Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 4 (Đề 1 đến Đề 3) Tuyển tập 24 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 4 (Đề 1 đến Đề 3) gồm dàn ý chi tiết kèm theo 24 bài văn mẫu từ đề 1 đến đề 3 của bài viết số 4 lớp 10. Qua đó giúp các em tham khảo, có thêm ý tưởng, hoàn thiện bài viết số 4 của mình đạt kết quả cao.

Bài viết số 4 lớp 10 gồm 3 đề như sau:

Đề 1: Thuyết minh vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường
Đề 2: Thuyết minh tác hại của ma túy đối với đời sống con người
Đề 3: Thuyết minh về kinh nghiệm làm văn hoặc học văn

Những bài văn mẫu lớp 10 số 4 này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học hiệu quả môn Ngữ văn lớp 10 của các thầy cô giáo đồng thời giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài viết số 4 của mình. Sau đây, mời các em cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 1: Thuyết minh vai trò của cây cối

Dàn ý bài viết số 4 lớp 10 đề 1

I. Mở bài

– Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Vai trò của cây cối.

– Thể hiện thái độ, đánh giá của bản thân: Đây là đối tượng, hiện tượng tích cực cần khẳng định, ngợi ca.

II. Thân bài

* Những hiểu biết về cây cối.

– Cây cối là thể thực vật có thể tự sinh ra hoặc do con người tạo ra.

– Cây cối hiểu theo nghĩa rộng đó là thiên nhiên bao gồm rừng, bầu trời, sông nước, cỏ cây, chim muông.

– Cây cối theo nghĩa hẹp là cây xanh, rừng

– Nguyên lí sống của cây cối là ban ngày nhả ra khí oxi, thu lại khí cung cấp sự sống

– Hệ thống tán lá, tán cây có vai trò như một lá phổi xanh, lá chắn bảo vệ môi trường.

* Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường

a. Đối với môi trường tự nhiên

– Bảo vệ nguồn nước ngầm: Tán lá làm cản trở những chất độc hại từ mưa ngấm trực tiếp vào mạch nước ngầm dưới lòng đất

– Bảo vệ đất: chống xói mòn, rửa trôi đất nhờ hệ thống tán là cản mưa trực tiếp rơi xuống đất

– Điều hòa không khí:

+ Giảm lượng khí thải thông qua hệ thống lọc khí từ lá cây, làm giảm hiệu ứng nhà kính.

+ Con đường trồng cây xanh sẽ làm dịu giao thông những ngày oi bức, giảm thiểu những khí độc phát tán ra môi trường bởi những phương tiện giao thông.

– Giúp tránh được những nguy cơ thiên tai, biến đổi khí hậu của môi trường

b. Đối với môi trường sống.

– Cây cối có thể cung cấp khí oxi mà chúng ta thở hằng ngày.

– Làm giảm căng thẳng cho cuộc sống hằng ngày, chăm sóc đời sống tinh thần cho con người.

– Tạo nên không gian thư thái, trong lành, bảo vệ sức khỏe con người.

* Cách ứng xử của con người đối với cây cối.

– Có những người biết nhận thức đúng đắn vai trò của cây cối, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cây cối, thường xuyên trồng cây gây rừng, phủ xanh môi trường sống, đem lại không khí trong lành cho môi trường

– Có những người chưa nhận thức được vai trò đúng đắn của cây cối, vì lợi ích kinh tế, tàn phá cây xanh, khai thác rừng quá mức,…

* Biện pháp

– Nhà nước có những biện pháp nghiêm minh xử lý những hành động phá hoại cây cối.

– Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

– Tuyên truyền, giáo dục mọi người trong việc nhận thức vai trò và bảo vệ cây cối.

– Lên án, ngăn chặn những hành động phá hoại cây cối

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học

– Học sinh trong nhà trường phải biết nhận thức đúng đắn vai trò của cây xanh, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ nó.

– Liên hệ văn học: Những bài học về trồng cây, những câu nói của Bác Hồ nhằm tuyên truyền vai trò của cây cối như “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.

III. Kết bài

– Khái quát lại đối tượng thuyết minh.

– Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi cho mọi người

Bài viết số 4 lớp 10 đề 1 – Mẫu 1

Bác Hồ đã từng nói rằng:

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Không chỉ ngày xưa, mà ngay cả thời điểm hiện tại và tương lai cây cối cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Bởi vậy, con người phải có những hành động thiết thực để bảo vệ cây cối. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ môi trường sống trong lành, tốt đẹp cho chúng ta và thế hệ tương lai.

Trước hết, chúng ta cần hiểu môi trường sống là gì? Môi trường sống là toàn bộ những gì bao quanh con người như đất, nước, không khí, bầu trời, cây cỏ, muông thú, chúng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Đặc biệt là cây cối, chúng càng ngày càng khẳng định vai trò lớn lao của mình đối với việc bảo vệ môi trường sống.

Trước hết, cây cối là lá phổi khổng lồ cung cấp oxi cho hoạt động sống của con người và muôn loài khác. Nếu như con người cần lá phổi khỏe mạnh để duy trì hoạt động hô hấp, giúp con người tồn tại, thì môi trường sống cũng cần một lá phổi như vậy. Và không gì khác, lá phổi ấy chính là cây xanh. Theo nguyên lí hoạt động, cây xanh vào ban ngày hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 đây chính là loại khí mà chúng ta cần. Cây xanh đảm bảo cho không khí luôn trong lành, sạch sẽ, từ đó đảm bảo sức khỏe cho muôn vật, muôn loài.

Không chỉ vật cây xanh còn bảo vệ nguồn nước ngầm của chúng ta. Khi mưa rơi xuống đất, cây xanh sẽ là lớp lá chắn, khiến cho nước không thể đổ quá nhanh và mạnh xuống dưới mặt đất gây xói mòn, rửa trôi đất. Nước được ngấm xuống lòng đất một cách từ từ. Bởi vậy giúp cho mạch nước ngầm luôn được đảm bảo, không bị vơi cạn.

Cây xanh còn hạn chế hiện tượng lũ ống, lũ quét ở vùng núi. Những nơi không có cây xanh bao phủ, khi có mưa lớn từ đầu nguồn đổ về sẽ không bị bất cứ vật nào cản trở sẽ dẫn đến hiện tượng lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Ngược lại ở những nơi được cây xanh bao phủ, mưa lũ được ngăn lại, một phần được rễ cây hút, ngấm xuống đất sẽ hạn chế hiện tượng lũ lụt, giảm thiệt hại về người cũng như tài sản cho chúng ta.

Cây xanh lớn, cao còn là tấm là chắn giúp tránh tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển. Chúng ta hãy thử tưởng tượng ở những nơi đồi núi trơ trọc, khi mưa xuống kèm với địa hình dốc sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng, làm đất bạc màu, mất chất dinh dưỡng. Cây cối ở những nơi đó trở nên khô cằn và dần dần sẽ bị triệt tiêu. Ngược lại, ở những nơi cây cối dày đặc che phủ đất đai bao giờ cũng tươi tốt hơn rất nhiều, cây cối mọc dày đặc bởi được cung cấp lượng dinh dưỡng lớn. Đồng thời ở những nơi này, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, đất bạc màu cũng không có.

Không chỉ vậy, màu xanh tươi mát của các nhành hoa, cây cỏ cũng khiến cho tâm hồn chúng ta thư thái, thoải mái hơn sau những ngày làm việc căng thẳng. Cũng bởi vậy mà các khu du lịch sinh thái để con người hòa mình vào thiên nhiên ngày càng nhiều hơn. Đến đây con người không chỉ được rời xa cuộc sống thị thành xô bồ, ồn ã, mà còn được tắm mình trong cái mát lành, dịu nhẹ của thiên nhiên, được ngửi hương hoa của đồng nội. Còn điều gì tuyệt vời hơn nữa để chúng ta lấy lại năng lượng sống cho một tuần mới.

Nhưng hiện nay, hoặc vô tình hoặc cố ý mà con người đã hủy hoại, tàn phá cây cối một cách trầm trọng. Những lá phổi xanh dần biến mất, thay vào đó là những đồi núi trơ trọi, còn đâu sinh khí của những cánh rừng ngút ngàn. Ở Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay đã lên đến 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kì năm ngoái. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ so với rất nhiều diện tích rừng bị tàn phá trên cả nước. Và hậu quả của việc tàn phá rừng chính con người phải gánh chịu. Nạn lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miền, với mức độ trầm trọng ngày càng tăng cao; trái đất ngày càng nóng lên, băng tan dần ở hai cực; ô nhiễm bầu không khí gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Để ngăn chặn những hệ lụy nghiêm trọng đó, ngay từ bây giờ, ngay từ giờ phút này con người phải chung tay để bảo vệ môi trường. Mỗi chúng ta cần có ý thức, không xả rác bừa bãi, đặc biệt là túi nilon để tránh ngăn chặn sự phát triển của cây cối. Mở rộng diện tích trồng rừng. Có những đạo luật xử lí nghiêm khắc với những hành vi chặt phá rừng trái phép. Hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ môi trường sống cho chúng ta và thế hệ tương lai.

Cây cối có vai trò hết sức quan trọng với đời sống con người, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại khi diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Nếu không hành động ngay từ bây giờ thì chính con người đang tự hủy hoại cuộc sống của bản thân và muôn loài.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 1 – Mẫu 2

Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Vốn được ví như những lá phổi xanh của Trái đất, giúp điều hòa và cung cấp dưỡng khí cho sự sống của muôn loài. Thế nhưng con người đã và đang làm gì với cây xanh?

Quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học cực lớn, với hàng ngàn các loại cây cùng chung sống, tạo nên thảm thực vật dày, độc đáo, tương trợ bảo vệ lẫn nhau. Vậy rừng có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

Trước hết, phải kể đến tác động làm sạch khí quyển, điều hòa không khí trên trái đất. Chúng ta đã biết cây xanh có hai quá trình hô hấp và quang hợp, tuy nhiên quá trình quang hợp đóng vai trò lớn nhất trong việc bảo vệ khí quyển. Quá trình này diễn ra bằng cách cây xanh sẽ lấy vào khí CO2 và trả lại không khí oxy, góp phần làm giàu oxy trong không khí. Chúng ta có thể cảm nhận điều này bằng trải nghiệm của bản thân, giữa trưa hè nắng nóng, ngột ngạt chúng ta chỉ cần bước vào một bóng râm có nhiều cây xanh, lập tức chúng ta cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn rất nhiều. Không tin các bạn cứ thử xem.

Tiếp theo đó là khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí, khả năng này tuy chỉ là tương đối nhưng nó vẫn đem lại những hiệu quả nhất định. Đặc biệt là những loại cây có tán lá dày rộng, bề mặt lá thô nhám thì khả năng lọc bụi trong không khí càng tốt. Cơ chế chính là khi gió thổi mang theo bụi trong không khí đi qua những tán cây, thì lá sẽ giữ lại phần lớn bụi bẩn trên bề mặt, khi mưa xuống lớp bụi bẩn này sẽ được gột rửa sạch và trôi xuống đất, tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên. Xung quanh các nhà máy xí nghiệp, và trên các con con đường người ta thường trồng nhiều cây cũng một phần vì lý do này.

Một tác dụng không thể thiếu khi nói về cây xanh trong bảo vệ môi trường đó là khả năng chống xói mòn và sạt lở đất, ở các vùng núi, đồi có độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Nếu không có cây xanh đất sẽ liên tục bị xói mòn, tạo thành các khe rãnh lớn, đất màu trôi đi hết để trơ trọi lại lớp đất đá cứng nhắc, không thể canh tác được. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Ngoài ra gió và bão cũng là một tác nhân lớn gây mất cân bằng thảm thực vật, những cơn gió mùa mang theo sức nóng, cát, bụi làm vùi lấp đồng ruộng, cây trồng, ô nhiễm không khí, giảm khả năng thụ phấn của hoa màu. Bão tràn đến nếu không có gì che chắn thì nhà cửa, cây trồng vật nuôi cũng sẽ đều bị cuốn phăng. Tuy nhiên nếu chúng ta trồng cây xanh thành rừng, hoặc bãi lớn thì sẽ giảm bớt được đáng kể những tác động kể trên.

Cây xanh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, làm tơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ cho bề mặt, giữ nước cùng các chất dinh dưỡng khác trong mặt đất, khi lá rụng xuống phân hủy thành phân hữu cơ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng khá lớn. Ngoài ra cây xanh cũng cung cấp cho con người thức ăn, cùng nguồn chất xơ vô cùng phong phú đa dạng, không những thế còn cung cấp một lượng lớn vật liệu như gỗ, tre, nứa cho ngành công nghiệp xây dựng, nội thất và sản xuất giấy viết cho chúng ta sử dụng.

Như đã đề cập ở phần đầu, quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học bậc nhất, có các loài cây xanh từ thân gỗ đến thân cỏ, thân leo, tuổi thọ phụ thuộc vào từng loài, chúng cũng được phân tầng theo chiều cao và các đặc tính ưa bóng hay ưa ánh sáng, cùng với các đặc điểm của họ thực vật khác. Sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lý tưởng cho các loài động vật hoang dã như hươu, nai, vượn, sóc, hổ cùng muôn vàn các loài chim và côn trùng khác. Điều này tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nếu con người biết khai thác một cách hợp lý và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có thể khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý như lim, trầm hương, sến, táu, với một giới hạn cho phép. Ngoài rừng tự nhiên thì con người còn trồng các loại rừng nhân tạo như rừng tre, rừng nứa, rừng keo, hoặc rừng ngập mặn, để phù hợp với mục đích sử dụng và bảo vệ cuộc sống khỏi tác động nguy hại từ thiên nhiên.

Ngày nay rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt, đến nơi đây ta như được trở về thời cổ xưa, hoang sơ, bí ẩn, khi chưa có nhà máy xí nghiệp, khói bụi thành phố, được tận hưởng cái không khí ngọt lành, mát mẻ, thật tuyệt vời. Trong khu dân cư, thành phố cây xanh còn tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ, làm bóng mát cho đường phố, trường học, nhà ở, giảm bớt nóng bức, ô nhiễm cùng tiếng ồn.

Với những vai trò to lớn như vậy, nhưng ngày nay ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng của con người càng ngày càng kém. Họ không hề tưởng tượng được những hậu quả đằng sau việc chặt phá cây xanh to lớn đến mức nào, mà chỉ biết ham cái lợi trước mắt. Thỉnh thoảng thời sự lại đưa tin, khu rừng này bị lâm tặc chặt phá, khai thác gỗ trộm, khu rừng kia bị dân đốt để làm nương rẫy, và rừng ngày càng trở nên cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng chóng mặt, việc trồng cây gây rừng không thể bù đắp kịp cho sự phá hoại một cách vô trách nhiệm của những con người không có ý thức.

Hậu quả là những trận lũ quét, sạt lở đất đá nghiêm trọng tại những vùng núi, bao nhiêu nhà cửa, tài sản thậm chí là tính mạng con người bị thiệt hại. Có những nơi vì không khí quá nóng bức dẫn tới việc cháy rừng, động vật không có chỗ cư ngụ, loài thì tuyệt chủng, loài thì hấp hối, con người thấy vậy lại ra sức săn bắn, vây bắt, dẫn tới việc mất cân bằng hệ sinh thái nghiêm trọng. Tác hại của việc phá rừng quả thực rất lớn mang tính chất dây chuyền, hệ quả chồng hệ quả.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn nạn chặt phá rừng bừa bãi, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp để bảo vệ rừng, tiêu biểu như khoán cho dân trồng rừng, tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc, nhà nước hỗ trợ vốn cùng giống cây. Hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của rừng cùng các tác hại của việc phá rừng, khuyến khích việc trồng cây xanh, phủ xanh thành phố.

Đối với mỗi học sinh, chúng ta cần tích cực tham gia tuyên truyền và khuyến khích việc trồng cây gây rừng, cảnh báo với người thân và mọi người xung quanh về tác hại của việc phá hại cây xanh. Đồng thời phải học tập thật tốt, sử dụng tiết kiệm giấy, nước, không xả rác bừa bãi, bảo vệ và chăm sóc các loại cây xanh xung quanh mình, đó cũng chính là góp một phần lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp cho chính cuộc sống của chúng ta.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Lý 11 năm 2023 - 2024

Bài viết số 4 lớp 10 đề 1 – Mẫu 3

Cây xanh là lá phổi của Trái Đất. Không phải tự nhiên mà cho đến hôm nay, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đều nhận định như vậy. Từ xa xưa, thiên nhiên nói chung, cây cối nói riêng đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, thiên nhiên luôn giữ vị trí vô cùng trọng yếu, bởi lẽ sự sống trên Trái Đất bao gồm yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, cây cối là sinh vật xuất hiện sớm và gắn bó với sự tiến hóa của loài người lâu nhất. Vậy cây cối là gì?

Cây cối là một bộ phận của thiên nhiên, là một bộ phận của hệ thống sinh thái, bao gồm toàn bộ những loài thực vật sinh trưởng trong tự nhiên. Cây cối có quan hệ chặt chẽ với các sinh vật khác, động vật, con người. Nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của những sinh vật khác.

Cây cối giữ vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống con người, với môi trường tự nhiên xung quanh. Vai trò thiết yếu nhất là cung cấp oxi, duy trì sự sống cho tất cả sinh vật trên hành tinh. Quá trình quang hợp của chúng sẽ hấp thụ CO2 và cung cấp lượng lớn O2, đồng thời điều hòa khí hậu và tạo bóng mát, trở thành thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, khi phân hủy còn tạo ra phân xanh – một loại phân bón không gây ô nhiễm môi trường.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng một ngày kia cây cối không còn tồn tại trong cuộc sống. Khi những thiết bị công nghệ thông tin hiện đại ngày càng phát triển trong thời đại công nghệ số 4.0 mang đến lượng lớn sóng âm tần, sóng điện tử, và chúng ta chỉ hàng ngày phụ thuộc vào điều hòa, quạt điện, máy tính, sóng wifi. Thì liệu cuộc sống sẽ kéo dài được bao lâu khi không khí dần mất đi trong lành. Không có chiếc máy lọc không khí nào lớn hơn cây cối trong tự nhiên. Không khí sẽ dần bị ô nhiễm, nắng mưa vượt khỏi tầm kiểm soát, mưa lũ ngập lụt và hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, hiện tượng Trái Đất nóng lên, băng tan, hiệu ứng nhà kính… sẽ tấn công mạnh mẽ cuộc sống của chúng ta.

Cuộc sống của con người không bao giờ hoàn thiện nếu không có tự nhiên. Cây cối tạo lên rừng, rừng là môi trường sống của rất nhiều động vật khác, rừng ngăn xói mòn, sạt lở đất. Cây cối cung cấp chuỗi thức ăn tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, cung cấp những tài nguyên thiên nhiên quý giá để phục vụ cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Rừng là nhà của rất nhiều loài động vật quý hiếm. Mỗi cánh rừng với những loài cây khác nhau được chia ra rất nhiều tầng độ cao thích hợp với những loài sinh vật khác nhau. Những cánh rừng nguyên sinh là mái nhà chung của hàng nghìn động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn. Và ngay cả khi những con người ích kỷ, tham lam đêm ngày tìm cách phá rừng lấy gỗ, cây cối vẫn kiên trì làm nhiệm vụ trao đổi khí, điều hòa môi trường của bản thân mình. Cây cối tạo nên môi trường trong lành, là nơi khiến tâm hồn ta trở nên thoải mái hơn.

Thế nhưng, nhìn vào thực tế hiện nay, chuyện gì đang xảy ra? Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, ngoài những tác động của tự nhiên như cháy rừng, con người đang chính tay tàn phá môi trường sống của cây cối, chặt cây lấy gỗ, tàn phá nặng nề nhiều khu rừng. Con người mải mê theo những lợi ích nhỏ mọn của bản thân, không hề nghĩ đến thiên tai không trong tầm kiểm soát, hằng năm vẫn đúng dịp tới gây lũ quét, địa chấn. Rừng đã mất, không còn gì ngăn gió chắn bão, xói mòn, sạt lở đất đầu nguồn gây ra những thiệt hại lớn về vật chất, những nỗi đau trong tinh thần con người.

Những ngày trước, đất nước ta tự hào biết bao về “rừng vàng biển bạc” quê hương. Nhưng giờ đây, hàng năm đều có tin hàng trăm hecta rừng bị cháy rụi, những cánh rừng bị chặt phá trái phép. Môi trường sinh thái đang đứng trước nguy cơ bị xáo trộn, đặc biệt vang lên một hồi chuông báo động trong tình trạng Trái Đất đang nóng lên từng ngày.

Hiện nay, không chỉ riêng nước ta mà toàn bộ thế giới đều đang gấp rút thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường mà cây xanh là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Những sự kiện được tổ chức, những lời kêu gọi và hội nghị được mở ra khuyến khích trồng rừng phủ xanh đồi trọc, bảo vệ lá phổi của Trái Đất. Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng cố gắng đề và thực hiện những biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng kết hợp với tái tạo rừng.

Hiểu biết về cây xanh, thấy được vai trò và nguy cơ, chúng ta mới nhanh chóng nhận thức được, từ đó điều chỉnh hành vi cho đúng đắn phù hợp. Chung tay bảo vệ và phát triển số lượng cây cối xanh tươi là chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

……………

Bài viết số 4 lớp 10 đề 2: Thuyết minh tác hại của ma túy

Dàn ý bài viết số 4 lớp 10 đề 2

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp)

+ Giới thiệu trực tiếp: Trực tiếp khẳng định về tác hại của ma túy đối với con người.

+ Giới thiệu gián tiếp: Đi từ thực tế cuộc sống hiện nay, sự gia tăng của nhiều tệ nạn xã hội, sử dụng ma túy là một trong những tệ nạn ấy.

– Thái độ của bản thân về vấn đề đó: Phản đối, lên án, phê phán.

II. Thân bài

1. Ma túy là gì?

– Ma túy là tên gọi chung của những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện cho con người.

– Chất ma túy có sẵn trong tự nhiên ở một số thực vật như cây anh túc, nha phiến,…một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây cần sa ở một số tỉnh biên giới phía Nam, cây coca ở Nam Mỹ,..Ma túy cũng có được tổng hợp thành từ những chất heroin, amphetamine,…

– Ma túy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như ma túy đá, viên giấy, nước, tép,.. và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít,…

– Ma túy có khả năng gây nghiện lớn khiến người dính vào không thể cưỡng lại được, bị phụ thuộc vào, chịu sự chi phối bởi nó.

2. Thực trạng của việc sử dụng ma túy

– Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng sử dụng ma túy khá phổ biến với số lượng lên tới hàng trăm nghìn người.

– Đối tượng sử dụng ma túy trải dài trên khắp cả nước có cả người lớn tuổi, người trung niên và đặc biệt rất nhiều thanh niên trẻ tuổi – thế hệ tương lai của đất nước cũng sa vào tệ nạn ma túy.

– Phạm vi: Ma túy đã len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của con người, từ người lao động, người công nhân cho đến cả người trí thức. Đáng sợ hơn cả, ma túy còn xuất hiện trong cả môi trường học đường khi không ít các bạn học sinh, sinh viên bị lôi kéo dụ dỗ sử dụng ma túy.

3. Nguyên nhân

– Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phát triển của xã hội kéo theo những hệ quả đáng tiếc, khi con người đầy đủ về vật chất họ sẽ tìm đến những thú vui tinh thần để chăm sóc khoái cảm. Mặt khác, xã hội phát triển, những áp lực về việc làm, nhà ở cũng gia tăng, vì không có việc làm ổn định nên hộ cũng dễ đi đến con đường tệ nạn xã hội mà cụ thể là ma túy.

+ Thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình, nhà trường, xã hội

+ Sự dụ dỗ của những đối tượng xấu.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự buông thả đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ của của bản thân

+ Sự tò mò, thiếu hiểu biết của một số bộ phận giới trẻ

+ Không có lập trường vững vàng, dễ bị sa ngã, dụ dỗ

4. Hậu quả của việc sử dụng ma túy

– Trước hết, ma túy có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, gây ra những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, phá hủy nội tạng, các cơ quan trên cơ thể.

– Ảnh hưởng tới tinh thần, luôn đẩy con người vào trạng thái u mê, thiếu tỉnh táo, mất tập trung. Hình ảnh của những thanh niên vật vờ trong hẻm vắng, bãi tha ma thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng.

– Ảnh hưởng đến kinh tế khi con người hoàn toàn bị phụ thuộc vào ma túy. Khi ấy họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội

– Làm suy thoái về đạo đức, lối sống của con người, là nguyên nhân dẫn đến trộm cắp, cướp của, giết người, gây rối nơi công cộng. Những vụ thảm sát, vụ cướp của giết người diễn ra gần đây cũng đều ít nhiều có căn nguyên từ ma túy.

– Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của đại dịch HIV của thế giới.

– Người bị nghiện ma túy sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, tự đánh mất đi tương lai của chính bản thân mình.

5. Biện pháp

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục rộng rãi đối với toàn dân trong việc nhìn nhận về những tác hại ghê gớm của ma túy để có thái độ dán cách với nó.

– Quan tâm đầu tư tới các cơ sở cai nghiện, những đối tượng bị nghiện ma túy để những người lầm đường có thể trở về với cuộc sống.

– Nhà nước có biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy

– Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo để tránh sa vào những tệ nạn xã hội.

– Đặc biệt, cần quan tâm đối với thế hệ trẻ tương lai, có sự chung tay phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con em.

– Lên án, dẹp bỏ những hành vi tiếp tay cho tệ nạn ma túy.

– Mỗi cá nhân cũng cần tự ý thức được hành vi của mình, thường xuyên trau dồi tri thức và đạo đức.

6. Liên hệ bản thân

– Là học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực trau dồi học hỏi, có sự hiểu biết về tác hại của ma túy cũng như tệ nạn xã hội để phòng ngừa và tránh xa chúng.

– Tuyên truyền tới bạn bè, người thân tác hại ghê gớm của ma túy.

III. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề

– Đưa ra lời khuyên và lời kêu gọi

Bài viết số 4 lớp 10 đề 2 – Mẫu 1

Đã bao giờ bạn nghe đến tên gọi “nàng tiên nâu” hay “cái chết trắng” chưa? Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi ma túy là gì mà tại sao Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội đang từng ngày tìm cách loại bỏ nó ra khỏi đời sống con người? Không phải ngẫu nhiên mà toàn xã hội lại nói không với nó. Bởi nó chính là nguyên nhân gây nên hàng loạt những bi kịch mất mát cho con người.

Ma túy từ lâu đã được xem là một trong những thứ hủy diệt con người. Nó dẫn con người vào những bi kịch đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Thế nhưng bạn có biết ma túy được làm từ gì và tại sao nó lại có sức mạnh ghê gớm đến thế không?

Ma túy chính là một dạng chất kích thích tổng hợp có nguồn gốc từ hoa anh túc và nhựa cây thuốc phiện. Có khả năng gây nghiện lớn con người khi đã dùng qua một lần đều không thể dứt ra. Thậm chí còn ham muốn và không có nó thì không thể chịu được. Hiện nay thuốc phiện được tồn tại rất nhiều dạng như: thuốc bột, thuốc nước, thuốc lắc. Người dùng ma túy thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế cũng như là nguyên nhân gây nên một số tệ nạn xã hội.

Dùng ma túy trước hết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng phải nói quá nhiều thì ai cũng có thể hiểu ma túy chính là con đường ngắn nhất đưa người ta đến cửa tử. Những người dùng ma túy thường có biểu hiện xanh xao, gầy mòn, tinh thần mệt mỏi, rũ rượi, sợ nước. Đây cũng là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh như: nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh não. Và nguy hiểm nhất là HIV/ AIDS. Bởi việc dùng kim tiêm từ người này sang người khác làm lây nhiễm virus vào máu. AIDS cũng là căn bệnh thế kỉ mà đến nay khoa học chưa tìm được thuốc khắc phục. Chưa kể việc dùng thuốc phiện sẽ gây hiện tượng sốc thuốc và đột tử. Phụ nữ dùng ma túy sẽ khiến cho khả năng sinh nở bị suy giảm. Mang thai thì trẻ bị nguy cơ dị dạng cao, thậm chí trẻ sinh ra sẽ bị tổn thương trí não, chậm phát triển.

Chúng ta có thể kể đến cả ngàn dẫn chứng đau thương về việc sử dụng ma túy. Đó là hình ảnh những ngôi sao sáng giá của Hollywood suy tàn thể lực, kiệt quệ thậm chí mất mạng do sử dụng ma túy quá liều. Chẳng nói đâu xa xung quanh chúng ta biết bao nhiêu những con người ưu tú những cử nhân đại học vướng phải cái chết trắng cũng nhận kết cục đau lòng.

Không chỉ gây nên tổn hại về sức khỏe mà nó còn khiến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Những người dùng thuốc phiện sẽ thường xuyên ở trong trạng thái đói thuốc, vật vã mỗi khi lên cơn nghiện và những lúc như thế chẳng còn cách nào khác là họ phải kiếm tiền để mua thuốc. Giá mỗi tép thuốc lên tới cả vài trăm ngàn đồng, dù cho gia đình có điều kiện cũng không thể “nuôi” ma túy được. Vì thế lâu dài nó sẽ khiến cho gia đình khánh kiệt, suy sụp và tan nát. Rất nhiều trường hợp vợ chồng bỏ nhau, bố mẹ từ mặt con cái chỉ vì ma túy mà ra.

Ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe kinh tế thì nó còn là nguyên nhân gây nên nhiều tệ nạn xã hội. Người dùng ma túy thường xuyên rơi vào trạng thái tinh thần kích động hoang tưởng sẽ không thể làm chủ được hành vi suy nghĩ của mình. Gây nên những vụ đua xe trái phép, vụ giết người man rợ. Bên cạnh đó việc phải dùng tiền mua thuốc liên tục sẽ làm nảy sinh ý định trộm cắp, giết người…

Hiện nay, các cấp các ngành đang từng ngày đấu tranh chống lại hiện tượng buôn bán thuốc phiện. Nhà nước ban hành nhiều luật, nhiều khung hình phạt dành cho kẻ reo rắc cái chết trắng cho xã hội. Ngay từ hiện nay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy cùng chung tay để loại bỏ ma túy ra khỏi đời sống. Đối với những người bị nghiện hãy giúp đỡ họ cai nghiện hiệu quả, không nên xa lánh dè bỉu họ mà hãy mang họ trở về với cộng đồng. Hãy truyền tải những tác hại khôn lường của ma túy đến với người thân của mình và từ đó thay đổi hành vi suy nghĩ của họ đối với ma túy. Chủ động phòng tránh và nói không với ma túy.

Ma túy là một trong những tệ nạn nguy hiểm của loài người. Ngay bây giờ ngay thời điểm này hãy cùng chung tay bảo vệ cuộc sống tương lai của mình. Nói không với ma túy chính là cách để bảo vệ mình và toàn xã hội.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 2 – Mẫu 2

Ngày nay, con người phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa khác nhau, và một trong những hiểm họa ấy chính là tệ nạn ma túy. Ma túy đã trở thành vấn nạn của toàn cầu, nó gây ra những hệ quả hết sức nghiêm trọng đến bản thân, gia đình và sự phát triển của xã hội.

Ma túy theo khái niệm khoa học được hiểu là các chất có nguồn gốc tự nhiên như morphine, bán tổng hợp như heroin hay tổng hợp: amphetamine có tác dụng trực tiếp lên dây thần kinh trung ương của con người, có thể khiến người dùng giảm đau, gây hưng phấn hoặc đem lại cảm giác đê mê, dễ chịu, khi sử dụng chúng nhiều lần sẽ gây nghiện, phải tái dùng nhiều lần nếu không sẽ rất khó chịu. Một cách đơn giản hơn, ma túy được hiểu là heroin, bạch phiến, người nghiện ma túy được mặc định là nghiện heroin mà không có sự phân biệt về chất mà người đó lệ thuộc. Dù hiểu theo cách nào thì ma túy cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng chúng.

Theo thống kê, tới cuối tháng 6 năm 2011 nước ta đã có 149.900 người nghiện ma túy, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1994. Và con số này đang tiếp tục tăng lên. Người nghiện ma túy chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy có thể kể đến do bị bạn bè lôi kéo, rủ rê. Do muốn trải nghiệm, muốn khẳng định chứng tỏ bản thân, nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Và nguyên nhân cơ bản nhân là không tự chủ, không kiểm soát được bản thân, để bị sa đà vào con đường nghiện ngập.

Ma túy gây ra những tác động lớn đến cơ thể người dùng. Trước hết là đối với hệ hô hấp. Khi sử dụng ma túy với liều lượng lớn, liên tục sẽ kích thích hô hấp, khiến tần số thở trong một phút tăng nhanh, sau đó chúng sẽ ức chế hô hấp, quá liều sẽ dẫn đến ngừng thở mà chúng ta vẫn thường gọi là sốc thuốc, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Không chỉ vậy, sử dụng ma túy còn dẫn đến hiện tượng phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, viêm phế quản, lên cơn hen, những căn bệnh hết sức nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Ma túy còn tác động mạnh đến hệ thần kinh của con người, khi sử dụng nhiều sẽ dẫn đến đau đầu, rối loạn thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ bị kích động dẫn đến những hành vi sai trái. Bên cạnh đó, dùng ma túy còn dẫn đến hiện tượng ảo giác, hoang mang, lo sợ, có những chứng bệnh như tự nói với mình. Những biểu hiện này dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát, gây nguy hiểm đến mọi người và xã hội: gây tai nạn, đánh người vô cớ. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến tim mạch và hệ sinh dục của con người.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 10 (Có đáp án, ma trận)

Đặc biệt ma túy còn hủy hoại nhân cách con người. Khi nghiệm, con nghiện sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cơn thèm, sẵn sàng ăn cắp ăn trộm, thậm chí giết người. Khi ấy, họ chỉ có một mục đích duy nhất là để cơ thể được ru ngủ trong chất độc ma túy.

Ma túy không chỉ gây ảnh hưởng với chính người sử dụng mà còn tác động nghiêm trọng đến gia đình. Những gia đình có con bị nghiệm ma túy kinh tế gia đình sa sút, không khí gia đình lúc nào cũng u ám, ảm đạm. Không chỉ vậy, nếu người cha, người mẹ nghiện ma túy sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và nhân cách của đứa con. Hạnh phúc gia đình tan vỡ.

Ma túy còn tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Hãy thử tưởng tượng một xã hội mà thanh niên, thế hệ trẻ nghiện ngập thì tương lai của đất nước sẽ đi về đâu. Tệ nạn ma túy còn gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Những nơi tập trung nhiều người nghiện trật tự an ninh thường không được đảm bảo, nạn ăn cắp, trộm cướp xảy ra thường xuyên, gây mất an toàn với những người sống xung quanh.

Trước vấn nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp như vậy buộc tất cả chúng ta cần phải chúng ta để đẩy lùi tệ nạn này. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là bản thân mỗi người. Những người đã bị nghiện cần có ý chí nghị lực đi cai nghiện, để tái hòa nhập với cộng đồng, để được sống và làm việc, cống hiến cho đất nước. Đây là hành trình đầy khó khăn và gian khổ đòi hỏi người cai nghiện cần phải có sự nỗ lực không ngừng. Để giúp quá trình cai nghiện được dễ dàng, cần có sự phối hợp của gia đình, lời động viên từ những người thân là nguồn động lực rất lớn với họ. Hàng xóm, xã hội không có thái độ kì thị, xa lánh với người nghiện, giúp họ cai nghiện và hòa nhập với cộng đồng. Những người chưa nghiện cần tránh xa loại tệ nạn nguy hiểm này, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cho hạnh phúc gia đình và sự phát triển của đất nước. Ngoài ra cũng cần phối hợp với các cấp chính quyền, bắt những kẻ buôn bán ma túy, ngăn chặn đầu mối gây nên tệ nạn xã hội này. Chỉ khi có sự chung tay của tất cả mọi người thì vấn nạn này mới có thể đẩy lùi.

Là một học sinh, em cần phải tránh xa các loại tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè đặc biệt là tệ nạn ma túy. Cần có những hiểu biết cơ bản về sự nguy hiểm và tác hại khôn lường của ma túy để tránh xa. Đưa ra lời khuyên và vận động mọi người loại bỏ tệ nạn ma túy và các tệ nạn khác. Cần chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu học tập để xây dựng đất nước.

Ma túy đang ngày càng tác động xấu đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Những tác hại khôn lường của nó đến bản thân ai cũng đã hiểu rõ, bởi vậy chúng ta phải nêu cao khẩu hiệu, đẩy lùi ma túy, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho hiện tại và thế hệ tương lai

Bài viết số 4 lớp 10 đề 2 – Mẫu 3

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn.

Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẳng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít. Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.

Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chủng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều.

Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!

Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.

Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thỏa mãn cơn nghiện, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma túy bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh ” nhàn cư vi bất thiện”, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.

Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.

……………

Bài viết số 4 lớp 10 đề 3: Thuyết minh về kinh nghiệm làm văn hoặc học văn

Dàn ý bài viết số 4 lớp 10 đề 3

1. Mở bài:

– Hiện nay, có hiện tượng HS ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học.

-“Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một kinh nghiệm giúp bạn có thể chiếm lĩnh được môn học và ngày càng yêu thích, say mê văn chương.

2. Thân bài:

– Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó:

+ Mỗi nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Có 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt.

+ Khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, giáo viên đều hướng dẫn HS tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm.

Ví dụ tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

+ Việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, HS sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật.

– Phổ biến kinh nghiệm:

+ Quan niệm: nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).

+ Muốn vậy, trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.

+ Sau đó, căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.

Ví dụ: khi tìm hiểu những đoạn trích trong sử thi “Đăm Săn”, ta phải nắm được đặc trưng của sử thi anh hùng. Về nội dung: Sử thi anh hùng chủ yếu ca ngợi những nhân vật anh hùng có nhiều chiến công trong lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn sản xuất hay chiến đấu chống kẻ xâm chiếm cộng đồng. Về nghệ thuật, sử thi anh hùng thường dùng nhiều so sánh, phóng đại, trùng điệp, ngôn ngữ giàu tính hình tượng… Căn cứ vào kiến thức về thể loại đó, khi học và tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta phải tìm hiểu hai nội dung trọng tâm: thứ nhất, đó là vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong trận giao chiến với Mtao Mxây (hành động, sức mạnh, lời nói, phẩm chất anh hùng); thứ hai, là sinh hoạt của cả cộng đồng trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ngoài ra, còn phải chú trọng phân tích nghệ thuật so sánh, phóng đại, trùng điệp trong miêu tả.

+ Cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Chẳng hạn, khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…

– Đánh giá, vận dụng:

+ Kinh nghiệm nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong việc học.

+ Thúc đẩy quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức và làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu trong tay.

+ Vận dụng kinh nghiệm đó sẽ giúp HS chúng ta nắm được tác phẩm một cách dễ dàng và đặc biệt khi làm văn không lung túng, lạc đề.

3. Kết bài:

Môn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Rút được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương. “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một trong những kinh nghiệm như thế.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 3 – Mẫu 1

Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp phải sự lo ngại trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Phải chăng việc học văn không hứng thú là do chương trình quá nặng, phương pháp của thầy cô chưa đáp ứng được hay bởi sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội khiến học văn không còn cần thiết? Dù là lý do gì thì trước hết vẫn xuất phát từ người học. Người học chưa tự yêu thích hoặc chưa coi học văn có ý nghĩa giá trị quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài cuộc sống. Bởi vậy, phương pháp học văn sẽ là khâu trọng yếu giúp học tốt môn này. Và phương pháp học văn theo lối tư duy sau đây sẽ gợi ý giúp các bạn.

Nhắc tới học tập theo phương pháp tư duy, nhiều người nghĩ nó phù hợp với lối học của các môn tự nhiên hơn. Nhưng không phải, đây là kinh nghiệm học tập phù hợp với tất cả các bộ môn khoa học. Riêng với môn văn hiện nay, là một môn rất quan trọng, nhiều bạn học sinh quan tâm vì đó là môn sẽ có mặt trong tất cả các kỳ thi. Bởi vậy việc học, làm văn theo lối tư duy rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cho cả đối tượng học sinh yêu thích môn văn và học sinh chỉ học văn theo đáp ứng bộ môn.

Vậy học văn, làm văn theo lối tư duy là như thế nào? Là cách học theo hệ thống logic rõ ràng, mạch lạc vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa giúp suy luận. Môn văn là bộ môn khoa học xã hội, khối lượng kiến thức khá nhiều, việc học theo lối tư duy vô cùng phù hợp, giúp người học văn không cần phải “học thuộc lòng” như nhiều người vẫn nghĩ mà vẫn ghi nhớ và đảm bảo được kiến thức của bộ môn này.

Đầu tiên, sử dụng tư duy để xây dựng hệ thống kiến thức cho nội dung bài học. Hiện nay kiến thức môn văn chia làm hai phần là đọc hiểu và tạo lập văn bản. Kiến thức của phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt và làm văn. Hầu hết là các khái niệm, các tính chất, đặc điểm đã có sẵn. Vậy chỉ cần phân loại, hệ thống. Ví dụ như phần Tiếng Việt có thể chia thành các đơn vị kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ. Còn Làm văn, có các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt.

Đối với tạo lập văn bản, chủ yếu kiến thức là ở các tác phẩm văn học. Ở nội dung này chú ý đến hai phần là kiến thức chung về tác giả, tác phẩm và kiến thức trọng tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn như muốn hệ thống kiến thức về tác giả, để tạo nên cái nhìn tổng quát, so sánh, chúng ta chỉ cần tổng hợp trên hai phương diện là vị trí và đặc điểm sáng tác của tác giả đó. Ví dụ về tác giả Phạm Ngũ Lão (ở bài thơ Tỏ lòng), vị trí của ông là một vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần, cũng là một nhà thơ của dân tộc; đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là lòng yêu nước, mang âm hưởng hào hùng, đậm chất hào khí Đông A. Tương tự các tác giả khác cũng làm như vậy. Còn đối với kiến thức trọng tâm ở mỗi tác phẩm, cần hệ thống theo ý. Việc tạo ý sẽ giúp chúng ta nhìn thấy bao quát toàn bộ nội dung vừa là căn cứ để ghi nhớ và suy luận. Chẳng hạn ở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có thể hệ thống ba ý là: Bút pháp nghệ thuật: miêu tả, cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái, vị trí; Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: sống động, rực rỡ, căng tràn, bao quát và rất gần gũi, đậm chất làng quê; Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Cách hệ thống đơn giản mà vẫn giúp học sinh móc nối, liên kết các kiến thức.

Tham khảo thêm:   Những lời chúc Giáng Sinh hay và ý nghĩa nhất

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau khi học văn theo cách này. Đó là phải đảm bảo các kiến thức hệ thống phải chuẩn xác. Thứ hai, Khi xác lập đơn vị kiến thức cần hệ thống, phải lựa chọn từ khóa, sao cho ngắn gọn, súc tích mà vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung tinh thần của tác phẩm. Thứ ba, cách ghi chép, trình bày phải khoa học, dễ nhớ thì nội dung hệ thống mới phát huy tác dụng. Chúng ta có thể sử dụng bảng biểu, sơ đồ tư duy, các hình vẽ,… để thể hiện cách hệ thống. Chẳng hạn hệ thống về tất cả các tác giả văn học có thể dùng bảng biểu gồm: tên tác giả, tác phẩm, vị trí của tác giả, đặc điểm sáng tác. Sau đó sắp xếp theo thứ tự, chúng ta sẽ có một bảng hệ thống tất cả các tác giả, chỉ cần gạch chân những từ khóa đối với mỗi tác giả, sẽ rất dễ nhớ và thậm chí so sánh cũng không khó. Hay sơ đồ tư duy là một trong những cách trình bày hỗ trợ rất tích cực trong phương pháp học văn theo lối tư duy. Từ những kiến thức tác phẩm văn học đã được hệ thống theo cách trình bày thông thường, thay vào đó là sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc và các cách kí hiệu sẽ dễ dàng giúp cho người học văn nhớ được kiến thức. Việc tự vẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ tạo hứng thú cho việc học văn và ghi nhớ một cách không nhàm chán những kiến thức dài của môn học này.

Có thể thấy, việc học văn theo tư duy không hề phức tạp. Cách làm chỉ giúp người học nhận ra tính chất khoa học của bộ môn. Ngoài việc chiếm lĩnh được, kiến thức khi được trình bày theo hệ thống logic sẽ giúp người học tự khai thác khả năng suy luận. Thậm chí khi nhìn vào hệ thống đó, có thể tập học cách diễn giải mà không cần phải có đầy đủ, chi tiết. Việc hệ thống kiến thức theo tư duy cũng sẽ giúp người học văn hình thành cách viết văn theo lối tư duy. Khi có kiến thức trong tay, theo một hệ thống nhất định sẽ rèn cho người viết văn không còn ngẫu hứng, tùy tiện. Trước khi viết bài cũng cần phải có sự tính toán, sắp xếp và khai thác kiến thức sao cho phù hợp, đúng và trúng vấn đề nhất.

Lợi ích của việc học theo lối tư duy không chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với môn văn. Nhưng với đặc thù là một môn xã hội, khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phương pháp học này rất bổ ích và có lợi cho học sinh. Nếu bạn chỉ là học sinh trung bình khá, cách học này giúp bạn không bị hổng kiến thức, còn nếu bạn là học sinh giỏi sẽ là cơ hội để bạn phát huy năng lực cảm thụ, phân tích, suy luận trong văn chương. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, việc trình bày, giới thiệu về phương pháp này vẫn còn rất sơ lược. Tuy nhiên sẽ phần nào giúp các bạn học tốt và yêu thích môn văn hơn.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 3 – Mẫu 2

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – thời kỳ mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trị đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.

Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề …

Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác… Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày”. Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .

Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong… Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy.

Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu”

Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì không có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đọc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm già và dễ bị mắc lỗi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn.

Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.

Nhìn chung, để học văn đạt hiệu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình

Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.

Bài viết số 4 lớp 10 đề 3 – Mẫu 3

Hiện nay, hiện tượng sợ học văn ngày càng trở nên phổ biến ở các bạn học sinh. Nhưng thực tế học văn không đáng sợ như vậy. Khi tìm được phương pháp học văn đúng đắn, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bộ môn này. Sau đây tôi xin chia sẻ cách học văn bằng sơ đồ tư duy.

Học bằng sơ đồ đang là phương pháp học tập phổ biến, hiện đại và được áp dụng ở rất nhiều môn học khác nhau. Đây là cách học nhanh chóng, dễ dàng nhưng đem lại hiệu quả cao. Môn Văn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các bạn đừng nghĩ rằng môn văn hoa mĩ, lắm ý, nhiều lời thì không thể biến chúng thành các sơ đồ tư duy đơn giản dễ hiểu. Việc này hoàn toàn có thể làm được nếu các bạn có phương pháp học để tạo sơ đồ tư duy chính xác.

Trước hết, để tạo được sơ đồ tư duy các bạn cần phải nắm chắc kiến thức tác phẩm. Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để có thể hình thành được sơ đồ tư duy. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi bạn không nắm chắc kiến thức bắt tay vào lập sơ đồ sẽ lúng túng, không biết nên chia các phần ra sao, khi tạo xong sẽ thiếu phần này, phần kia. Vậy là sơ đồ tư duy đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên. Nắm chắc kiến thức tác phẩm bằng cách mỗi văn bản các bạn nên đọc ba lần: lần một nắm được tinh thần chung của tác phẩm; lần hai nắm được nội dung, phân chia bố cục, ý chính; lần ba cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản. Các bạn nhớ nhé, chúng ta có thể tận dụng phần bài giảng của giáo viên trên lớp, kết hợp với việc đọc của bản thân để phân chia ý hợp lý.

Sau khi đã nắm được tinh thần bài học, nội dung chính của tác phẩm chúng ta hãy cùng bắt tay vào tạo sơ đồ duy. Bước đầu tiên xác định các từ khóa. Từ khóa là những từ chủ chốt, thâu tóm được nội dung chính. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định đúng từ khóa trong nội dung văn bản. Các bạn hãy đọc kĩ văn bản, lọc từ ngữ chủ chốt, không thể thiếu trong đoạn văn, văn bản đó. Đây là bước vô cùng quan trọng, chỉ khi xác định đúng từ khóa thì các phần tiếp theo mới có thể triển khai hoàn hảo được. Chúng ta cần tự tạo lập thói quen tìm và ghi nhớ từ khóa của mỗi bài. Bởi từ khóa sẽ theo chúng ta trong suốt quá trình tạo lập sơ đồ tư duy.

Bước thứ hai, hãy lấy một tờ giấy lớn, bút màu, thật nhiều màu nhé, bởi sau khi chúng ta hoàn thành sơ đồ các bạn sẽ tạo ra một bức tranh vô cùng thú vị và đặc biệt đấy. Các bạn hãy vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy trắng, bạn có thể lấy một chiếc bút màu nổi bật nhất mà bạn yêu thích để tô màu cho chủ đề trung tâm. Làm như vậy sẽ giúp các bạn dễ chú ý và nhìn nhận vấn đề nhanh chóng hơn. Các bạn lưu ý nên sử dụng giấy trắng không dòng kẻ và xoay ngang chúng ra nhé. Không có những dòng kẻ làm chúng ta phân tâm, cản trở tư duy, giấy ngang còn giúp các bạn thỏa sức sáng tạo nữa.

Xong bước thứ ba, bạn hãy tiếp tục dùng chiếc bút màu mực khác vẽ thêm các tiêu đề phụ cấp độ một. Các tiêu đề phụ này các bạn nên vẽ cách những khoảng trống bằng nhau, và kết nối với chủ đề trung tâm bằng một đường kẻ, để làm nổi bật các bạn cũng có thể ghi bằng các chữ in hoa nhé.

Sau khi đã xác định được các ý chính chúng ta sẽ triển khai các ý con của mỗi tiêu đề đó, mà thường vẫn được gọi là các nhánh cấp 2, cấp 3, hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào nội dung bài học ngắn hay dài của các bạn. Các bạn cũng cần lưu ý, ở các nhánh này cũng chỉ nên để các từ khóa, tránh làm sơ đồ trở nên rối rắm, khó hiểu. Màu sắc của nhánh cấp 2, cấp 3, nên để cùng màu với nhánh cấp 1, như vậy các bạn vừa tiện theo dõi, vừa khiến bức tranh không bị loạn bởi các màu sắc.

Vậy là chúng ta đã gần hoàn thành bức tranh sơ đồ tư duy. Bước cuối cùng để làm bức tranh đó thêm phần sinh động, hãy vận dụng sự khéo léo, tài năng hội họa của mình vẽ những hình thù đáng yêu khác nhau vào bức tranh đó. Những hình ảnh đó giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn, bởi cơ chế hoạt động của não bao giờ cũng hướng đến tiếp thu nhanh các hình ảnh.

Tạo lập sơ đồ tư duy không hề khó. Nếu lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chỉ cần làm hai ba lần là các bạn đã thuần thục trong các thao tác để tạo lập sơ đồ. Trung bình mất khoảng bốn lăm phút cho mỗi sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, thời gian có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào độ dài và độ khó của bài học. Mặc dù phải bỏ thời gian và công sức nhưng cách học này lại hiệu quả hơn rất nhiều. Kiến thức được tiếp thu dễ dàng, giúp các bạn rèn luyện tư duy, đồng thời trong quá trình tạo sơ đồ các bạn còn được thể hiện tài năng hội họa của mình, đó cũng là một cách giải trí hữu hiệu.

Không có gì khó, chỉ là bạn dành bao nhiêu thời gian, công sức cho nó mà thôi. Khi bạn có quyết tâm và ý thức học tập thì không chỉ môn Văn mà bất cứ môn học nào khác cũng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Học văn bằng sơ đồ tư duy là một trong rất nhiều phương pháp học tập hiện đại. Hãy áp dụng để thấy được những kết quả ngoài mong đợi nhé.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 4 (Đề 1 đến Đề 3) Tuyển tập 24 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *