Bạn đang xem bài viết ✅ Biên bản thanh lý tài sản cố định Mẫu 02-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản do doanh nghiệp lập để thanh lý tài sản cố định của đơn vị. Trong biên bản nêu rõ được nguyên giá tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định…

Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định này được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 02-TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày….. tháng….. năm…..

Số:…….….…..

Nợ:….….….

Có:….….….

Căn cứ Quyết định số:…. ngày…. tháng…. năm…. của…….….….…. Về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà:……………………………. Chức vụ……………..… Đại diện……… Trưởng ban

Ông/Bà: …………………………… Chức vụ………….……. Đại diện………Ủy viên

Ông/Bà: …………………………… Chức vụ…………….…. Đại diện………Ủy viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ: ………………………………………………………..

– Số hiệu TSCĐ:……………………………………….. ………………………………………………………..

– Nước sản xuất (xây dựng)……………………….. ………………………………………………………..

– Năm sản xuất…………………………………………. ………………………………………………………..

– Năm đưa vào sử dụng……………………………. Số thẻ TSCĐ……………………………………..

– Nguyên giá TSCĐ…………………………………… ………………………………………………………..

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ……………………………………………………..

– Giá trị còn lại của TSCĐ……………………………. ………………………………………………………..

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

…………………………………………………………… ……………………………………………………………

…………………………………………………………… ……………………………………………………………

Ngày….. tháng…… năm……
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: ………………………… (viết bằng chữ)

– Giá trị thu hồi: ……………………………….….. (viết bằng chữ)

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày…… tháng…… năm……


Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ngày…… tháng…… năm……
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Hướng dẫn lập biên bản thanh lý tài sản cố định

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I.

Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

  • Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
  • Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.
Tham khảo thêm:   TOP game Yu-Gi-Oh hay nhất

Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

Mục IV, kết quả thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biên bản thanh lý tài sản cố định Mẫu 02-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *