Bạn đang xem bài viết ✅ Biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo Chương trình giảm nghèo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo mới nhất hiện nay được thực hiện theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành. Theo đó một số biểu mẫu trong đánh giá Chương trình giảm nghèo gồm:

  • Biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình thực hiện theo Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 Phụ lục III;
  • Mẫu Báo cáo giám sát Chương trình 6 tháng, hằng năm, định kỳ, đột xuất thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục II;
  • Mẫu Báo cáo đánh giá Chương trình đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc, hằng năm và đột xuất thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II.

Biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo

Mẫu 01: Báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

CƠ QUAN GIÁM SÁT
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /BC-

……, ngày tháng năm ……

BÁO CÁO GIÁM SÁT

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 6 tháng, cả năm

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Tên đoàn giám sát: ………………………………………..

2. Đối tượng giám sát: ………………………………………..

3. Thời gian giám sát: ……………………………………….

4. Địa bàn giám sát: ………………………………………….

5. Nội dung giám sát:

a) Nội dung giám sát của chủ chương trình

– Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý Chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.

– Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.

– Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).

– Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản Chương trình.

– Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.

– Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

b) Đối với chủ dự án thành phần

– Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.

– Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.

– Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.

– Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

c) Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình

– Nội dung theo dõi:

+ Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần thuộc chương trình theo quy định.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình.

+ Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý.

+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.

+ Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

– Nội dung kiểm tra:

+ Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần.

+ Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT

1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:

a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn) cho Dự án 1.

– Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Số công trình được đầu tư trong đó: đầu tư mới, công trình chuyển ti ếp, công trình duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).

– Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Starter: Lesson One Starter trang 4 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Số công trình được đầu tư mới, duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).

b) Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

– Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

– Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp; ngành nghề dịch vụ; khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

– Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số mô hình hoặc dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo phát triển sản xuất, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu .

– Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn: Số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai được tư vấn dinh dưỡng, số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số trẻ được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng.

+ Tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi): Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng, số trẻ suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

d) Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

– Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:

. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, cơ sở vật chất từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất từ nguồn vốn sự nghiệp.

+ Xây dựng các chuẩn (gồm: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; định mức kinh tế – kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm; quy định giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát triển chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

Tổng số từng chuẩn được xây dựng;

Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Kết quả thực hiện việc phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu.

Kết quả thực hiện việc phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

+ Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm:

Tổng số cuộc điều tra, khảo sát; hình thức, kết quả của điều tra, khảo sát…

Kết quả, phương thức truyền thông, hướng nghiệp.

Kết quả thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm….

+ Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:

Tổng số mô hình triển khai, thực hiện. Đánh giá kết quả…

+ Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp”

. Tổng số người được đào tạo so với nhu cầu (chia từng đối tượng cụ thể);

. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

– Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác;

+ Số người được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: số lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

+ Số cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực.

+ Số lượt người lao động/gia đình người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

– Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững

+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu.

Số máy móc, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp phục vụ lưu trữ, xử lý, cung cấp thông tin thị trường lao động và giao dịch việc làm trực tuyến và vận hành hệ thống quản lý lao động điện tử.

Số phần mềm, ứng dụng được xây dựng phục vụ thu thập, phân tích, phổ biến thông tin thị trường lao động, dự báo thị trường lao động, quản lý lao động.

Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm chơi Bubble Match hay nhất

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc

Số người sử dụng lao động có nhu cầu tìm lao động được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thu thập, cập nhật như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh …).

Số người có nhu cầu tìm việc được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

+ Hỗ trợ giao dịch việc làm

Số phiên giao dịch việc làm/ ngày hội việc làm đã được tổ chức thực hiện, trong đó nêu rõ số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cơ sở đào tạo tham gia và số lao động được hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới) .

+ Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư

Số lao động được thu thập, cập nhật thông tin trên hệ thống phần mềm quản lý lao động (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

+ Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động

Số cuộc khảo sát/điều tra thu thập thông tin thị trường lao động.

Số ấn phẩm phân tích/dự báo thị trường lao động được phổ biến, phát hành.

+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành công

Số lao động được hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) trong đó ghi rõ lao động thuộc đối tượng (hộ nghèo/hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).

đ) Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

– Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác.

– Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở); số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

e) Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

– Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số cán bộ thông tin và truyền thông được nâng cao năng lực.

+ Số cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới được thiết lập.

+ Số điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.

+ Số cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội được tăng cường. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cho khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn để góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã.

+ Số xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo được tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội.

– Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Số cơ quan báo chí, xuất bản được hỗ trợ tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương (số cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo được khen thưởng).

+ Tổ chức xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm, đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi, hình thức khác…) định hướng cho người dân tiếp cận, thụ hưởng Chương trình, dịch vụ xã hội cơ bản về dạy nghề, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.

+ Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp: (số lớp và số người tham dự).

+ Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo hoặc ký hợp đồng đưa tin trên trang điện tử.

+ Tổ chức đối thoại chính sách (số cuộc đối thoại theo từng cấp, số đối tượng hưởng lợi tham gia đối thoại theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).

g) Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

– Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo: Số lớp tập huấn và số lượt cán bộ được tập huấn (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).

+ Tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước: Số lượt và số cán bộ tham dự (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).

– Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).

+ Hoạt động kiểm tra: Số lần (đoàn) giám sát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

+ Tình hình triển khai các hướng dẫn về giám sát và đánh giá.

+ Thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu giảm nghèo: điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo.

(Kèm theo Biểu số 01, Biểu số 02)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về truyện cổ tích mà em yêu thích (12 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

2. Tình hình thực hiện những kiến nghị của lần giám sát trước (nếu có)

3. Tồn tại, vướng mắc

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

2. Tồn tại

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

V. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Tổng hợp các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 theo kỳ báo cáo./.

Nơi nhận:
– …
– …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 02: Báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất

CƠ QUAN BÁO CÁO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /BC-

……, ngày tháng năm ……

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình

– Đánh giá công tác kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

– Đánh giá tình hình chỉ đạo của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.

– Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.

2. Công tác quản lý thực hiện Chương trình

– Đánh giá công tác phối hợp giữa các bộ ngành, sở ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

– Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung đánh giá hằng năm

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

c) Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

d) Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

đ) Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

c) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.

d) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

đ) Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

3. Nội dung đánh giá kết thúc chương trình

a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

b) Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

c) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế – xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).

đ) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

4. Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình

a) Nội dung quy định tại khoản 1 Mục II này.

b) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

a) Kết quả thực hiện các dự án

b) Kết quả thực hiện các mục tiêu

c) Việc thiết kế Chương trình

d) Việc bố trí nguồn lực thực hiện

đ) Về tiến độ thực hiện

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

– Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, và quản lý Chương trình.

– Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

IV. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế

– Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án thuộc Chương trình trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của dự án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu ra của dự án;

– Đề xuất về đối tượng hưởng lợi của Chương trình (cách xác định đối tượng, các đối tượng cần bổ sung…).

2. Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn

– Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện Chương trình.

– Đề xuất về cơ chế quản lý tài chính phù hợp để thúc đẩy tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.

3. Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý Chương trình

– Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp của các Bộ, ngành, sở ngành và các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình.

– Đề xuất về hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình (hệ thống tổ chức quản lý: nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách; công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá…).

– Đề xuất khen thưởng các địa phương có kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình cần nhân rộng.

V. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Tổng hợp các Biểu số 01, Biểu số 02, Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, Biểu số 11, Biểu số 12, Biểu số 13, Biểu số 14, Biểu số 15 theo kỳ đánh giá./.

Nơi nhận:
– …
– …

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung biểu mẫu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biểu mẫu giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo Chương trình giảm nghèo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *