Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khêu là tài liệu được chúng tôi sưu tầm từ những bài văn hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc và đăng tải tại đây.

Để tỏ đau xót khi người bạn của mình đã ra đi, Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ Khóc Dương Khuê. Dưới đây là dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khêu, mời các bạn cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê” : Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam

II. Thân bài

– Giới thiệu về tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn

– Nỗi đau buồn của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê: Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến

– Nhắc lại những kỉ niệm của đôi bạn tri kỉ: Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị

– Nỗi buồn mất bạn hòa chung với nỗi buồn mất nước: Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước

III. Kết bài:

– Ý nghĩa bài thơ “Khóc Dương Khuê”: Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê – Mẫu 1

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) để lại khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong đó có ngót một trăm bài thơ viết về tình bạn. Có bài như “Bạn đến chơi nhà” thì hầu như ai cũng biết. Viết về Dương Khuê (1839 – 1902) bạn chí thân của mình, Nguyễn Khuyến đã có bốn bài thơ chữ Hán. Riêng bài thơ thứ tư “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư” (Viếng bạn đồng khoa là Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư) được tác giả dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê”.

Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm có 38 câu thơ.

Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta“.

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời”, một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Tham khảo thêm:   Nghị định 09/2019/NĐ-CP Quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước

Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính” và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi… Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác… Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở”…

Phần thứ hai gồm 24 câu thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời”.

Các từ ngữ “sớm hôm”, “cùng nhau”, “từ trước đến sau” thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tao nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy.

Nhớ những cuộc du ngoạn, thăm thú nơi “dặm khách” chan hòa với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền: “Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”. Nhớ những lần cùng nhau đi hát ả đào nơi lầu cao, thưởng thức cung đàn, giọng hát:

“Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”.

Cầm xoang nghĩa là cung đàn, giọng hát, “Từng gác cheo leo” như còn gợi lại cảm giác ngây ngất trên lầu cao của đôi bạn tri âm sành điệu. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê rất sành nghệ thuật hát ả đào, đã sáng tác nhiều hài hát nói nổi tiếng.

Người xưa có nói: “Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu – Thi hội tri âm bán cú đa”. Bạn tri âm trong hội thơ (chỉ nghe qua) nửa câu thơ đã là nhiều không cần dài lời cũng đủ hiểu bạn. Nguyễn Khuyến nhớ lại những lần cùng bạn uống rượu làm thơ:

“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi hàn soạn câu văn
Biết bao đông bích điển phần trước sau”.

Chén quỳnh tương là chén ngọc, một cách nói sang trọng. “Rượu ngon cùng nhắp” và hình ảnh “âm ắp bầu xuân” như còn giữ lại một tình bạn trong hương vị nồng nàn, hứng khởi. Nhắc tới chuyện bàn soạn văn chương thì đầy ắp những sách vở, điển cố.

Hai chữ “đông bích, điển phần” biểu lộ niềm tự hào kín đáo của những nhà nho học rộng tài cao.

Nguyễn Khuyến đã sử dụng cách diễn đạt trùng điệp hai nhóm từ ngữ: “Cũng có lúc” và “có khi” đan chéo vào nhau, bốn lần xuất hiện trên tám dòng thơ, vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha. Những kỉ niệm ấy vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ vể tình bạn, không bao giờ có thể quên được.

Có kỉ niệm vui, có kỉ niệm buồn. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng làm quan to dưới thời nhà Nguyễn. Nhưng rồi đất nước ta bị xâm lăng, dân tộc ta bị giặc Pháp thống trị, là kẻ sĩ, là nhà nho “cùng nhau hoạn nạn”. Cách ứng xử của mỗi người đểu có chỗ khác nhau. Nguyễn Khuyến đã cáo bệnh, từ quan về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Không tham miếng “đẩu thăng”, lương bổng của triểu đình. Còn Dương Khuê vẫn làm quan. Trong bài thơ chữ Hán “Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương”, Nguyễn Khuyến tỏ ra rất thông cảm với bạn: “Tôi biết bác vì cha mẹ phải làm quan để lấy tấm lụa – Bác biết tôi nghèo phải làm quan để kiếm đấu gạo lương”. Cảnh ngộ và cách ứng xử tuy có khác nhau, kẻ làm quan, người từ quan, nhưng Tam nguyên Yên Đổ vẫn tỏ ra bao dung bạn, vẫn “kính yêu từ trước đến sau”, không bao giờ thay lòng đổi dạ.

Tham khảo thêm:   Toán 3: Tháng, năm Giải Toán lớp 3 trang 20, 21 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê – Mẫu 2

Trong nền thơ văn Việt Nam đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đóng góp một phần vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt Nam gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu là bài “Khóc Dương Khuê”.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn, tuy nhiên sau năm 1884, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng nhưng Dương Khuê thì không có cái chí hướng đó, ông tiếp tục làm quan cho triều đình bấy giờ là tay sai cho thực dân, cho tới lúc ông qua đời ở tuổi 64. Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến. Chẳng màng đến những chuyện khác, lúc đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân, một tình cảm quý già không có gì có thể thay thế được. Tự ông hiểu được tình bạn ấy đến chính ông cũng không đo lường hết được chiều sâu, và rồi ông kêu lên những tiếng thảng thốt:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

Chẳng còn sự trau chuốt văn chương chữ nghĩa, câu thơ chỉ còn là nỗi đau, một nỗi đau chân thành và trọn vẹn. Tiếng “thôi” nghe dân giã mà tự nhiên làm sao, bộc phát từ chính sự đau đớn trong cõi lòng tác giả, trong hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn đề cao sự “cao nhã” trong văn chương thì ta thấy Nguyễn Khuyến đã coi trọng sự chân thực đời thường đến mức nào. Tuy là nói đến cái chết nhưng ông lại không dám nói hẳn từ “chết”, thay vào đó là “thôi đã…thôi rồi”, vậy là coi như hết, hết thật rồi, ông đã mất đi người bạn thân mãi mãi. Kẻ quyền quý có đánh rơi viên ngọc quý độc nhất vô nhị cũng chỉ kêu đến vậy mà thôi, nếu như không đau nỗi đau thật làm sao có thể khóc tiếng khóc thật đến thế. Chỉ có điều nỗi đau ấy của Nguyễn Khuyến không thể thét lên, ông khóc với chính mình, tự mình khóc mình nghe, tiếng khóc đi vào lòng chứ chẳng thấu đến ai. Lúc này ông muốn ngồi một mình, ngồi với người bạn đã mất để cùng nhớ lại những kỉ niệm đã có từ những ngày đã rất xa xôi:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước…
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.”

Tình bạn ấy được gắn bó từ khi hai người cùng đi thi Hương và đỗ cùng nhau, hai người vốn khác quê, xa lạ, chẳng quen biết gì nhưng cứ như duyên trời định sẵn, họ cứ thế gắn bó cùng nhau. Đọc câu từ của Nguyễn Khuyến ta cảm thấy thật bình dị mà gần gũi, thân mật “sớm hôm”, “tôi bác”, “cùng nhau”, chan chứa tình cảm gắn bó, sự “kính yêu từ trước đến sau”.

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách…
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.”

Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị, có tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui của kẻ cao nhân mặc khách. Tâm hồn nhà thơ như đang rung động trước những kỉ niệm, đang sống lại vói những cảm giác “từng gác cheo leo”, lắng nghe tiếng đàn tiếng hát “ả đào”. Là những người bạn đến với nhau như duyên số, thân vì lòng mến mộ nhau, nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như là chỗ tri âm tri kỉ, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Chỉ nhấp chén rượu để thưởng thức vị đậm và mùi thơm, vừa ngẫm nghĩ để cho bầu thơ thêm lai láng. Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước, ông cũng cảm thấy mình bất lực, cam chịu nặng nề. Không chỉ thương cho người bạn đã ra đi mà đây còn là sự thương mình, thương mình đã mất đi một người tri kỉ. Nguyễn Khuyến đã mang trong mình cả nỗi đau mất tri kỉ, cả nỗi đau thời thế:

Tham khảo thêm:   Phim Thái Lan - Trò Chơi Tàn Khốc

“Ai chẳng biết chán đời là phải
Vội vàng chi đã mải lên tiên.”

Sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỉ là sự mất mát quá lớn đố với ông, sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời.

Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê – Mẫu 3

Bài thơ được tác giả viết về những kỉ niệm thờ thơ ấu của hai nhà thơ. Khi nghe tin bạn mình mất đí, tác giả đã lấy lòng thương tiếc buồn bã về sự ra đi quá đột ngột của bạn mình như Vậy.

Mỡ đầu bài thơ đó là sự tiếc thương khi nghe tin bạn mình mất một cách đột ngột như vậy. Với các xưng hô Bác tác giả nhằm mục đích thể hiện sự tôn trọng, tôn kính của mình. Đồng thời gợi lên cái tình cảm bạn sâu nặng của ông một cách gần gũi mà ân tình. Cách thể hiện một cách sâu nặng mà lắng đọc thể hiện sự đau đớn da diết của tác giả.

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Tiếp theo sự đau buồn tiếc thương đó là những kĩ niệm mà hai người đã gắn bó với nhau qua bao nhiêu năm cực khổ gian lao vất vả. Và sự gặp nhau đó chính là duyên trời có thể nói là được sắp xếp từ trước. Có thể nói tình bạn của hai người là vĩnh cữu là tinh duyên được ví như vợ chồng. Họ đã gắn bó chia sẻ với nhau dù là một chuyện nhỏ nhất. Một làn nữa tác giả muốn khẳng định những tình cảm sâu nặng của họ hơn vợ chồng. Nỗi đau của tác giả đã hòa lẫn vào cảnh vật, gợi lên một tình cảm chân thành thắm thiết.

Với sự đau đớn da diết thế tất cả đều gói gọn trong các hình ảnh mang đầy kỉ niệm đó. Thêm thế nữa đó là sự đau xót khi nghe tin bạn mình mất một cách thình lình vội vã. Làm cho tác giả mất đi một người bạn tri kỉ và các hồi ức ký ức về những lần gặp gỡ nói chuyện của hai người lại hiện về trong ông. Làm cho ông càng thêm tiếc thương càng thêm đau xốt trước sự ra đi vội vã của bạn mình như vậy.

Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:

Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.

Và cách ra đi mãi mãi của người bạn mình đó là sự mất mát quá lớn đối với ông. Với ông mất đi cái quý giá nhất được coi là tri kỉ là sự thiếu vắng cuộc đời. Cảm nhận và thấu hiểu cái sự lẻ loi, thiếu vắng tình cảm , không có người chi sẻ niềm vui nổi buồn cũng như cảm thấy cuộc đời tẻ nhạt khi vắng bóng của bạn mình.

Bài thơ là một nỗi niềm lớn lao là một sự tiếc nối về một tình bạn trong sáng. Góp phần khẳng định được tình cảm của con người đối với con người. bài thơ đã để lại cho đời một nhân cách cao đẹp về tình bạn và cũng là nhân cách cao đẹp của tác giả.

……….

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *