Bạn đang xem bài viết ✅ Báo cáo kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Báo cáo thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất hiện nay được thực hiện theo Thông tư 11/2021/TT-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng là một nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vậy dưới đây là mẫu báo cáo kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, mời các bạn cùng theo dõi.

ĐƠN VỊ THM TRA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Số hiệu văn bản)

V/v: Kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư ………….

.., ngày … tháng … năm

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA TỐNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: …………………………………………………………………………….

Địa điểm: ……………………..………………………………………………….

Kính gửi: (Tên Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của (tên Chủ đầu tư) về việc thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án) và hợp đồng (số hiệu hợp đồng). Sau khi nghiên cứu hồ sơ, (đơn vị thẩm tra) có ý kiến như sau:

1. Khái quát về dự án

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng phần mềm nhập điểm VnEdu Cách đăng nhập, nhập điểm trên phần mềm VnEdu

– Tên dự án, công trình; địa điểm xây dựng, quy mô, thời gian thực hiện,…;

– Chủ đầu tư; đơn vị tư vấn lập dự án,…;

– Quá trình thực hiện công tác chuẩn bị dự án.

2. Các cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng trong thẩm tra

– Pháp luật về xây dựng (Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Các Thông tư hướng dẫn Nghị định);

– Pháp luật về đầu tư công (đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công);

– Pháp luật về PPP (đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư);

– Các văn bản pháp lý và tài liệu khác có liên quan đến xác định tổng mức đầu tư.

3. Hồ sơ, tài liệu của dự án

– Quyết định phê duyệt chủ trương dự án;

– Hồ sơ dự án (bao gồm thuyết minh BCNCKT, chi tiết tính toán tổng mức đầu tư, thuyết minh thiết kế cơ sở, thiết kế cơ sở);

– Kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu có);

– Hồ sơ tài liệu và các văn bản pháp lý của dự án;

– Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến dự án.

4. Nhận xét về cơ sở pháp lý và hồ sơ tổng mức đầu tư xây dựng

– Nhận xét về cơ sở pháp lý lập tổng mức đầu tư;

– Nhận xét về phương pháp lập tổng mức đầu tư xây dựng được lựa chọn tính toán;

– Nhận xét về các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới) Ôn tập giữa học kì 2 Văn 10 sách KNTT, Cánh diều, CTST

– Kết luận về đủ hay không đủ điều kiện thẩm tra.

5. Nguyên tắc thẩm tra

– Phạm vi thực hiện thẩm tra, các nội dung không thực hiện thẩm tra (nếu có), lý do….

– Về phương pháp xác định tổng mức đầu tư;

– Về cơ cấu, nội dung các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

– Cơ sở xác định khối lượng, định mức, đơn giá trong tổng mức đầu tư;

– Cơ sở xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

– …

6. Kết quả thẩm tra

– Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định tổng mức đầu tư xây dựng;

– Sự phù hợp của tổng mức đầu tư xây dựng với sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc chủ trương đầu tư được phê duyệt;

– Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng trên cơ sở mức độ chi tiết của thiết kế cơ sở với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và các yêu cầu cần thiết khác của dự án;

– Kiểm tra sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng; sự đầy đủ của các khối lượng quy mô công suất, năng lực phục vụ, sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng so với thiết kế cơ sở của dự án; việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; sự phù hợp trong việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự, mặt bằng giá thị trường và các công cụ cần thiết khác để xác định tổng mức đầu tư xây dựng.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 trường Tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 theo Thông tư 22

Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án) sau thẩm tra như sau:

Đơn vị tính: …

STT Nội dung chi phí Giá trị sơ bộ TMĐT Giá trị đề nghị thẩm tra Giá trị thẩm tra Tăng, giảm (+/-)
[1] [2] [3] [4] [5] [6]
1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2 Chi phí xây dựng
3 Chi phí thiết bị
4 Chi phí quản lý dự án
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
6 Chi phí khác
7 Chi phí dự phòng
Tổng cộng

(có phụ lục chi tiết kèm theo)

7. Nguyên nhân tăng, giảm tng mức đầu tư

(Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm chủ yếu của các chi phí trong tổng mức đầu tư)

8. Kết luận và kiến nghị

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

NGƯỜI THM TRA
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, số …

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

ĐƠN VỊ THM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Báo cáo kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *