Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ 50 đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa học của các trường nổi tiếng trên toàn quốc (Có đáp án) Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 môn Hóa học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ 50 đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa học

Mời các bạn cùng tải về Bộ 50 đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa học của các trường nổi tiếng trên toàn quốc (Có đáp án). Hi vọng, đây sẽ là hành trang hữu ích cho các bạn thí sinh chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới. Mời các bạn cùng tải về trọn bộ đề để luyện tập và rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa nhé!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)

ĐỀ SỐ 1

SỞ GDĐT
TỈNH VĨNH PHÚC

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề: 303

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic B. Ancol etylic C. Saccarozơ D. Glixerol

Câu 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa. B. Một chất khí và không chất kết tủa.
C. Một chất khí và một chất kết tủa. D. Hỗn hợp hai chất khí.

Câu 3: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2 B. CH2=CH-CH=CH2
C. CH3-COO-CH=CH2 D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 4: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:

A. 186,0 gam B. 111,6 gam C. 55,8 gam D. 93,0 gam

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.
C. Các protein đều dêc tan trong nước.
D. Các amin không độc.

Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3 B. NaOH C. NaHCO3 D. NaCl

Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

A.C17H35COONa B. C17H33COONa C. C15H31COONa D. C17H31COONa

Câu 8: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

Tham khảo thêm:   Quyết định 1191/QĐ-BXD Công bố Định mức chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án

A. 0,05 B. 0,5 C. 0,625 D. 0,0625

Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Sobitol

Câu 10: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?

A. CH3COOCH2CH3 B. CH3COOH
C. CH3COOCH3 D. CH3CH2COOCH3

Câu 11: Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 8,20 B. 6,94 C. 5,74 D. 6,28

Câu 12: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

A. Saccarozơ B. Fructozơ C. Glucozơ D. Amilopectin

Câu 13: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 30,6 B. 27,0 C. 15,3 D. 13,5

Câu 14: Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:

A. 20000 B. 2000 C. 1500 D. 15000

Câu 15: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A. Polietilen B. Poli(vinyl clorua) C. Amilopectin D. Nhựa bakelit

Câu 16: Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Câu 17: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

A. HCOOC6H5 B. CH3COOC2H5 C. HCOOCH3 D. CH3COOCH3

Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.
B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.
C. Polietilen là polime trùng ngưng.
D. Cao su buna có phản ứng cộng.

Câu 19: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Fe, Ni, Sn B. Zn, Cu, Mg C. Hg, Na, Ca D. Al, Fe, CuO

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.
D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường.
B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ.
D. Các polime dễ bay hơi.

Câu 22: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N(CH2)6NH2 B. CH3NHCH3
C. C6H5NH2 D. CH3CH(CH3)NH2

Câu 23: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là:

A. 6 B.3 C. 4 D. 8

Câu 24: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ?

A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulozơ

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:

Tham khảo thêm:   Công văn 1037/2013/TCHQ-GSQL Vướng mắc C/O do Tổng cục Hải quan ban hành

A. 25,5% B. 18,5% C. 20,5% D. 22,5%

Câu 26: Hòa tan m (g) hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư thu được 4,48 (l) khí (đktc). Gíá trị của m là:

A. 7,3 B. 5,84 C. 6,15 D. 3,65

Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

(1) C4H6O2 (M) + NaOH (A) + (B)
(2) (B) + AgNO3 + NH3 +H2O (F)↓ + Ag + NH4NO3
(3) (F) + NaOH (A)↑ + NH3 + H2O

Chất M là:

A. HCOO(CH2)=CH2

B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOCH=CHCH3

D. CH2=CHCOOCH3

Câu 28: Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:

A. CH3OH và NH3

B. CH3OH và CH3NH2

C. CH3NH2 và NH3

D. C2H3OH và N2

Câu 29: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,8 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với tính chất trên là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 30: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp 2 este. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 6,21 gam, còn bình (2) thi được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại este nào sau đây ?

A. Este no, đơn chức, mạch hở B. Este không no
C. Este thơm D. Este đa chức

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muốn Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

A. 2 : 3 B. 3 : 2 C. 2 : 1 D. 1 : 5

Câu 33: Thủy phân m gam hôn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m+ 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ , thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2 , H2O và N2. Dần Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ , các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:

A.35,37% B. 58,92% C. 46,94% D. 50,92%

Câu 34: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cây chổi quét nhà (Dàn ý + 3 mẫu) Bài văn tả đồ vật lớp 5

Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe) ?

A. 4 B. 3 C. 6 D. 5

Câu 35: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,78 gam. Giá trị của m là :

A. 1,95 B. 1,54 C. 1,22 D. 2,02

Câu 36: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất (H) như sau :

Metan Axetilen Vinyl clorua Poli(vinyl clorua).
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế được 1 tấn PVC là :

A. 5589,08 m3 B. 1470,81 m3 C. 5883,25 m3 D. 3883,24 m3

Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.
B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
C. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.
D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.

Câu 38: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch

Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 66,98 B. 39,4 C. 47,28 D. 59,1

Câu 39: Cho các phát biểu sua :

(a) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
(b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hoá đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là:

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 40: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,6 B. 18,85 C. 17,25 D. 16,9

———-HẾT———-

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ 50 đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Hóa học của các trường nổi tiếng trên toàn quốc (Có đáp án) Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 môn Hóa học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *