Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng chấm công nhân viên Bảng chấm công ngày làm việc cho nhân viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bảng chấm công nhân viên là biểu mẫu được dùng để theo dõi ngày công, chế độ, trợ cấp, nghỉ hưởng chế độ BHXH, để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của làm căn cứ tính toán tiền lương cho mỗi nhân viên.

Có rất nhiều loại bảng chấm công như: bảng chấm công toàn thời gian, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng chấm công luân phiên, bảng chấm công tiếng Anh… Vậy sau đây là mẫu bảng chấm công nhân viên và hướng dẫn cách lập, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.

Khái niệm bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là căn cứ quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ BHXH, để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, qua đó làm cơ sở để trả lương.

Đối với một số mô hình doanh nghiệp, chấm công không quá quan trọng nhưng để xây dựng doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài thì chấm công là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:   Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 18

Bảng chấm công hàng ngày

TÊN ĐƠN VỊ: …

Bảng chấm công nhân viên

Tháng…. năm 20…..

STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Tổng cộng Ngày nghỉ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Nghỉ không lương Nghỉ lễ Nghỉ phép
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Ký hiệu chấm công:

– Ốm, điều dưỡng: Ô
– Con ốm: Cô
– Thai sản: TS
– Tai nạn: T
– Chủ nhật CN
– Nghỉ lễ NL
– Nghỉ bù: NB
– Nghỉ nửa ngày không lương: 1/2K
– Nghỉ không lương: K
– Ngừng việc: N
– Nghỉ phép: P
– Nghỉ nửa ngày tính phép: 1/2P
– Làm nửa ngày công: NN

Bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ là một loại chứng từ kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác tính lương của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các tổ chức hoạt động sản xuất. Vừa phản ánh chính xác được giờ làm thêm của người lao động vừa đảm bảo được sự minh bạch, công bằng giữa người lao động với nhau.

Đơn vị:……………

Địa chỉ:……………

Mẫu số: 01b-LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Số:…………………..

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng…………….năm……………

STT Họ và tên Ngày trong tháng Cộng giờ làm thêm
1 2 31 Ngày
làm việc
Ngày
thứ bảy,
chủ nhật
Ngày
lễ, tết
Làm đêm
A B 1 2 31 32 33 34 35

Cộng

Ký hiệu chấm công:

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ………….đến giờ:………………….)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ…………đến giờ……….)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ…………….đến giờ……………………)

Đ: Làm thêm buổi đêm (Từ giờ…………….đến giờ………………………..)

Ngày……tháng…….năm……..

Xác nhận của bộ phận (phòng ban)
có người làm thêm
(Ký, họ tên)

Người chấm công
(Ký, họ tên)

Người duyệt
(Ký, họ tên)

Bảng chấm công bằng tiếng Anh

Weekly Employee Timesheet

[Company Name]

Employee Name:______________________

[Address 1]

[Address 1]

Supervisor Name:______________________

[City, State ZIP]

[Phone]

Week of: ______________________

Day of Week Regular
Hrs
Overtime
Hrs
Sick Vacation Holiday Unpaid
Leave
Other TOTAL
Hrs
Mon 0.00
Tue 0.00
Wed 0.00
Thu 0.00
Fri 0.00
Sat 0.00
Sun 0.00
Total Hrs: 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Total Hours Reported: 0.00

Employee Signature Date

Supervisor Signature Date

Hướng dẫn lập bảng chấm công

1. Hàng ngày, trưởng phòng, ban, bộ phận,… hoặc người được ủy quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong tháng theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

2. Phương pháp chấm công:

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để thực hiện phương pháp chấm công thích hợp và hiệu quả.

Mẫu Bảng chấm công trên đây được thực hiện theo phương pháp chấm công theo ngày. Theo đó, người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm các việc khác như học tập, hội nghị, nghỉ chế độ,… thì dùng ký hiệu tương ứng để chấm công cho ngày đó.

3. Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và tối đa 31 ngày tùy theo tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần. Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình.

4. Người lao động làm việc tại đơn vị đủ thời gian theo hợp đồng lao động, nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính là 01 công và đánh dấu “x” vào ngày đó.

Các trường hợp khác đánh dấu theo ký hiệu tương ứng.

5. Tổng hợp công theo tháng (Từ cột 35 – cột 39):

– SP: Tổng số công làm việc trong tháng của người lao động;

– P: Tổng số ngày người lao động nghỉ phép trong tháng;

– L: Tổng số ngày nghỉ lễ trong tháng theo quy định của Nhà nước (ban gồm ngày nghỉ chính thức và ngày nghỉ bù);

– Ô: Tổng số ngày người lao động nghỉ ốm trong tháng (nếu có);

– CĐ: Tổng số ngày người lao động nghỉ hưởng chế độ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ không hưởng lương, lao động nghĩa vụ,…)

6. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan (Đơn xin nghỉ mát, Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng chấm công nhân viên Bảng chấm công ngày làm việc cho nhân viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Công văn 4919/VPCP-KTTH Hoạt động tạm nhập tái xuất và tăng cường chống buôn lậu mặt hàng đường

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *