Bạn đang xem bài viết ✅ Biên bản kiểm kê tài sản cố định Mẫu 05-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch.

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 05 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Thời điểm kiểm kê…… giờ…… ngày…… tháng…… năm……

Ban kiểm kê gồm:

– Ông/Bà………………………Chức vụ……….……….. Đại diện……. Trưởng ban

– Ông/Bà…………………..…Chức vụ………….…….. Đại diện………….. Ủy viên

– Ông/Bà…………………..…Chức vụ………………… Đại diện……………. Ủy viên

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

Tham khảo thêm:   Đề nghị hưởng trợ cấp một lần Biểu mẫu về BHTN


Giám đốc
(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)


Kế toán
trưởng
(Ký, họ tên)

……..ngày…… tháng…… năm……
Trưởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên)

Hướng dẫn lập biên bản kiểm kê tài sản cố định

Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.

Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (… giờ … ngày … tháng … năm …).

Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1, 2, 3.

Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4, 5, 6.

Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7, 8, 9.

Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét.

Tham khảo thêm:   Nghị định 19/2017/NĐ-CP Quy định mới về tiền lương, phụ cấp của công nhân, viên chức quốc phòng Chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và phụ cấp thâm niên viên chức quốc phòng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biên bản kiểm kê tài sản cố định Mẫu 05-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *