Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh Xếp loại hạnh kiểm học sinh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh là một trong những biểu mẫu thông dụng được dùng trong các cơ sở giáo dục phổ thông các cấp học vào mỗi dịp cuối học kì 1 và cuối học kì 2.

Mẫu xếp loại hạnh kiểm học sinh được lập ra để thống kê danh sách xếp loại hạnh kiểm của các bạn học sinh trong lớp. Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh dựa vào ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp … Ngoài ra các bạn xem thêm biên bản xếp loại hạnh kiểm học sinh.

Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh – Mẫu 1

TRƯỜNG THCS …………

LỚP …………….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

BẢNG XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH

HỌC KỲ …. NĂM HỌC 20… – 20….

TT Họ và tên học sinh Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm của GVCN Điều chỉnh XL về HK của HĐSP (nếu có)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

* Tổng hợp về kết quả xếp loại hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm:

– Loại tốt: …..; tỉ lệ %: – Loại khá: …..; tỉ lệ %:

– Loại TB: …..; tỉ lệ %: – Loại yếu: …..; tỉ lệ %:

* Tổng hợp về kết quả xếp loại hạnh kiểm của Hội đồng sư phạm nhà trường:

– Loại tốt: …..; tỉ lệ %: – Loại khá: …..; tỉ lệ %:

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B Sở GD&ĐT Nghệ An

– Loại TB: …..; tỉ lệ %: – Loại yếu: …..; tỉ lệ %:

……. ngày … tháng … năm 20
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
(Ký và ghi rõ họ tên)

* Lưu ý: GVCN tổ chức xếp loại hạnh kiểm học sinh theo mẫu này và thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong cuộc họp xét duyệt hạnh kiểm của học sinh do nhà trường tổ chức

Xếp loại hạnh kiểm học sinh – Mẫu 2

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……….

TRƯỜNG ………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH – NĂM HỌC ………………..

LỚP: ………………. (GVCN …………………)

STT HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH NỮ TS NGÀY NGHỈ DỰ KIẾN
P F
1    
2    
3    
4    
5    
6    
7    
8    
9    
10    

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh THPT

Theo Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm sẽ được căn cứ vào yếu tố sau:

– Biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

– Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đồng thời, hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đồng hồ Mặt Trời trang 90 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 12

Đồng thời tại Điều 4 Quy chế này có quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, cụ thể:

Xếp loại

Tiêu chí

Loại Tốt

– Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

– Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

– Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

– Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

– Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

– Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

Loại Khá

Thực hiện được những quy định tại Loại Tốt nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

Loại Trung bình

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Loại Tốt nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

Loại Yếu

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp Loại Trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

– Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

– Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

– Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Tham khảo thêm:   Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Biểu mẫu thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm theo căn cứ nào?

1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:

a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Xếp loại hạnh kiểm:

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh Xếp loại hạnh kiểm học sinh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *