triệu đồng trở lên.
d) Từ 10 triệu đồng trở lên.
Câu 50. Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội gì?
a) Tội buôn lậu.
b) Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
c) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
d) Tội trốn thuế.
Phần II. Câu hỏi phần thi tự luận
(Bài dự thi không quá 1.500 từ)
– Câu hỏi dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: Anh/chị hãy đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội?
– Câu hỏi dành cho người dưới 18 tuổi: Em hãy làm rõ những nội dung trong thông điệp 5 K của Bộ Y tế. Thời gian tới em sẽ làm gì để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 50 câu hỏi thi phòng chống dịch Covid-19 năm 2021 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.