Bạn đang xem bài viết ✅ Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng lăng Bác Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biện pháp tu từ bài Viếng lăng Bác trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com giúp các em nhanh chóng xác định được các biện pháp tu từ đặc sắc được nhà thơ Viễn Phương sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác.

Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương cho chúng ta thấy rõ tình cảm tha thiết, sự xót thương vô hạn mà nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác Hồ kính yêu. Đây không chỉ là nỗi lòng của nhà thơ, mà của hàng triệu trái tim người dân Việt Nam. Ngoài ra, có thể tham khảo biện pháp tu từ trong bài Mùa xuân nho nhỏ. Mời các em cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn:

Biện pháp tu từ bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Viếng lăng Bác

Trả lời:

* Khổ 1:

– Ẩn dụ: Hàng tre -> sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời cho thấy rõ được sức sống bền bỉ của con người Việt Nam

* Khổ 2:

– Ẩn dụ: mặt trời -> sự vĩ đại của Bác

Tham khảo thêm:   Công văn 3726/VPCP-TCCV Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo

=> Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh Bác như một ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời

– Ẩn dụ: tràng hoa -> dòng người

– Hoán dụ: “bảy mươi chín mùa xuân”: Bác kính yêu

=> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn và niềm thương tiếc vô hạn trước sự ra đi của Bác.

– Điệp từ: Ngày ngày

=> tác dụng: nhấn mạnh sự liên tục diễn ra của sự việc

* Khổ 3:

– Nói giảm nói tránh: Giấc ngủ bình yên

=> Nhằm giảm đi nỗi đau mất Bác, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng Bác.

– Ẩn dụ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”

=> tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời khẳng định sư ra đi của Bác sẽ sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh trên cao.

* Khổ 4

Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

=> Điệp từ “Muốn làm”, kết cấu đầu cuối tương ứng: thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến, bịn rịn, thương tiếc không nguôi và biết ơn Bác.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng lăng Bác Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 21/2012/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *