Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng cân đối tài khoản Mẫu F01-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu F01-DNN: Bảng cân đối tài khoản được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm, hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo, từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu trên bảng cân đối tài khoản sẽ là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính. Chi tiết mẫu bảng cân đối kế toán và cách lập mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Mẫu Bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị báo cáo: …………………

Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số F01 – DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Năm …

Đơn vị tính: …

Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Nợ Nợ Nợ
A B 1 2 3 4 5 6
Tổng cộng
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi trắc nghiệm môn Toán lớp 12 THPT Quốc gia năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán trắc nghiệm có đáp án

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

Lập, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Hướng dẫn Bảng cân đối tài khoản

* Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản:

Phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

* Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

– Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

– Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng), trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

+ Cột A, B – Ghi số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.

Tham khảo thêm:   Thơ về tình bạn Bài thơ về tình bạn

+ Cột 1, 2 – “Số dư đầu kỳ”:

Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

+ Cột 3, 4 – “Số phát sinh trong kỳ”

Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

+ Cột 5, 6 – “Số dư cuối kỳ”

Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này.

Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng cân đối tài khoản Mẫu F01-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 11 Bài tập cuối tuần lớp 2

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *