Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau đây là bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội, đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Thiên nhiên và xã hội luôn có một vẻ đẹp riêng của nó, vẻ đẹp này luôn chưa ẩn một điều gì đó mà con người cần khám phá. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội, mời các bạn cùng tham khảo.

Cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội – Mẫu 1

Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

Trong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế – xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau…

Đó là một hiện tượng xã hội sống động, chứa đựng biết bao số phận cụ thể có bản chất “tổng hòa những quan hệ xã hội” rất chung mà cũng rất riêng, rất quen thuộc mà cũng rất mới lạ. Chính thể nghệ thuật là “bản sao” sinh động, toàn vẹn cuộc sống xã hội nhưng đã vượt khỏi nguyên mẫu, lung linh tài năng sáng tạo và thấm đượm “cái tâm” vì con người, vì “người hơn” của quần chúng lao động mà nghệ sĩ là đại diện trung thực. Một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao là kết quả của sự hòa quyện nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản: phản ánh chân thực đời sống xã hội, độc đáo, đặc sắc sáng tạo nghệ thuật tình cảm nhân đạo, với ý thức xã hội tiên tiến.

Nhu cầu hướng tới cái đẹp của con người luôn luôn mang tính khẳng định: con người cần phải đẹp “cả khuôn mặt, cả quần áo, cả tư tưởng” (Tsêkhôp), và toàn bộ các quan hệ xã hội với những hoạt động cụ thể của chúng cũng cần phải “theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Vì vậy, cái đẹp có quyền tuyệt đối tồn tại phát triển. Cái đẹp là chuẩn mực, thước đo để định giá và định hướng, là lý tưởng thẩm mỹ mang tính phổ biến trong mọi lĩnh vực sống của con người nói riêng, của xã hội nói chung. Chỉ từ cái đẹp người ta mới có thể phủ đinh cái ác, cái giả, cái cũ. Trong nghệ thuật cái đẹp càng hiện ra đầy đặn, rực rỡ càng cơ sức lôi cuốn, cổ vũ, cảm hóa.

Trước cái đẹp của con người và cuộc sống được mô tả trong tác phẩm nghệ thuật, tình cảm, thị hiếu phán đoán và lý tưởng thẩm mỹ của công chúng được khơi nguồn và rộng mở trực tiếp, chính diện và có ảnh hướng rõ ràng. Cảm thụ cái đẹp là cảm thụ đặc biệt tích cực, khoái cảm trước cái đẹp là niềm hân hoan, sự say mê vừa sâu vừa lâu bền. Thật là lạ, các cụ xưa đắng cay trăm nỗi, thế mà vẫn ngâm ngợi bông sen, con cò, cô Tấm, chàng Thạch Sanh, ông Bụt. Vào những khi xã hội lắm đảo điên, đời người đầy rẫy tang thương, nhân dân trông đợi ở nghệ sĩ không chỉ phê phán thực trạng tăm tối, mà chủ yểu là soi tỏ cho họ niềm tin vào sức sống nhân văn. Những “kết thúc có hậu”, “đại đoàn viên” trong văn chương ta xưa dường như là một tất yếu nghệ thuật, một nguyên tắc đạo lý nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội – thẩm mỹ, mà nếu thiếu vắng chúng người ta sẽ mất đi chỗ dựa vững chãi trong cuộc đời thực. Ngay cả những nghệ sỉ hiện thực “phê phán nồng nhiệt” vì “nỗi đau về con người” (Dobrôliubôp) cũng trăn trở tìm kiếm “con người tốt tuyệt vời” (Dôxtôiepxki), “con người mới” (Tsecnưsepxki), “niềm tự hào về con người”, vì nghệ thuật cần “phù hợp với những đứa con của cách mạng” (Xtăngđan). Chính những nghệ sĩ đó đã tiếp nhận tự giác hay chưa thật tự giác tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa của quần chúng lao động, tư tưởng cách mạng trong xã hội đương thời. Không phải không từng có sự trùng khớp sóng đôi giữa sự rung chuyển tận gốc rễ xã hội và nghệ thuật sinh ra để đáp ứng yêu cần của sự rung chuyển đó: Đời sống không hiếm kỳ tích được lập nên do quần chúng tự giác, tự nguyện “gạt phăng hết đời tư nhỏ hẹp” để vươn tới thế giới mới đại đồng. Nghệ thuật nếu tự hào vào đám đông, vì đám đông, đương nhiên phải miêu tả “cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” (Hồ Chí Minh) cái đẹp – anh hùng, cái đẹp – cao cả trong tầm vĩ mô hơn là dừng lại, đào sâu một bộ phận vi mô riêng lẻ. Đó là trường hợp văn thơ công xã Pa-ri, nghệ thuật xô viết trong cách mạng tháng 10 và Chiến tranh vệ quốc, nghệ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Khẩu đại bác tương lai bao nhiêu mi-li-met sẽ nhằm vào ta khi hôm nay ta bắn súng lục vào “thứ văn nghệ ngợi ca” đó.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 4048/QĐ-UBND Thi tuyển công chức thành phố Hà Nội năm 2014 bằng phương pháp thi trắc nghiệm trên máy tính

Giờ đây từ công cuộc đổi mới xã hội sâu sắc và toàn diện những nhân tố mới, những kết quả bước đầu quan trọng, những con người của Chủ nghĩa xã hội đích thực đã xuất hiện và nhân lên mạnh mẽ. Quần chúng tin rằng nghệ sĩ và nghệ thuật sẽ đi cùng chiêu và đi trước để ghi nhạn, gây men, dự báo, đinh hướng. Muốn vậy, trước hết, nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời nhìn thấy những cái mới mẻ. Nhưng sẽ không đơn giản một chút nào khi nhận thức và phản ánh cái mời, cái đẹp trong xã hội. Nhất là con người ngày nay năng động, cởi mở, nhảy vọt về tất cả mọi phương diện sống của nó, từ hoạt động thực tiễn, lối sống, nhân cách, lời nói đến ý thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm…

Cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội – Mẫu 2

Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

Loài người chúng ta, từ thời “ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay, lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.

Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông… Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ.

Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển.

Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quả là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bài thơ Nói với con (Dàn ý + 3 Mẫu) Nói với con của Y Phương

Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhiên một tình cảm đặc biệt… Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:

“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến im nặng vạy then

Còn Nguyễn Du lại là:

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.”

Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suối giữa rừng đêm.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ỷ thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

Cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội – Mẫu 3

Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

Tsernushevski đã từng nói rằng: “Những khái niệm của người nông dân bình thường về cái đẹp có nhiều phần không giống những khái niệm của những giai cấp có học vấn trong xã hội”. Như vậy, chúng ta có thể phần nào hiểu được, đối với mỗi người, cái đẹp không hoàn toàn giống nhau. Sự mâu thuẫn ấy tồn tại như một lẽ dĩ nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét trong câu chuyện sau đây: “Nhà nọ có ba chị em nghèo. Chị Kiều Diễm làm người mẫu khoả thân cho họa sĩ vẽ. Anh Tài Tử rất thích bức tranh nên ăn cắp mang về nhà treo. Anh Chính Trực tố giác anh mình nhưng lại hiểu sai sự việc. Họa sĩ tặng luôn bức tranh. Chị Kiều Diễm về nhà thấy bức họa vẽ thân thể mình, xấu hổ nên đốt bức tranh.” Các bạn nghĩ trong câu chuyện này thì ai là người có lỗi? Và cái đẹp ở đây có thật sự đẹp không?

Nhà nghèo…Lại là chị cả nên chị Kiều Diễm bươn trải kiếm tiền là một hành động đẹp. Hành động kiếm tiền của chị xuất phát từ tình thương dành cho 2 người em và muốn đỡ đần, phụ giúp bố mẹ. Mục đích của chị cao quý vô cùng! Tuy nhiên, chị đã chọn nghề làm người mẫu khoả thân – cái nghề trong sạch nhưng vẫn bị mang nhiều điều tiếng. Vì sao chị không chọn một nghề nào khác? Có thể vì công việc này phù hợp với chị, cũng có thể là vì nó giúp chị kiếm được nhiều tiền… Nhưng trên hết, khi đã chấp nhận làm một người mẫu khoả thân, là chấp nhận phơi bày nét đẹp của cơ thể cho hàng ngàn, hàng vạn người cùng chiêm ngưỡng. Liệu chị Kiều Diễm có hiểu điều này khi chấp nhận làm người mẫu khoả thân? Ở chị có cái đẹp trong trẻo – là sự hiếu thảo đáng trân trọng, là tình thương dành cho gia đình – nhưng dường như, chị chưa hiểu hết cái nghề chị đang làm.

H.de Balzac đã gọi nghệ sĩ là ” Người thư kí của thời đại”. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, nghệ sĩ là người đem cái đẹp của hiện tại trở thành cái đẹp vĩnh cửu. Ở câu chuyện của chúng ta, người họa sĩ đó cũng là một nghệ sĩ. Nếu thế, ắt hẳn ông ấy rất yêu cái đẹp, muốn cái đẹp trở nên trường tồn? Có thể, nhưng chỉ là một phần. Vì cuộc sống thực tại với cơm áo gạo tiền, với những lo toan đời thường đã một phần nào níu giữ người nghệ sĩ không thể sống phiêu bồng cùng những giấc mơ, bay bổng theo như vốn dĩ được. Vậy nên, có thể họa sĩ vẽ cô Kiều Diễm vì ông yêu cái đẹp, yêu đường cong mượt mà của người phụ nữ – hoặc chỉ là vì tiền. Dù sao đi nữa, họa sĩ cũng đã làm cái công việc của một nghệ sĩ: tôn tạo vẻ đẹp nghệ thuật.

Tham khảo thêm:   Cách build đội Kamisato Ayato cho DPS cao

Vẻ đẹp của cô Kiều Diễm đã được họa sĩ thể hiện lên tranh, vẻ đẹp ấy cuốn hút, hấp dẫn anh Tài Tử. Cái đẹp khiến anh si mê, khao khát được sở hữu cái đẹp. Khát vọng thường tình của con người là chiếm giữ cái đẹp. Sự ích kỉ ấy là một phần của bản năng sau cả một hành trình dài tiến hóa. Muốn hái một cành hoa khi thấy đẹp, muốn nghe mãi một bài hát khi thấy hay, muốn nhìn ngắm mãi nụ cười đẹp mê mẩn của người yêu… Cái khát vọng chiếm hữu cái đẹp đã lột tả rất rõ trong cách ứng xử, mong muốn của mỗi chúng ta. Vì con người luôn yêu cái đẹp, hiển nhiên là vậy. Anh Tài Tử cũng không ngoại lệ khi muốn giữ bức tranh vẽ cô Kiều Diễm cho riêng mình. Nhưng hành động của anh thật không đẹp: ăn cắp. Anh có cảm thấy bản thân mình tồi tệ? Anh có thấy sợ hãi khi bị phát giác không? Liệu anh có yên bình, thoải mái nhìn ngắm cái đẹp khi mà bản thân đã làm một hành động đáng xấu hổ như vậy? Mục đích của anh thì không xấu nhưng cái cách anh hành động để đạt được mục đích ấy thì thật đáng lên án. Và lí do chính đáng nhất ở đây có thể thanh minh cho hành động của anh Tài Tử là cái nghèo. Không phải ai cũng có đủ tiền để mua tranh. Chẳng thế mà người đời hay đùa: nghệ thuật là phù phiếm.

Khi nhận thấy hành động sai trái của anh mình, người em – anh Chính Trực – đã tố giác chính anh ruột của mình. Theo các bạn đây có phải là một hành động đúng không? Theo như bản thân tôi, tôi cho rằng hành động này sai nhiều hơn đúng. Vì sao? Vì tình nghĩa anh em ở đâu rồi? Anh Chính Trực thấy anh mình bị mất danh dự khi tội ăn cắp bị phanh phui thì có thấy xót xa cho người anh của mình không? Tình nghĩa anh em, huynh đệ là thiêng liêng, tố giác anh mình phũ phàng như vậy thì tình cảm gắn bó còn là bao?

Tận sâu thâm tâm mỗi con người luôn tự cho rằng mình đúng – đúng ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy, khi bị chính em trai mình tố cáo, bản thân anh Tài Tử ắt hẳn sẽ bị tổn thương, sau đó là hàng ngàn lí lẽ bao biện cho hành động ăn cắp của mình thay vì ăn năn và nhận ra lỗi lầm. Anh Chính Trực có ý tốt, là một người ngay thẳng, dám lên án cái xấu – dù là người thân của mình. Một vẻ đẹp chính trực không phải ai cũng có được. Tuy nhiên anh đã không đặt bản thân vào vị trí của anh trai – anh Tài Tử – để suy nghĩ. Có thể khi thấy anh mình ăn cắp, anh Chính Trực đã cho rằng anh mình là một kẻ đốn mạt, và phản ứng ngay mà không suy nghĩ: vì sao anh tài tử phải ăn cắp? Vì điều gì?

Khi nhìn thấy một cô gái làm mẹ ở tuổi 17, người đời chê cười cô hư hỏng. Khi nghe đến một cậu trai chết vì HIV/AIDS, người ta ngay lập tức cho là anh ăn chơi sa đọa. Nhưng người ta có biết, cô gái bị xâm hại tình dục và cậu trai đã mang trong mình căn bệnh thế kỉ từ khi vừa sinh ra. Đôi khi, chúng ta không thể hiểu được tất cả khi chỉ nhìn bằng mắt. Anh Chính Trực cũng như vậy, anh không hiểu nhưng đã vội vàng phán xét anh Tài Tử và tố giác. Điều đó có phải quá sai lầm không? Và hơn thế nữa, đó còn là anh ruột của mình. Nếu anh chịu suy xét, chịu hỏi han và lắng nghe, khuyên can anh tài tử nên trả lại bức tranh cho họa sĩ… Thì sự việc có thể sẽ khác, tình anh em càng thêm vững bền.

Tìm hiểu nguyên nhân, khuyên nhủ và tố giác. Như vậy chúng ta có thể thấy, tố cáo sai phạm của một ai đó luôn là hành động cuối cùng, khi người ta không chịu nhận lỗi và sửa sai. Vì lòng tự tôn và tự trọng của con người rất lớn. Khi bị hàm oan, khi bị mất thể diện con người sẽ phản ứng tiêu cực như một lẽ tự nhiên.

………………

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *