Bạn đang xem bài viết ✅ Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (15 môn) Biên bản họp tổ chuyên môn chọn SGK lớp 11 theo Thông tư 25 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng ghi lại toàn bộ nội dung chính trong buổi họp tổ chuyên môn nhận xét SGK lớp 11 theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT.

Mẫu biên bản lựa chọn SGK lớp 11 của tổ chuyên môn gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn

TRƯỜNG ……
TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 – 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng .. năm 2023

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Phan Huy Dũng (Chủ biên) – Trần Ngọc Hiếu –Đặng Lưu – Trần Hạnh Mai – Hà Văn Minh – Nguyễn Thị Ngọc Minh – Nguyễn Thị Nương – Đỗ Hải Phong – Nguyễn Thị Hồng Vân

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn.

Trong SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống, mọi ngữ liệu đều có nội dung phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn. Tất cả các đề tài viết, nói và nghe được gợi ý cũng đảm bảo yêu cầu này.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,…).

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống luôn tạo điều kiện cho mọi học sinh biết huy động những trải nghiệm của bản thân trong quá trình sinh sống và học tập ở địa phương để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do vậy, mặc dù không hướng về một đối tượng học sinh chuyên biệt và về một địa phương cụ thể nào đó, nội dung sách vẫn không gây “xung đột” với với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Cấu trúc SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có tính mở, mỗi hoạt động đều nêu nhiều khả năng triển khai mà giáo viên và học sinh các vùng miền khác nhau có thể quyết định chọn lấy phương án phù hợp nhất, tuỳ theo điều kiện dạy – học của từng nơi.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được Bộ Tài chính duyệt giá bán sách, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân địa phương và có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn sát với chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, cũng sát với các nội dung tập huấn về môn học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai trong mấy năm gần đây, vì vậy, hoàn toàn phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục đã thực hiện ở địa phương.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Tất cả các hoạt động trong SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều mang tính “mở” về hình thức tổ chức. Mỗi hoạt động đều chấp nhận nhiều cách triển khai khác nhau với điều kiện phải nhằm tới mục tiêu đã xác định. GV được chủ động phân bố lại số tiết cho từng hoạt động, thay thế ngữ liệu đã có bằng ngữ liệu phù hợp hơn, miễn sao đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bài học và chương trình.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có nhiều bài học và ngữ liệu có thể được dạy học theo hướng tích hợp liên môn nhằm góp phần hình thành cho HS những năng lực chung và hình thành những phẩm chất cần thiết theo quy định trong chương trình. Ví dụ: Bài học 9 hướng tới việc lựa chọn và hành động, có thể được dạy học tích hợp với một số nội dung của môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; các ngữ liệu đưa vào Bài 3, Bài 8, Bài 9 đề cập nhiều vấn đề có điểm giao thoa với nội dung các môn học như Mĩ thuật, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,…

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp GV có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của HS.

Tất cả các bài học trong SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình. Các lệnh hoạt động và kết quả cần đạt của hoạt động đều được thể hiện tường minh, theo đó, GV có thể sử dụng chính kết quả hoạt động để đánh giá người học. Cuối các bài học đều có những yêu cầu về tự đánh giá, đánh giá, được diễn đạt theo những hình thức đa dạng, phù hợp với nội dung của từng bài học.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và GV tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các bài học của SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống nêu rõ ràng yêu cầu cần đạt đối với từng hoạt động nhưng gợi ý và chấp nhận nhiều hướng tổ chức khác nhau đối với những hoạt động đó. GV được quyền chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi ngữ liệu bài học, điều chỉnh trật tự các phần nội dung, phân bố lại số tiết dành cho từng hoạt động khi xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy, miễn không xa rời các mục tiêu giáo dục, dạy học đã xác định.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi HS.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 11 với những ngữ liệu được chọn lọc, mang theo hơi thở của cuộc sống đương đại; các ngữ liệu mang tính kinh điển cũng được định hướng tìm hiểu, khai thác xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống hôm nay. Văn bản nói về trí tuệ nhân tạo ở Bài 8 có thể gợi nhiều hứng thú cho học sinh trong bối cảnh ChatGPT đang được ứng dụng rộng rãi.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống chú ý đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh được thể hiện trên các bình diện nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tương tác trong dạy học. Nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh được gợi ý. Có những biện pháp tác động vào nội dung dạy học thể hiện ở các lệnh hoạt động, các bài tập, có những biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức dạy học, có những biện pháp tác động vào phương tiện dạy học, có những biện pháp tác động vào quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp HS xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của HS.

Tất cả các hoạt động được yêu cầu thực hiện trong SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều rõ ràng về:

– Tên hoạt động

– Sản phẩm cần đạt được sau hoạt động

– Những chỉ dẫn cách thực hiện hoạt động.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.sachthietbigiaoduc.vn

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,…) của địa phương.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung hấp dẫn, gần gũi với HS, các hoạt động được gợi ý tổ chức theo hình thức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,…) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT, vì vậy địa phương có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học được chuẩn bị theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và những thiết bị dạy học khác được giáo viên và học sinh tự làm.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2403/QĐ-TTG Về việc điều động, bổ nhiệm ông Lại Văn Đạo giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

TÊN SÁCH: CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) – Phan Huy Dũng (Chủ biên) – Trần Hạnh Mai – Hà Văn Minh – Đỗ Hải Phong – Nguyễn Thị Hồng Vân

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có nội dung hoàn toàn phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,… trên địa bàn.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,…).

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống tuy có tính đặc thù về nội dung nhưng hoàn toàn có thể triển khai dạy học dựa trên đặc điểm các ngành kinh tế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đã đưa ra nhiều phương án thực hiện các nội dung học tập theo những tầng bậc khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trên từng địa bàn rộng đường lựa chọn phương án dạy học phù hợp mà vẫn đạt hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu đề ra.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được Bộ Tài chính duyệt giá bán sách, phù hợp với kinh tế của người dân địa phương và có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống tiếp nối các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương trên cơ sở xác định một số hoạt động trung tâm với với những hướng dẫn chi tiết về cách tổ chức. Theo đó, nội dung chuyên đề hoàn toàn phù hợp với điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Tất cả các hoạt động trong CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có thể được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau và các hình thức triển khai đó đã được dự kiến đầy đủ, khiến giáo viên và học sinh có thể dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mình.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống luôn nhấn mạnh khả năng ứng dụng những gì được học với những bài tập, dự án vừa tầm của học sinh. Khi thực hiện các bài tập, dự án này, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có thể huy động kiến thức đã được học từ nhiều môn khác để giải quyết nhưng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp GV có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của HS.

Qua việc theo dõi hoạt động học tập của học sinh với CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên sẽ có thêm tham số đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người học.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và GV tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Trong việc bố trí dạy học các chuyên đề trong CĐHT NV11 – Kết nối tri thức với cuộc sống, các trường được quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phù hợp với tiến độ dạy học chung của năm học, kế thừa được toàn bộ những kết quả đã đạt được với chương trình bắt buộc.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi HS.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đưa đến những kiến thức hữu ích, được trình bày trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh. Bên cạnh đó, những yêu cầu hoạt động cũng được thiết kế theo nhiều tầng bậc, giúp học sinh có được cơ hội được lựa chọn thực hiện yêu cầu nào vừa tầm với kiến thức, trải nghiệm và những kĩ năng hiện có của mình.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống không đặt trọng tâm vào việc bổ sung các tri thức lí thuyết cho học sinh mà vào việc gợi ý thực hiện các hoạt động trên cơ sở những gì học sinh đã được học trong chương trình bắt buộc. Vì vậy, học sinh có thể tiếp nhận, học tập chuyên đề một cách hứng thú, có hiệu quả.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp HS xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của HS.

Tất cả các hoạt động trong CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều rõ ràng về:

– Tên hoạt động

– Sản phẩm cần đạt được sau hoạt động

– Chỉ dẫn cách thực hiện hoạt động.

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các trang Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.sachthietbigiaoduc.vn

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,…) của địa phương.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đã dự kiến được sự khác nhau của điều kiện học tập ở từng địa phương, vì vậy, khi đặt ra yêu cầu thực hiện các hoạt động, các chuyên đề không hướng tới những mục tiêu quá cao xa, vì vậy, theo cơ sở vật chất hiện có, địa phương vẫn có thể tổ chức dạy học một cách hiệu quả.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

CĐHT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có đặt ra những yêu cầu hợp lí đối với việc sử dụng các thiết bị dạy học. Trong điều kiện dạy học cụ thể của địa phương, đó là những yêu cầu hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 4 Bài 2: Em tập tìm thông tin trên Internet Giải Tin học lớp 4 Cánh diều trang 18, 19

III. KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa NGỮ VĂN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP NGỮ VĂN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) và PGS.TS Phan Huy Dũng (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 11 môn Toán

TRƯỜNG THPT ……
TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA VÀ CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỚP 11
THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 – 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi ……. giờ …… phút ngày …… tháng ….. năm 2023

Địa điểm: Phòng Giáo viên

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH:

1. SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên); Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (Đồng Chủ biên); Trần Mạnh Cường, Lê Văn Cường, Nguyễn Đạt Đăng, Lê Văn Hiện, Phan Thanh Hồng, Trần Đình Kế, Phạm Anh Minh, Nguyễn Thị Kim Sơn.

2. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TOÁN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên); Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn (Đồng Chủ biên); Lê Văn Cường, Phạm Anh Minh.

Sau đây gọi tắt là bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống (bao gồm SGK Toán 11 và Chuyên đề học tập Toán 11).

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của bộ sách

TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền, … trên địa bàn.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương. SGK TOÁN 11 gồm hai tập với 9 chương và các Hoạt động thực hành trải nghiệm bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Toán năm 2018; có nội dung đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đối tượng giáo viên, học sinh. Chuyên đề học tập Toán 11 gồm 3 chuyên đề, theo đúng yêu cầu của Chương trình.

– Có thể triển khai tốt nhất với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương.

– Có thể bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế địa phương.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp, …).

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống xây dựng được nhiều hoạt động cho học sinh cơ hội trải nghiệm, tương tác,… về giáo dục tài chính, các hoạt động có nội dung liên môn, gắn với thực tiễn, kết nối với cuộc sống tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động tìm hiểu đặc điểm các ngành kinh tế địa phương.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được viết theo các chương, các hoạt động thực hành trải nghiệm, các chuyên đề với gợi ý thời lượng thực hiện cho từng bài học đảm bảo cho giáo viên có thể điều chỉnh linh hoạt trong khi xây dựng kế hoạch dạy học cũng như tổ chức dạy học. Có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và năng lực học tập của các nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.

– GV có thể bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế địa phương.

– Các hoạt động thực hành trải nghiệm được viết thành phần riêng, theo dạng các hoạt động và hướng tới dạy học dự án, giúp từng bước từng bước hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát triển. Giáo viên hoàn toàn chủ động, sáng tạo chọn nội dung để thực hiện hoạt động thực hành trải nghiệm.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được thiết kế để không có chỗ cho HS viết, vẽ vào sách nên có thể sử dụng lâu dài.

Số trang vừa đủ giúp giá sách giảm tối đa, giá SGK Toán 11 và Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có cấu trúc bài học gồm nhiều cấu phần được thiết kế phù hợp với bốn bước lên lớp:

1/ Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập (cấu phần Bài toán/tình huống mở đầu)

2/ Hình thành kiến thức, giải quyết vấn đề (cấu phần Hoạt động hình thành kiến thức).

3/ Luyện tập, củng cố, hệ thống hóa (cấu phần Câu hỏi/Ví dụ, Luyện tập, Thực hành).

4/ Vận dụng và tìm tòi sáng tạo (cấu phần Vận dụng).

Cấu trúc bài học này giúp giáo viên soạn bài nhanh chóng và dễ dàng, tạo nhiều cơ hội cho HS hình thành và phát triển năng lực toán học.

– Các tình huống/bài toán thực tế mở đầu và trong phần Vận dụng được thiết kế nhằm giúp kết nối kiến thức trong bài học với cuộc sống.

– Các cấu phần trong bài học được thiết kế giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động trên lớp, cũng như thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên HS.

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều mở về hình thức tổ chức hoạt động. Khi tổ chức dạy học, GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, để đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống kết nối, tích hợp, tương tác tối đa với các môn học và các hoạt động giáo dục khác để đạt mục tiêu giáo dục từ đó hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

– Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; đảm bảo tích tích hợp (nội môn và liên môn), tính phân hoá; có nhiều ví dụ, bài tập thể hiện ứng dụng của toán học trong thực tiễn và trong các môn học liên quan.

– Các hoạt động được chỉ dẫn rõ ràng và vừa sức với học sinh.

– Đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.

– Phương pháp tiếp cận kiến thức trong TOÁN 11 giúp cho học sinh dễ tiếp thu và quán triệt tư tưởng:

· Thể hiện được thông điệp của bộ sách: “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

· Phù hợp với quy luật của nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

Với tư tưởng đó, TOÁN 11 lựa chọn hai con đường tiếp cận kiến thức chủ yếu:

Đối với các khái niệm mới, con đường tiếp cận là: bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, chuyển sang hình ảnh trực quan, và cuối cùng là trừu tượng hoá thành khái niệm toán học.

Để phát triển mở rộng các kiến thức mà học sinh đã học, con đường tiếp cận là: qua một trải nghiệm (trong toán học hoặc trong thực tiễn đời sống) để gợi cho học sinh nhớ lại điều đã học ở lớp dưới, hoặc là một trường hợp riêng. Từ đó củng cố, mở rộng, hình thành và phát triển kiến thức.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tất cả các bài của bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn chặt với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong Chương trình:

– Thể hiện rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt; đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa, giúp giáo viên có thể đánh giá được năng lực, phẩm chất của học sinh.

– Phần Thuật ngữ và Kiến thức, kĩ năng ở đầu mỗi bài học nêu đầy đủ và cụ thể về các yêu cầu và mức độ cần đạt được quy định ở Chương trình môn Toán. Điều này giúp học sinh biết được mình cần học tập, tìm hiểu để nắm được nhưng nội dung gì; giúp giáo viên dựa vào đó để đánh giá được học sinh. Ngoài ra, hệ thống bài tập sau mỗi bài học và bài tập cuối chương cũng giúp GV lấy làm cơ sở để đánh giá học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Các nội dung của bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được viết theo hướng mở. GV chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn, thay đổi nội dung chất liệu bài toán/tình huống.

– Tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

– Các hoạt động thực hành trải nghiệm được viết thành phần riêng, theo dạng các hoạt động và hướng tới dạy học dự án, giúp từng bước hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát triển. Giáo viên hoàn toàn chủ động, sáng tạo chọn nội dung để thực hiện tuỳ theo điều kiện thực tế.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh:

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh lớp 11.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực.

– Các hoạt động được chỉ dẫn rõ ràng và vừa sức HS.

– Đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.

– Về phương pháp tiếp cận kiến thức giúp cho học sinh dễ tiếp thu. Phương pháp tiếp cận kiến thức trong sách TOÁN 11 quán triệt tư tưởng:

Một là thể hiện được thông điệp của bộ sách: “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Hai là phù hợp với quy luật của nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

– Nội dung bài học, bài tập được chọn lọc ở mức độ vừa đủ và vừa sức, số lượng bài tập giảm nhiều so với sách hiện hành, chủ yếu ở mức độ cơ bản, đúng yêu cầu cần đạt của Chương trình, chú trọng những bài tập thể hiện ứng dụng của toán học.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống thiết kế các hoạt động vừa sức, phù hợp với học sinh. Sách được viết bằng ngôn ngữ chuẩn mực, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các em HS lớp 11. Sách được in 4 màu, hình thức đẹp, kênh chữ và kênh hình hài hòa, thu hút, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Tất cả các hoạt động trong sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực toán học như giải quyết vấn đề, tính toán, sử dụng công cụ, mô hình hoá,…

– Thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn các kĩ năng.

– Nội dung sách được trình bày theo hướng tích hợp, đặc biệt là tích hợp liên môn, thể hiện rõ ứng dụng của Toán học trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học và trong thực tiễn. Trong sách TOÁN 11, có nhiều bài toán có nguồn gốc thực tế, hoặc có nội dung liên quan đến những môn học khác; có những vấn đề mang tính giáo dục và nâng cao hiểu biết xã hội của học sinh.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

· Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có tính mở, có phiên bản điện tử và các tài liệu tham khảo hỗ trợ; tạo điều kiện cho nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tối thiểu hoặc tối ưu theo đặc điểm vùng miền. Cụ thể NXB Giáo dục Việt Nam có các trang cung cấp học liệu điện tử và hướng dẫn giúp GV và HS trong quá trình dạy và học:

Taphuan.nxbgd.vn : Dành cho GV, giúp tập huấn giáo viên trực tuyến. Tập huấn là nền tảng tập huấn giáo viên trực tuyến của NXB Giáo dục Việt Nam, phục vụ việc tiếp nhận tài liệu, thông tin… chính thống từ NXB tới các cấp quản lí giáo dục tại địa phương và giáo viên toàn quốc trong quá trình tập huấn tiếp cận chương trình giáo dục.

Hanhtrangso.nxbgd.vn : Cung cấp học liệu điện tử cho học sinh. Hành trang số là nền tảng sách điện tử của NXB Giáo dục Việt Nam. Song hành với các bộ Sách giáo khoa, Hành trang số mang sứ mệnh mở ra kho tri thức rộng lớn và hỗ trợ việc học tập trực tuyến của học sinh, cũng như giảng dạy của giáo viên.

· Ngoài ra giáo viên và học sinh còn có thể trao đổi với các biên tập viên, tác giả qua các mạng xã hội như facebook , zalo ,…

Trang facebook của Bộ sách:

Sách giáo khoa “Kết nối Tri thức với Cuộc sống”

Nhóm facebook của TOÁN 11

SGK TOÁN 11 – Kết nối TTVCS

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, …) của địa phương.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống có các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, …) của địa phương.

– Có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Bộ sách TOÁN 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT; vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, hoặc thiết bị dạy học đơn giản, có thể tự làm.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa Sông núi nước Nam với Nước Đại Việt ta Văn mẫu lớp 9 Cánh diều

III. KẾT LUẬN: SGK Toán 11 và Chuyên đề học tập Toán 11 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) là phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học của Nhà Trường.

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%).

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn Sách giáo khoa TOÁN 11 và Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống của nhóm tác giả Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm học tiếp theo.

…..

>> Tải file để tham khảo các môn còn lại!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (15 môn) Biên bản họp tổ chuyên môn chọn SGK lớp 11 theo Thông tư 25 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *